spot_img
27.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 19 Tháng 7, 2025
More

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

    spot_img
    Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu

    Khoảng 95% trường hợp viêm đường tiểu do vi khuẩn nhiễm từ niệu đạo vào bàng quang (trong đó có 80% do Escherichia coli – E.coli). Một phần nhỏ (5%) có thể do vi khuẩn xâm nhập qua máu. Vi khuẩn E.coli thường sinh sống trong đường ruột, cũng có thể tìm thấy ở da gần hậu môn và có khả năng xâm nhập vào đường tiết niệu nếu vệ sinh không đúng cách.

    Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới tiêu biểu như:

    • Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân phổ biến.
    • Thiếu vệ sinh vùng sinh dục, quy đầu và da quy đầu đúng cách dẫn đến viêm.
    • Quan hệ tình dục thô bạo, chấn thương dương vật, gây kích thích niệu đạo dẫn đến viêm niệu đạo.
    • Sỏi, phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo…

    Nguyên nhân gây bệnh viêm tiết niệu ở nữ giới:

    • Thói quen vệ sinh không đúng cách, nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
    • Quan hệ tình dục không an toàn.
    • Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không đổi băng trong kỳ kinh nguyệt đúng cách.
    • Sỏi đường tiết niệu, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, thai kỳ…

    Dấu hiệu viêm đường tiết niệu

    Viêm đường tiết niệu có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu trên cơ thể mà ta đôi khi không chú ý đến. Các dấu hiệu ấy bao gồm:

    • Cảm giác đau rát hoặc buốt khi đi tiểu.
    • Cảm giác buồn tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, đi tiểu lắt nhắt và tiểu không hết.
    • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
    • Đau ở vùng bụng dưới hoặc hông lưng do nhiễm trùng lan rộng lên thận.
    • Cảm giác sốt và cảm thấy mệt mỏi do nhiễm trùng lan rộng đến thận hoặc bể thận.

    Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả- Ảnh 1.

    Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu.

    Trong giai đoạn mạn tính của viêm đường tiết niệu thường không có các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nên khó chữa. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cấp, người bệnh có thể gặp phải sốt cao, cảm thấy mệt mỏi, tiểu buốt, và nước tiểu kèm theo máu và mủ.

    Người bệnh phải sớm được chẩn đoán và có các biện pháp can thiệp y tế kịp thời vì bệnh này không thể tự khỏi.

    Thông thường kháng sinh là liệu pháp chủ lực trong điều trị viêm đường tiết niệu. Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh đường uống trong 5 đến 7 ngày. Nếu người bệnh có sốt lạnh run, triệu chứng nhiễm trùng huyết, ổ viêm ở đường niệu trên thì cần phải nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.

    Bên cạnh đó, nếu ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hay biến chứng tại thận, thận mủ, thận áp-xe thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Tương tự như các dị tật hệ niệu, nếu không phẫu thuật chỉnh sửa hoàn thiện, người bệnh dễ viêm đường tiết niệu tái đi tái lại, lâu ngày dễ dẫn đến biến chứng nặng nề.

    Trong trường hợp thai phụ mắc viêm đường tiết niệu, thai nhi cần được chăm sóc đặc biệt vì nguy cơ sơ sinh thấp cân, yếu đuối hoặc các vấn đề bẩm sinh là rất cao.

    Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, tại nhà người bệnh cần kết hợp một số phương pháp hỗ trợ để giảm triệu chứng và tăng cường quá trình điều trị viêm đường tiết niệu, bao gồm:

    • Uống nhiều nước trong ngày

    Uống nhiều nước giúp kích thích quá trình tạo nước tiểu, từ đó loại bỏ vi khuẩn qua đường tiểu. Nước râu ngô, với khả năng lợi tiểu, là phương pháp dân gian truyền thống phổ biến trong điều trị viêm tiết niệu.

    • Bổ sung vitamin C

    Vitamin C là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bệnh khi dùng sản phẩm chứa vitamin C sẽ tăng cường độ axit, tạo môi trường kháng vi khuẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và ngăn chặn sự lan truyền của nhiễm trùng.

    • Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ

    Một trong những nguyên nhân viêm đường tiết niệu là thói quen sinh hoạt vệ sinh không đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần phải sửa thói quen xấu này qua việc không nhịn tiểu quá lâu. Khi đi vệ sinh, đặc biệt là phụ nữ, nên lau từ phía trước ra phía sau thay vì ngược lại, giúp giảm nguy cơ vi khuẩn từ hậu môn lây lan lên niệu đạo.

    • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

    Một số loại trái cây thực phẩm tự nhiên chứa các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu và tăng cường sức khỏe mà người bệnh nên ăn. Tỏi có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu.

    Quả họ cam, quýt chứa nhiều vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại vi khuẩn.

    • Thói quen vệ sinh khi quan hệ tình dục

    Tránh quan hệ tình dục khi đã mắc bệnh. Đi tiểu trước và sau quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn. Dành thời gian vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục, đặc biệt là bao quy đầu ở nam giới và vùng kín ở nữ giới trước và sau khi quan hệ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    ngu ngay

    6 huyệt vị giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy

    (Thông tin sức khỏe) - Ngủ ngáy không chỉ gây phiền toái với người xung quanh mà còn phản ánh nhiều vấn đề sức...
    Yoga  phuong phap tap the duc tot cho ba bau

    5 trường hợp cần đặc biệt thận trọng khi tập yoga

    (Thông tin sức khỏe) - Tập yoga được biết đến như một phương thuốc chữa lành, mang lại sự cân bằng cho cơ thể...
    ngu ngay

    6 huyệt vị giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy

    (Thông tin sức khỏe) - Ngủ ngáy không chỉ gây phiền toái với người xung quanh mà còn phản ánh nhiều vấn đề sức...
    Yoga  phuong phap tap the duc tot cho ba bau

    5 trường hợp cần đặc biệt thận trọng khi tập yoga

    (Thông tin sức khỏe) - Tập yoga được biết đến như một phương thuốc chữa lành, mang lại sự cân bằng cho cơ thể...
    Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu- Ảnh 1.

    Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu

    (Thông tin sức khỏe) - Cà phê rất giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong...

    bạn Nên đọc!

    6 huyệt vị giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy

    (Thông tin sức khỏe) - Ngủ ngáy không chỉ gây phiền toái với người xung quanh mà còn phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe như thừa cân béo phì, bệnh lý tim mạch, nguy cơ đột quỵ… Day bấm huyệt là phương pháp đơn giản mà hiệu quả cải thiện tình trạng này.

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

    Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu

    Khoảng 95% trường hợp viêm đường tiểu do vi khuẩn nhiễm từ niệu đạo vào bàng quang (trong đó có 80% do Escherichia coli – E.coli). Một phần nhỏ (5%) có thể do vi khuẩn xâm nhập qua máu. Vi khuẩn E.coli thường sinh sống trong đường ruột, cũng có thể tìm thấy ở da gần hậu môn và có khả năng xâm nhập vào đường tiết niệu nếu vệ sinh không đúng cách.

    Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới tiêu biểu như:

    • Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân phổ biến.
    • Thiếu vệ sinh vùng sinh dục, quy đầu và da quy đầu đúng cách dẫn đến viêm.
    • Quan hệ tình dục thô bạo, chấn thương dương vật, gây kích thích niệu đạo dẫn đến viêm niệu đạo.
    • Sỏi, phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo…

    Nguyên nhân gây bệnh viêm tiết niệu ở nữ giới:

    • Thói quen vệ sinh không đúng cách, nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
    • Quan hệ tình dục không an toàn.
    • Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không đổi băng trong kỳ kinh nguyệt đúng cách.
    • Sỏi đường tiết niệu, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, thai kỳ…

    Dấu hiệu viêm đường tiết niệu

    Viêm đường tiết niệu có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu trên cơ thể mà ta đôi khi không chú ý đến. Các dấu hiệu ấy bao gồm:

    • Cảm giác đau rát hoặc buốt khi đi tiểu.
    • Cảm giác buồn tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, đi tiểu lắt nhắt và tiểu không hết.
    • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
    • Đau ở vùng bụng dưới hoặc hông lưng do nhiễm trùng lan rộng lên thận.
    • Cảm giác sốt và cảm thấy mệt mỏi do nhiễm trùng lan rộng đến thận hoặc bể thận.

    Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả- Ảnh 1.

    Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu.

    Trong giai đoạn mạn tính của viêm đường tiết niệu thường không có các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nên khó chữa. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cấp, người bệnh có thể gặp phải sốt cao, cảm thấy mệt mỏi, tiểu buốt, và nước tiểu kèm theo máu và mủ.

    Người bệnh phải sớm được chẩn đoán và có các biện pháp can thiệp y tế kịp thời vì bệnh này không thể tự khỏi.

    Thông thường kháng sinh là liệu pháp chủ lực trong điều trị viêm đường tiết niệu. Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh đường uống trong 5 đến 7 ngày. Nếu người bệnh có sốt lạnh run, triệu chứng nhiễm trùng huyết, ổ viêm ở đường niệu trên thì cần phải nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.

    Bên cạnh đó, nếu ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hay biến chứng tại thận, thận mủ, thận áp-xe thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Tương tự như các dị tật hệ niệu, nếu không phẫu thuật chỉnh sửa hoàn thiện, người bệnh dễ viêm đường tiết niệu tái đi tái lại, lâu ngày dễ dẫn đến biến chứng nặng nề.

    Trong trường hợp thai phụ mắc viêm đường tiết niệu, thai nhi cần được chăm sóc đặc biệt vì nguy cơ sơ sinh thấp cân, yếu đuối hoặc các vấn đề bẩm sinh là rất cao.

    Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, tại nhà người bệnh cần kết hợp một số phương pháp hỗ trợ để giảm triệu chứng và tăng cường quá trình điều trị viêm đường tiết niệu, bao gồm:

    • Uống nhiều nước trong ngày

    Uống nhiều nước giúp kích thích quá trình tạo nước tiểu, từ đó loại bỏ vi khuẩn qua đường tiểu. Nước râu ngô, với khả năng lợi tiểu, là phương pháp dân gian truyền thống phổ biến trong điều trị viêm tiết niệu.

    • Bổ sung vitamin C

    Vitamin C là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bệnh khi dùng sản phẩm chứa vitamin C sẽ tăng cường độ axit, tạo môi trường kháng vi khuẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và ngăn chặn sự lan truyền của nhiễm trùng.

    • Duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ

    Một trong những nguyên nhân viêm đường tiết niệu là thói quen sinh hoạt vệ sinh không đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần phải sửa thói quen xấu này qua việc không nhịn tiểu quá lâu. Khi đi vệ sinh, đặc biệt là phụ nữ, nên lau từ phía trước ra phía sau thay vì ngược lại, giúp giảm nguy cơ vi khuẩn từ hậu môn lây lan lên niệu đạo.

    • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

    Một số loại trái cây thực phẩm tự nhiên chứa các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu và tăng cường sức khỏe mà người bệnh nên ăn. Tỏi có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu.

    Quả họ cam, quýt chứa nhiều vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại vi khuẩn.

    • Thói quen vệ sinh khi quan hệ tình dục

    Tránh quan hệ tình dục khi đã mắc bệnh. Đi tiểu trước và sau quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn. Dành thời gian vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục, đặc biệt là bao quy đầu ở nam giới và vùng kín ở nữ giới trước và sau khi quan hệ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    ngu ngay

    6 huyệt vị giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy

    (Thông tin sức khỏe) - Ngủ ngáy không chỉ gây phiền toái với người xung quanh mà còn phản ánh nhiều vấn đề sức...
    Yoga  phuong phap tap the duc tot cho ba bau

    5 trường hợp cần đặc biệt thận trọng khi tập yoga

    (Thông tin sức khỏe) - Tập yoga được biết đến như một phương thuốc chữa lành, mang lại sự cân bằng cho cơ thể...
    ngu ngay

    6 huyệt vị giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy

    (Thông tin sức khỏe) - Ngủ ngáy không chỉ gây phiền toái với người xung quanh mà còn phản ánh nhiều vấn đề sức...
    Yoga  phuong phap tap the duc tot cho ba bau

    5 trường hợp cần đặc biệt thận trọng khi tập yoga

    (Thông tin sức khỏe) - Tập yoga được biết đến như một phương thuốc chữa lành, mang lại sự cân bằng cho cơ thể...
    Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu- Ảnh 1.

    Cách uống cà phê giúp kiểm soát lượng đường trong máu

    (Thông tin sức khỏe) - Cà phê rất giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong...

    bạn Nên đọc!

    6 huyệt vị giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy

    (Thông tin sức khỏe) - Ngủ ngáy không chỉ gây phiền toái với người xung quanh mà còn phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe như thừa cân béo phì, bệnh lý tim mạch, nguy cơ đột quỵ… Day bấm huyệt là phương pháp đơn giản mà hiệu quả cải thiện tình trạng này.