spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    2 bài tập đơn giản tại nhà giúp giảm đau do viêm cân gan chân

    spot_img

    cân gan chân là một lớp màng nằm dưới bàn chân. Nó cần thiết cho việc đi lại và cử động của bàn chân.

    Cân gan chân là một mô đàn hồi hoạt động như một bộ giảm xóc. Màng sợi này nằm dưới bàn chân, kéo dài từ xương gót chân đến gốc ngón chân, giúp tạo hình vòm cho bàn chân. Tuy nhiên, màng gan chân này có độ đàn hồi thấp, khả năng chống lại các áp lực lặp đi lặp lại và bất thường thấp.

    2 bài tập đơn giản tại nhà giúp giảm đau do viêm cân gan chân- Ảnh 1.

    Bài tập xoa bóp bằng quả bóng tennis.

    1. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm cân gan chân

    Viêm cân gan chân có thể xảy ra khi bị căng cơ học quá mức. Vết rách, thường là một phần, của cân gan chân có thể do chấn thương hoặc chấn thương vi mô, lặp lại trong quá trình luyện tập thể thao.

    Thuật ngữ viêm cân gan chân thường dùng để chỉ tình trạng viêm, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng trong trường hợp đau đớn do tình trạng viêm cân gan chân.

    Stéphane Fabri, nhà vật lý trị liệu và đại diện giáo dục thường xuyên tại Liên đoàn Massage-Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (FFMKR) Pháp giải thích, các tổn thương do chấn thương hoặc chấn thương vi mô có thể gây ra tình trạng viêm. Do đó, chúng ta không thể mô tả tình trạng này là tình trạng viêm vì không phải lúc nào viêm cân gan chân cũng xảy ra là do viêm.

    1.2. Các triệu chứng của viêm cân gan chân

    Biểu hiện chính của viêm cân gan chân là đau, nhưng những triệu chứng đau này cũng được tìm thấy trong bệnh thấp khớp (bệnh Ledderhose) hoặc cơ học (bệnh cân gan chân do thoái hóa mô).

    Cơn đau không nhất thiết khu trú ở gót chân. Nó được cảm nhận ở bề mặt lòng bàn chân, hay nói cách khác là vòm bàn chân. Đây là lý do khiến bệnh nhân phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây đau và đặc điểm của cơn đau để được chẩn đoán đúng bệnh, từ đó mới có phác đồ điều trị phù hợp.

    2 bài tập đơn giản tại nhà giúp giảm đau do viêm cân gan chân- Ảnh 2.

    Bài tập kéo giãn bắp chân.

    2. Làm thế nào để giảm đau do viêm cân gan chân?

    Việc điều trị viêm cân gan chân chủ yếu cần tập vật lý trị liệu. Mục tiêu là tác động lên vùng đau ở mức độ cân gan chân. Có thể thực hiện các kỹ thuật: Xoa bóp, điều trị bằng sóng xung kích hoặc vật lý trị liệu.

    Nhà vật lý trị liệu Stéphane Fabri cho biết, nhìn chung, không cần can thiệp phẫu thuật lúc ban đầu để điều trị bệnh viêm cân gan chân.

    Trong quá trình phục hồi chức năng, nhà vật lý trị liệu cũng cung cấp các bài tập cho bệnh nhân để bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà giúp giảm đau do viêm cân gan chân.

    2.1. Bài tập thứ nhất: Xoa bóp bằng quả bóng tennis

    Đầu tiên, người bệnh có thể xoa bóp lòng bàn chân bằng quả bóng tennis. Đây là một trong những bài tập tham chiếu giúp vùng này linh hoạt hơn.

    Cách tập: Ngồi trên ghế, đặt một quả bóng tennis dưới bàn chân và lăn qua lăn lại dưới gan bàn chân để giãn cơ trong khoảng 2 phút.

    2.2. Bài tập thứ hai: Kéo giãn bắp chân

    Đứng vịn hai tay vào tường. Duỗi thẳng đầu gối của chân bị ảnh hưởng và bước chân kia lên phía trước khuỵu đầu gối. Giữ hai chân vững trên mặt sàn sao cho có được cảm giác cơ từ gót chân và bắp chân của chân bị ảnh hưởng được kéo giãn. Giữ trong 10 giây. Lặp lại 2 – 3 lần.

    Tốt nhất, nên thực hiện hai bài tập này mỗi ngày. Những bài tập này mất trung bình năm đến mười phút mỗi ngày.

    Lưu ý: Nên tránh thực hiện các động tác quá năm lần. Luyện tập quá mức có thể làm tăng thêm cơn đau liên quan đến viêm cân gan chân.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    2 bài tập đơn giản tại nhà giúp giảm đau do viêm cân gan chân

    cân gan chân là một lớp màng nằm dưới bàn chân. Nó cần thiết cho việc đi lại và cử động của bàn chân.

    Cân gan chân là một mô đàn hồi hoạt động như một bộ giảm xóc. Màng sợi này nằm dưới bàn chân, kéo dài từ xương gót chân đến gốc ngón chân, giúp tạo hình vòm cho bàn chân. Tuy nhiên, màng gan chân này có độ đàn hồi thấp, khả năng chống lại các áp lực lặp đi lặp lại và bất thường thấp.

    2 bài tập đơn giản tại nhà giúp giảm đau do viêm cân gan chân- Ảnh 1.

    Bài tập xoa bóp bằng quả bóng tennis.

    1. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm cân gan chân

    Viêm cân gan chân có thể xảy ra khi bị căng cơ học quá mức. Vết rách, thường là một phần, của cân gan chân có thể do chấn thương hoặc chấn thương vi mô, lặp lại trong quá trình luyện tập thể thao.

    Thuật ngữ viêm cân gan chân thường dùng để chỉ tình trạng viêm, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng trong trường hợp đau đớn do tình trạng viêm cân gan chân.

    Stéphane Fabri, nhà vật lý trị liệu và đại diện giáo dục thường xuyên tại Liên đoàn Massage-Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (FFMKR) Pháp giải thích, các tổn thương do chấn thương hoặc chấn thương vi mô có thể gây ra tình trạng viêm. Do đó, chúng ta không thể mô tả tình trạng này là tình trạng viêm vì không phải lúc nào viêm cân gan chân cũng xảy ra là do viêm.

    1.2. Các triệu chứng của viêm cân gan chân

    Biểu hiện chính của viêm cân gan chân là đau, nhưng những triệu chứng đau này cũng được tìm thấy trong bệnh thấp khớp (bệnh Ledderhose) hoặc cơ học (bệnh cân gan chân do thoái hóa mô).

    Cơn đau không nhất thiết khu trú ở gót chân. Nó được cảm nhận ở bề mặt lòng bàn chân, hay nói cách khác là vòm bàn chân. Đây là lý do khiến bệnh nhân phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây đau và đặc điểm của cơn đau để được chẩn đoán đúng bệnh, từ đó mới có phác đồ điều trị phù hợp.

    2 bài tập đơn giản tại nhà giúp giảm đau do viêm cân gan chân- Ảnh 2.

    Bài tập kéo giãn bắp chân.

    2. Làm thế nào để giảm đau do viêm cân gan chân?

    Việc điều trị viêm cân gan chân chủ yếu cần tập vật lý trị liệu. Mục tiêu là tác động lên vùng đau ở mức độ cân gan chân. Có thể thực hiện các kỹ thuật: Xoa bóp, điều trị bằng sóng xung kích hoặc vật lý trị liệu.

    Nhà vật lý trị liệu Stéphane Fabri cho biết, nhìn chung, không cần can thiệp phẫu thuật lúc ban đầu để điều trị bệnh viêm cân gan chân.

    Trong quá trình phục hồi chức năng, nhà vật lý trị liệu cũng cung cấp các bài tập cho bệnh nhân để bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà giúp giảm đau do viêm cân gan chân.

    2.1. Bài tập thứ nhất: Xoa bóp bằng quả bóng tennis

    Đầu tiên, người bệnh có thể xoa bóp lòng bàn chân bằng quả bóng tennis. Đây là một trong những bài tập tham chiếu giúp vùng này linh hoạt hơn.

    Cách tập: Ngồi trên ghế, đặt một quả bóng tennis dưới bàn chân và lăn qua lăn lại dưới gan bàn chân để giãn cơ trong khoảng 2 phút.

    2.2. Bài tập thứ hai: Kéo giãn bắp chân

    Đứng vịn hai tay vào tường. Duỗi thẳng đầu gối của chân bị ảnh hưởng và bước chân kia lên phía trước khuỵu đầu gối. Giữ hai chân vững trên mặt sàn sao cho có được cảm giác cơ từ gót chân và bắp chân của chân bị ảnh hưởng được kéo giãn. Giữ trong 10 giây. Lặp lại 2 – 3 lần.

    Tốt nhất, nên thực hiện hai bài tập này mỗi ngày. Những bài tập này mất trung bình năm đến mười phút mỗi ngày.

    Lưu ý: Nên tránh thực hiện các động tác quá năm lần. Luyện tập quá mức có thể làm tăng thêm cơn đau liên quan đến viêm cân gan chân.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!