spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    spot_img

    1. Thói quen vệ sinh sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    Vệ sinh vùng kín hàng ngày góp phần ngăn ngừa sự tích tụ của dịch tiết âm đạo, mồ hôi, nước tiểu và phân, đặc biệt hữu ích cho những phụ nữ có dịch tiết âm đạo có mùi hôi. Vệ sinh đúng cách góp phần ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, vệ sinh sai cách lại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, gây viêm phụ khoa. Dưới đây là 2 thói quen thường gặp:

    Việc bơm rửa nước vào âm đạo tưởng rất sạch nhưng thực tế lại đẩy ngược chất bẩn, vi khuẩn lên trên tử cung. Nước rửa có độ pH không phù hợp càng khiến âm đạo bị khô hoặc viêm nhiễm.

    Thói quen thụt rửa âm đạo của chị em khiến vi khuẩn tăng cao, xâm nhập vào buồng tử cung, vòi tử cung, gây viêm phần phụ, viêm dính vòi tử cung. Viêm nhiễm làm dính buồng tử cung khiến bộ phận này không toàn vẹn, do đó, phôi không thể nằm trong tử cung. Từ đó, việc điều trị và có con trở nên khó khăn hơn.

    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    Tuyệt đối không dùng vòi xịt trong nhà vệ sinh để thụt rửa âm đạo.

    Khăn dùng chung với nhiều người hoặc không được giặt thường xuyên sẽ thành môi trường nuôi cấy vi trùng và nấm.

    Dùng khăn này để lau vùng kín khiến chị em dễ bị nhiễm nấm cao hơn, gây ngứa ngáy, bất tiện trong sinh hoạt.

    Việc vệ sinh quá mức có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở âm hộ (ví dụ, các triệu chứng viêm da tiếp xúc) hoặc làm thay đổi các điều kiện tự nhiên của vùng kín, đặc biệt là độ pH và hệ vi khuẩn âm đạo. Do đó, chú ý vệ sinh đúng cách.

    Trường hợp viêm âm đạo được điều trị sớm và kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngược lại, tự điều trị hoặc tự ý mua thuốc sẽ dễ xảy ra tình trạng viêm cấp tính hoặc viêm mạn tính.

    2. Mẹo chăm sóc vùng kín khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm phụ khoa

    Có những điều đơn giản có thể làm để giữ cho bộ phận sinh dục khỏe mạnh, những mẹo dưới đây cũng có thể làm giảm các triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng và kích ứng:

    • Dùng tay sạch để vệ sinh âm hộ.
    • Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc chất thay thế xà phòng.
    • Lau khô bộ phận sinh dục.
    • Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ nếu da bị kích ứng hoặc để bảo vệ da khỏi bị kích ứng do độ ẩm.
    • Tránh sử dụng vải, khăn tắm hoặc miếng bọt biển.
    • Tránh xà phòng có mùi thơm hoặc gây kích ứng..
    • Tránh vệ sinh bên trong âm đạo hoặc thụt rửa
    • Tránh chà xát vùng da khô.
    • Không sử dụng các loại xịt, nước hoa và chất khử mùi ‘dành cho phụ nữ’ vào âm hộ.

    • Mặc đồ lót bằng cotton.
    • Giặt và thay quần áo đẫm mồ hôi ngay sau khi chơi thể thao.
    • Giặt quần áo bằng xà phòng nguyên chất.
    • Tránh mặc quần áo bó sát, làm từ chất liệu tổng hợp.
    • Tránh giặt quần áo bằng chất tẩy rửa và chất làm mềm mạnh.

    • Lau, vệ sinh âm hộ từ trước ra sau.
    • Tránh sử dụng băng vệ sinh hoặc miếng lót quần trừ khi bạn đang trong kỳ kinh nguyệt.

    • Sử dụng chất bôi trơn glycerin gốc nước.
    • Sử dụng bao cao su không phải latex.
    • Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) hàng năm.
    • Tiêm vaccine phòng ngừa virus papilloma ở người (HPV)
    • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hết kích ứng ở bộ phận sinh dục.

    3. Cách duy trì hệ vi khuẩn âm đạo

    Bác sĩ Joan Matas là bác sĩ phụ khoa tích hợp, chuyên gia về Bệnh lý tuyến vú, Khả năng sinh sản và Y học phân tử và Dinh dưỡng, Barcelona có một số gợi ý hữu ích khác để duy trì sự cân bằng của hệ vi khuẩn âm đạo, chẳng hạn như:

    Chế độ ăn giàu carbohydrate thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột và đường tiết niệu, vì vậy nên hạn chế tiêu thụ. Trong số các loại thực phẩm được khuyến nghị nên dùng thường xuyên cho hệ vi khuẩn âm đạo là sữa chua hoặc các sản phẩm lên men, các loại hạt, thực phẩm giàu chất xơ và acid béo omega.

    Uống một lượng chất lỏng tốt mỗi ngày, ít nhất 1,5 lít qua nước, nước ép rau tự nhiên, nước dùng. Cơ thể đủ nước tạo điều kiện cân bằng độ pH ở vùng sinh dục, bảo tồn chất nhầy cổ tử cung và bôi trơn.

    Tránh mặc quần áo quá chật vì vùng kín là nơi phải chịu nhiệt độ và mồ hôi cao, đặc biệt nếu quần áo làm từ chất liệu tổng hợp.

    Hãy đi khám bác sĩ phụ khoa ít nhất một lần một năm và nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở vùng sinh dục, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...
    7 nguyên nhân khiến người gầy khó tăng cân- Ảnh 1.

    7 nguyên nhân khiến người gầy khó tăng cân

    (Thông tin sức khỏe) - Trên thực tế, nhiều người rất khó để tăng cân dù đã ăn nhiều, dẫn đến thiếu cân, xanh...

    bạn Nên đọc!

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    1. Thói quen vệ sinh sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    Vệ sinh vùng kín hàng ngày góp phần ngăn ngừa sự tích tụ của dịch tiết âm đạo, mồ hôi, nước tiểu và phân, đặc biệt hữu ích cho những phụ nữ có dịch tiết âm đạo có mùi hôi. Vệ sinh đúng cách góp phần ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, vệ sinh sai cách lại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, gây viêm phụ khoa. Dưới đây là 2 thói quen thường gặp:

    Việc bơm rửa nước vào âm đạo tưởng rất sạch nhưng thực tế lại đẩy ngược chất bẩn, vi khuẩn lên trên tử cung. Nước rửa có độ pH không phù hợp càng khiến âm đạo bị khô hoặc viêm nhiễm.

    Thói quen thụt rửa âm đạo của chị em khiến vi khuẩn tăng cao, xâm nhập vào buồng tử cung, vòi tử cung, gây viêm phần phụ, viêm dính vòi tử cung. Viêm nhiễm làm dính buồng tử cung khiến bộ phận này không toàn vẹn, do đó, phôi không thể nằm trong tử cung. Từ đó, việc điều trị và có con trở nên khó khăn hơn.

    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    Tuyệt đối không dùng vòi xịt trong nhà vệ sinh để thụt rửa âm đạo.

    Khăn dùng chung với nhiều người hoặc không được giặt thường xuyên sẽ thành môi trường nuôi cấy vi trùng và nấm.

    Dùng khăn này để lau vùng kín khiến chị em dễ bị nhiễm nấm cao hơn, gây ngứa ngáy, bất tiện trong sinh hoạt.

    Việc vệ sinh quá mức có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở âm hộ (ví dụ, các triệu chứng viêm da tiếp xúc) hoặc làm thay đổi các điều kiện tự nhiên của vùng kín, đặc biệt là độ pH và hệ vi khuẩn âm đạo. Do đó, chú ý vệ sinh đúng cách.

    Trường hợp viêm âm đạo được điều trị sớm và kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngược lại, tự điều trị hoặc tự ý mua thuốc sẽ dễ xảy ra tình trạng viêm cấp tính hoặc viêm mạn tính.

    2. Mẹo chăm sóc vùng kín khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm phụ khoa

    Có những điều đơn giản có thể làm để giữ cho bộ phận sinh dục khỏe mạnh, những mẹo dưới đây cũng có thể làm giảm các triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng và kích ứng:

    • Dùng tay sạch để vệ sinh âm hộ.
    • Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc chất thay thế xà phòng.
    • Lau khô bộ phận sinh dục.
    • Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ nếu da bị kích ứng hoặc để bảo vệ da khỏi bị kích ứng do độ ẩm.
    • Tránh sử dụng vải, khăn tắm hoặc miếng bọt biển.
    • Tránh xà phòng có mùi thơm hoặc gây kích ứng..
    • Tránh vệ sinh bên trong âm đạo hoặc thụt rửa
    • Tránh chà xát vùng da khô.
    • Không sử dụng các loại xịt, nước hoa và chất khử mùi ‘dành cho phụ nữ’ vào âm hộ.

    • Mặc đồ lót bằng cotton.
    • Giặt và thay quần áo đẫm mồ hôi ngay sau khi chơi thể thao.
    • Giặt quần áo bằng xà phòng nguyên chất.
    • Tránh mặc quần áo bó sát, làm từ chất liệu tổng hợp.
    • Tránh giặt quần áo bằng chất tẩy rửa và chất làm mềm mạnh.

    • Lau, vệ sinh âm hộ từ trước ra sau.
    • Tránh sử dụng băng vệ sinh hoặc miếng lót quần trừ khi bạn đang trong kỳ kinh nguyệt.

    • Sử dụng chất bôi trơn glycerin gốc nước.
    • Sử dụng bao cao su không phải latex.
    • Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) hàng năm.
    • Tiêm vaccine phòng ngừa virus papilloma ở người (HPV)
    • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hết kích ứng ở bộ phận sinh dục.

    3. Cách duy trì hệ vi khuẩn âm đạo

    Bác sĩ Joan Matas là bác sĩ phụ khoa tích hợp, chuyên gia về Bệnh lý tuyến vú, Khả năng sinh sản và Y học phân tử và Dinh dưỡng, Barcelona có một số gợi ý hữu ích khác để duy trì sự cân bằng của hệ vi khuẩn âm đạo, chẳng hạn như:

    Chế độ ăn giàu carbohydrate thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột và đường tiết niệu, vì vậy nên hạn chế tiêu thụ. Trong số các loại thực phẩm được khuyến nghị nên dùng thường xuyên cho hệ vi khuẩn âm đạo là sữa chua hoặc các sản phẩm lên men, các loại hạt, thực phẩm giàu chất xơ và acid béo omega.

    Uống một lượng chất lỏng tốt mỗi ngày, ít nhất 1,5 lít qua nước, nước ép rau tự nhiên, nước dùng. Cơ thể đủ nước tạo điều kiện cân bằng độ pH ở vùng sinh dục, bảo tồn chất nhầy cổ tử cung và bôi trơn.

    Tránh mặc quần áo quá chật vì vùng kín là nơi phải chịu nhiệt độ và mồ hôi cao, đặc biệt nếu quần áo làm từ chất liệu tổng hợp.

    Hãy đi khám bác sĩ phụ khoa ít nhất một lần một năm và nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở vùng sinh dục, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...
    7 nguyên nhân khiến người gầy khó tăng cân- Ảnh 1.

    7 nguyên nhân khiến người gầy khó tăng cân

    (Thông tin sức khỏe) - Trên thực tế, nhiều người rất khó để tăng cân dù đã ăn nhiều, dẫn đến thiếu cân, xanh...

    bạn Nên đọc!