spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    3 bài tập tại nhà giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn

    spot_img

    1. Nguyên nhân gây mất thăng bằng 

    1.1. Nguyên nhân gây mất thăng bằng

    Duy trì sự thăng bằng đòi hỏi một số bộ phận của cơ thể phải làm việc cùng nhau, bao gồm: Hệ thống thần kinh trung ương, mắt, tai trong, cơ, xương và khớp…

    Những thay đổi liên quan đến tuổi tác có thể làm suy yếu một hoặc nhiều hệ thống này, gây ra các vấn đề về thăng bằng. Ví dụ, những thay đổi về cơ xương như khối lượng cơ và mật độ xương ít hơn có thể ảnh hưởng đến tư thế và dáng đi. Khả năng di chuyển chậm hơn hoặc hạn chế có thể khiến bạn đứng không vững, dẫn đến té ngã. Điều này rất quan trọng, vì cứ 4 người lớn từ 65 tuổi trở lên thì có 1 người bị ngã hằng năm.

    Các tình trạng sức khỏe khác nhau như viêm khớp, rối loạn tai trong và các vấn đề về thị lực… cũng có thể gây ra các vấn đề về thăng bằng. Một số loại thuốc như thuốc ngủ và thuốc trị tăng huyết áp, cũng có thể là thủ phạm gây mất thăng bằng…

    Giữ thăng bằng là điều cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc khi chúng ta lớn tuổi. Các bài tập giữ thăng bằng, bao gồm các bài tập yoga, thái cực quyền, có thể giúp giảm nguy cơ té ngã và các chấn thương khác, tăng cường chức năng nhận thức, giữ vững tính độc lập, nâng cao chất lượng cuộc sống…

    2. Một số bài tập giữ thăng bằng

    Các bài tập đơn giản được thực hành dần dần và thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp các hoạt động hàng ngày trở nên an toàn hơn.

    Chuyên gia vật lý trị liệu thể thao Jérôme Auger, người Pháp, đưa ra một vài động tác đơn giản, có thể thực hiện tại nhà một cách thường xuyên giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn.

    – Bài tập tạo sự vững chãi cho cơ thể

    • Đứng thẳng, gập chân trái lên.
    • Hai tay mở rộng sang hai bên, giữ trong 10 giây.
    • Sau đó giữ thêm 10 giây nữa và nhắm mắt lại.
    • Thực hiện tương tự bằng cách đổi chân.
    • Từng chút một, tăng thời gian tập bài tập này.
    • Sau đó, bạn có thể thực hiện trên một bề mặt không ổn định (đệm, khăn cuộn).
    3 bài tập tại nhà giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn- Ảnh 2.

    Bài tập tạo sự vững chãi cho cơ thể.

    – Bài tập gập mở rộng người

    • Đứng thẳng quay mặt về phía lưng ghế, chống một tay lên đó, kiễng chân lên, giữ tư thế trong vài giây.
    • – Sau đó thử đứng bằng gót chân, giữ nguyên tư thế trong vài giây.
    • – Thực hiện như vậy 5 lần.
    3 bài tập tại nhà giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn- Ảnh 3.

    Bài tập gập mở rộng người giúp giữ thăng bằng tốt hơn.

    – Bài tập xoay tròn

    Để tăng cường nhận thức về môi trường thông qua các giác quan, hãy thực hiện các động tác xoay đầu. 

    • Ngồi hoặc đứng, lưng thẳng, quay đầu sang trái rồi sang phải
    • Dùng mắt quan sát xung quanh. 
    • Bạn cũng có thể cảm thấy thú vị khi đứng bằng một chân trong khi thực hiện động tác này.
    3 bài tập tại nhà giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn- Ảnh 4.

    Bài tập xoay đầu tăng cường khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể.

    3. Các biện pháp khác giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn

    – Chú ý tới các động tác thăng bằng hàng ngày

    Bất kể tuổi tác hay tình trạng thể chất của bạn, hãy nhớ thực hiện thời gian giữ thăng bằng trên một chân mỗi ngày ngay khi có thể. Ví dụ: Trong khi đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, trong khi đi xe bus, trong khi nấu ăn… Hãy thử thách bản thân để giữ được tư thế ngày càng lâu hơn!

    – Tăng cường cơ bắp

    Thị giác, tai trong và khả năng cảm thụ cơ thể được sử dụng để giữ thăng bằng. Những phẩm chất này suy giảm theo tuổi tác, đó là lý do phải tiếp tục vận động để duy trì khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Tăng cường cơ bắp, đặc biệt là ở chi dưới cũng rất cần thiết cho khả năng giữ thăng bằng: Đi xe đạp, tập squats để xây dựng cơ bắp.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    3 bài tập tại nhà giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn

    1. Nguyên nhân gây mất thăng bằng 

    1.1. Nguyên nhân gây mất thăng bằng

    Duy trì sự thăng bằng đòi hỏi một số bộ phận của cơ thể phải làm việc cùng nhau, bao gồm: Hệ thống thần kinh trung ương, mắt, tai trong, cơ, xương và khớp…

    Những thay đổi liên quan đến tuổi tác có thể làm suy yếu một hoặc nhiều hệ thống này, gây ra các vấn đề về thăng bằng. Ví dụ, những thay đổi về cơ xương như khối lượng cơ và mật độ xương ít hơn có thể ảnh hưởng đến tư thế và dáng đi. Khả năng di chuyển chậm hơn hoặc hạn chế có thể khiến bạn đứng không vững, dẫn đến té ngã. Điều này rất quan trọng, vì cứ 4 người lớn từ 65 tuổi trở lên thì có 1 người bị ngã hằng năm.

    Các tình trạng sức khỏe khác nhau như viêm khớp, rối loạn tai trong và các vấn đề về thị lực… cũng có thể gây ra các vấn đề về thăng bằng. Một số loại thuốc như thuốc ngủ và thuốc trị tăng huyết áp, cũng có thể là thủ phạm gây mất thăng bằng…

    Giữ thăng bằng là điều cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc khi chúng ta lớn tuổi. Các bài tập giữ thăng bằng, bao gồm các bài tập yoga, thái cực quyền, có thể giúp giảm nguy cơ té ngã và các chấn thương khác, tăng cường chức năng nhận thức, giữ vững tính độc lập, nâng cao chất lượng cuộc sống…

    2. Một số bài tập giữ thăng bằng

    Các bài tập đơn giản được thực hành dần dần và thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp các hoạt động hàng ngày trở nên an toàn hơn.

    Chuyên gia vật lý trị liệu thể thao Jérôme Auger, người Pháp, đưa ra một vài động tác đơn giản, có thể thực hiện tại nhà một cách thường xuyên giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn.

    – Bài tập tạo sự vững chãi cho cơ thể

    • Đứng thẳng, gập chân trái lên.
    • Hai tay mở rộng sang hai bên, giữ trong 10 giây.
    • Sau đó giữ thêm 10 giây nữa và nhắm mắt lại.
    • Thực hiện tương tự bằng cách đổi chân.
    • Từng chút một, tăng thời gian tập bài tập này.
    • Sau đó, bạn có thể thực hiện trên một bề mặt không ổn định (đệm, khăn cuộn).
    3 bài tập tại nhà giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn- Ảnh 2.

    Bài tập tạo sự vững chãi cho cơ thể.

    – Bài tập gập mở rộng người

    • Đứng thẳng quay mặt về phía lưng ghế, chống một tay lên đó, kiễng chân lên, giữ tư thế trong vài giây.
    • – Sau đó thử đứng bằng gót chân, giữ nguyên tư thế trong vài giây.
    • – Thực hiện như vậy 5 lần.
    3 bài tập tại nhà giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn- Ảnh 3.

    Bài tập gập mở rộng người giúp giữ thăng bằng tốt hơn.

    – Bài tập xoay tròn

    Để tăng cường nhận thức về môi trường thông qua các giác quan, hãy thực hiện các động tác xoay đầu. 

    • Ngồi hoặc đứng, lưng thẳng, quay đầu sang trái rồi sang phải
    • Dùng mắt quan sát xung quanh. 
    • Bạn cũng có thể cảm thấy thú vị khi đứng bằng một chân trong khi thực hiện động tác này.
    3 bài tập tại nhà giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn- Ảnh 4.

    Bài tập xoay đầu tăng cường khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể.

    3. Các biện pháp khác giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn

    – Chú ý tới các động tác thăng bằng hàng ngày

    Bất kể tuổi tác hay tình trạng thể chất của bạn, hãy nhớ thực hiện thời gian giữ thăng bằng trên một chân mỗi ngày ngay khi có thể. Ví dụ: Trong khi đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, trong khi đi xe bus, trong khi nấu ăn… Hãy thử thách bản thân để giữ được tư thế ngày càng lâu hơn!

    – Tăng cường cơ bắp

    Thị giác, tai trong và khả năng cảm thụ cơ thể được sử dụng để giữ thăng bằng. Những phẩm chất này suy giảm theo tuổi tác, đó là lý do phải tiếp tục vận động để duy trì khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Tăng cường cơ bắp, đặc biệt là ở chi dưới cũng rất cần thiết cho khả năng giữ thăng bằng: Đi xe đạp, tập squats để xây dựng cơ bắp.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!