spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    3 điều cần lưu ý khi dùng thuốc aspirin để bảo vệ tim mạch

    spot_img

    Aspirin là dẫn xuất của axit salicylic, là một loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên, do khả năng ức chế kết tập tiểu cầu trong máu, aspirin cũng được kê đơn dưới sự giám sát của bác sĩ tim mạch để ngăn ngừa cục máu đông, hạn chế đau tim và nguy cơ đột quỵ.

    Các cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Cục máu đông hình thành khi mảng bám (cholesterol và các chất khác lắng đọng trên thành động mạch) vỡ ra. Khi các động mạch đã bị thu hẹp do sự tích tụ mảng bám, cục máu đông có thể chặn mạch máu và ngăn chặn dòng máu đến não hoặc tim.

    3 điều cần lưu ý khi dùng thuốc aspirin để bảo vệ tim mạch- Ảnh 1.

    Dùng aspirin liều thấp sẽ làm giảm khả năng hình thành cục máu đông.

    Dùng aspirin liều thấp sẽ làm giảm khả năng hình thành cục máu đông do khả năng ức chế sự ngưng kết tiểu cầu, là một loại tế bào máu có vai trò quan trọng trong việc hình thành cục máu đông. Do vậy, aspirin có thể giảm khả năng hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu và tim nhờ đó ngăn ngừa được các biến cố tim mạch và đột quỵ.

    Đối với những người có tiền sử đau tim hoặc đột quỵ, giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ được gọi là phòng ngừa thứ cấp. Đối với những bệnh nhân từng bị đau tim hoặc đột quỵ, cũng như những người bị đau thắt ngực, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc nong mạch vành, sử dụng aspirin liều thấp đều đặn giúp ngăn ngừa các cơn đau tim tái phát.

    Tuy nhiên, thực tế, việc sử dụng aspirin không phải là tuyệt đối an toàn. Vì vậy khi sử thuốc cần lưu ý các điều sau đây:

    1. Không dùng aspirin khi chưa được bác sĩ chuyên môn đánh giá nguy cơ tim mạch

    Nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả đã biết và chưa biết. Nếu chưa được chẩn đoán về nguy cơ mắc bệnh tim thì việc sử dụng aspirin để ngăn ngừa bệnh tim có thể không phù hợp.

    Hiện nay, chụp CT không xâm lấn để đo mức độ vôi hóa động mạch vành là một cách chính xác để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim và xác định liệu bệnh nhân có nên dùng aspirin hay không. Bệnh nhân nam và nữ ở độ tuổi 30 có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm, nam giới trên 40 tuổi và phụ nữ mãn kinh trên 50 tuổi nên thực hiện kiểm tra CT này. Các bác sĩ có thể quyết định có nên chỉ định dùng thuốc aspirin hay không dựa trên tình trạng vôi hóa động mạch vành của bệnh nhân.

    3 điều cần lưu ý khi dùng thuốc aspirin để bảo vệ tim mạch- Ảnh 2.

    Aspirin có thể ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ nhưng cũng có thể có gây hại nếu sử dụng không đúng.

    2. Aspirin nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách

    Ngay cả việc dùng aspirin liều thấp mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn). Các triệu chứng chảy máu bao gồm nôn ra máu đỏ tươi, nôn ra máu đỏ sẫm và phân đen. Nếu những triệu chứng này xảy ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm gặp, aspirin liều thấp cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

    Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, huyết áp cao, khó tiêu, kinh nguyệt ra nhiều, người mắc bệnh phổi, từng có vấn đề về đông máu, có các vấn đề về gan, thận, bệnh nhân hen suyễn khi sử dụng aspirin cần hết sức lưu ý.

    Aspirin cũng tương tác với các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen và naproxen, thuốc làm loãng máu như warfarin… Vì vậy, tuyệt đối không nên tự ý dùng aspirin khi chưa đánh giá chính xác nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

    3. Để ngăn ngừa đau tim và đột quỵ không chỉ dựa hoàn toàn vào thuốc aspirin

    Để phòng ngừa đau tim và đột quỵ thì việc duy trì lối sống lành mạnh cũng quan trọng không kém. Bắt đầu một lối sống lành mạnh càng sớm thì càng tốt cho sức khỏe của bạn.

    Các biện pháp chính bao gồm:

    – : Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình là không sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức. Sử dụng thuốc lá là một thói quen khó bỏ nhưng góp phần gây ra bệnh tim và nhiều bệnh lý ngu

    – : Tập thể dục và hoạt động thể chất là những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tim cũng như nhiều bệnh và tình trạng khác.

    – : Chế độ ăn tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim là chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, cá, thịt gia cầm và dầu thực vật. Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, carbohydrate tinh chế, thực phẩm và đồ uống có thêm đường, natri và thực phẩm có chất béo chuyển hóa.

    – : Thừa cân, béo phì đều góp phần gây ra bệnh tim cũng như một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, người bệnh cần tái khám định kỳ để các bác sĩ theo dõi, giám sát quá trình dùng thuốc và đề xuất những giải pháp phù hợp.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    3 điều cần lưu ý khi dùng thuốc aspirin để bảo vệ tim mạch

    Aspirin là dẫn xuất của axit salicylic, là một loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên, do khả năng ức chế kết tập tiểu cầu trong máu, aspirin cũng được kê đơn dưới sự giám sát của bác sĩ tim mạch để ngăn ngừa cục máu đông, hạn chế đau tim và nguy cơ đột quỵ.

    Các cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Cục máu đông hình thành khi mảng bám (cholesterol và các chất khác lắng đọng trên thành động mạch) vỡ ra. Khi các động mạch đã bị thu hẹp do sự tích tụ mảng bám, cục máu đông có thể chặn mạch máu và ngăn chặn dòng máu đến não hoặc tim.

    3 điều cần lưu ý khi dùng thuốc aspirin để bảo vệ tim mạch- Ảnh 1.

    Dùng aspirin liều thấp sẽ làm giảm khả năng hình thành cục máu đông.

    Dùng aspirin liều thấp sẽ làm giảm khả năng hình thành cục máu đông do khả năng ức chế sự ngưng kết tiểu cầu, là một loại tế bào máu có vai trò quan trọng trong việc hình thành cục máu đông. Do vậy, aspirin có thể giảm khả năng hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu và tim nhờ đó ngăn ngừa được các biến cố tim mạch và đột quỵ.

    Đối với những người có tiền sử đau tim hoặc đột quỵ, giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ được gọi là phòng ngừa thứ cấp. Đối với những bệnh nhân từng bị đau tim hoặc đột quỵ, cũng như những người bị đau thắt ngực, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc nong mạch vành, sử dụng aspirin liều thấp đều đặn giúp ngăn ngừa các cơn đau tim tái phát.

    Tuy nhiên, thực tế, việc sử dụng aspirin không phải là tuyệt đối an toàn. Vì vậy khi sử thuốc cần lưu ý các điều sau đây:

    1. Không dùng aspirin khi chưa được bác sĩ chuyên môn đánh giá nguy cơ tim mạch

    Nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả đã biết và chưa biết. Nếu chưa được chẩn đoán về nguy cơ mắc bệnh tim thì việc sử dụng aspirin để ngăn ngừa bệnh tim có thể không phù hợp.

    Hiện nay, chụp CT không xâm lấn để đo mức độ vôi hóa động mạch vành là một cách chính xác để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim và xác định liệu bệnh nhân có nên dùng aspirin hay không. Bệnh nhân nam và nữ ở độ tuổi 30 có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm, nam giới trên 40 tuổi và phụ nữ mãn kinh trên 50 tuổi nên thực hiện kiểm tra CT này. Các bác sĩ có thể quyết định có nên chỉ định dùng thuốc aspirin hay không dựa trên tình trạng vôi hóa động mạch vành của bệnh nhân.

    3 điều cần lưu ý khi dùng thuốc aspirin để bảo vệ tim mạch- Ảnh 2.

    Aspirin có thể ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ nhưng cũng có thể có gây hại nếu sử dụng không đúng.

    2. Aspirin nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách

    Ngay cả việc dùng aspirin liều thấp mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn). Các triệu chứng chảy máu bao gồm nôn ra máu đỏ tươi, nôn ra máu đỏ sẫm và phân đen. Nếu những triệu chứng này xảy ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm gặp, aspirin liều thấp cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

    Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, huyết áp cao, khó tiêu, kinh nguyệt ra nhiều, người mắc bệnh phổi, từng có vấn đề về đông máu, có các vấn đề về gan, thận, bệnh nhân hen suyễn khi sử dụng aspirin cần hết sức lưu ý.

    Aspirin cũng tương tác với các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen và naproxen, thuốc làm loãng máu như warfarin… Vì vậy, tuyệt đối không nên tự ý dùng aspirin khi chưa đánh giá chính xác nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

    3. Để ngăn ngừa đau tim và đột quỵ không chỉ dựa hoàn toàn vào thuốc aspirin

    Để phòng ngừa đau tim và đột quỵ thì việc duy trì lối sống lành mạnh cũng quan trọng không kém. Bắt đầu một lối sống lành mạnh càng sớm thì càng tốt cho sức khỏe của bạn.

    Các biện pháp chính bao gồm:

    – : Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình là không sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức. Sử dụng thuốc lá là một thói quen khó bỏ nhưng góp phần gây ra bệnh tim và nhiều bệnh lý ngu

    – : Tập thể dục và hoạt động thể chất là những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tim cũng như nhiều bệnh và tình trạng khác.

    – : Chế độ ăn tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim là chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, cá, thịt gia cầm và dầu thực vật. Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, carbohydrate tinh chế, thực phẩm và đồ uống có thêm đường, natri và thực phẩm có chất béo chuyển hóa.

    – : Thừa cân, béo phì đều góp phần gây ra bệnh tim cũng như một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, người bệnh cần tái khám định kỳ để các bác sĩ theo dõi, giám sát quá trình dùng thuốc và đề xuất những giải pháp phù hợp.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!