spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải ‘trả giá’ bằng tính mạng

    spot_img

    1. Quan niệm sai lầm khi nghĩ tiết canh “nhà làm” là an toàn

    Có một quan niệm sai lầm rất nhiều người mắc phải là cho rằng ăn tiết canh tự làm tại nhà và chế biến tiết canh từ con vật nhà nuôi là an toàn. Họ cho rằng, lợn, gà, vịt tự nuôi là “sạch” và không bị bệnh, nhưng rõ ràng chúng ta không thể biết những con vật đó có thực sự khỏe mạnh hay không. Lợn có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn hay những bệnh khác mà con người không thể nhận biết bằng mắt thường.

    Theo PGS.TS. Vũ Đức Định, nguyên Giảng viên chuyên khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y, có rất nhiều yếu tố khiến tiết canh dễ trở thành nguồn lây nhiễm bệnh, từ khâu giết mổ không vệ sinh hoặc tác nhân gây bệnh nhiễm từ tay chân người giết mổ, lây từ những con vật bị bệnh sang tiết của con vật khỏe mạnh.

    Đó là những tác nhân gây bệnh từ ngoài vào, còn bản thân gia súc, gia cầm cũng chứa rất nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng mà những mầm bệnh này thường lưu hành trong máu.

    Bên cạnh đó, tiết (máu) rất giàu chất dinh dưỡng nên chỉ cần để hơi lâu một chút là dễ dàng bị nhiễm khuẩn và vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh.

    3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng- Ảnh 1.

    Tiết canh chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

    2. Sai lầm khi nghĩ chỉ ăn tiết canh lợn mới mắc bệnh

    Vì các vụ ngộ độc khi ăn tiết canh từ trước đến nay phần lớn từ các trường hợp do ăn tiết canh lợn nên nhiều người cho rằng chỉ ăn tiết canh lợn mới dễ bị ngộ độc. Trên thực tế, món “khoái khẩu” này là tên gọi chung được làm từ tiết gia súc (lợn, ngựa, dê…) hoặc gia cầm (ngan, ngỗng, vịt…). Tất cả các loại gia súc, gia cầm này đều mang nhiều mầm bệnh gây bệnh cho con người khi ăn phải.

    Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tất cả các loại tiết canh, dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

    Nếu ăn tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong. Ăn tiết canh vịt, ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1…

    3. Sai lầm thứ 3: Nhiễm liên cầu khuẩn mới nguy hiểm

    Một số người nghĩ rằng, nếu ăn tiết canh lợn mà không bị ngộ độc hoặc mắc bệnh liên cầu khuẩn thì sẽ không sao nhưng họ không biết rằng nếu may mắn không nhiễm liên cầu khuẩn thì cũng có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt là nhiễm ấu trùng sán lợn.

    Nhiễm liên cầu khuẩn ở người là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên. Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên (đặc biệt là ở mũi), ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.

    Những trường hợp mắc liên cầu khuẩn thường do ăn các món ăn chế biến từ thịt lợn sống hoặc chưa chín (tái), đặc biệt là tiết canh lợn hoặc ăn cả tiết canh ngan, vịt trộn lẫn tiết lợn.

    Đây là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do có sự xâm nhập liên tục vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn. Triệu chứng của bệnh liên cầu lợn bao gồm: sốt cao, nổi ban xuất huyết ở bụng, ngực, chi, tổn thương thính lực, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong.

    Còn đối với nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn, người sẽ bị nhiễm ấu trùng sán khi ăn thức ăn có trứng sán hoặc ăn tiết canh, lòng, nem chua… làm từ những con lợn bị mắc sán.

    Sau khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể: ở dưới da, cơ, mắt, đặc biệt là não. Não của người bị nhiễm ấu trùng sán lợn có rất nhiều ấu trùng nằm xen kẽ trong nhu mô. Các triệu chứng của sán não thường rất kín đáo cho tới khi người bệnh bị những cơn co giật, chụp cắt lớp sọ não mới phát hiện ra.

    Mắc bệnh sán não thường để lại di chứng nặng về thần kinh cho người bệnh. Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng kén sán có trong não. Di chứng sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống như suy giảm trí nhớ, người bệnh nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần, thỉnh thoảng đau đầu, co giật như động kinh, nặng hơn có thể tăng áp lực sọ não, đột tử.

    3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng- Ảnh 3.

    Hình ảnh nang sán làm tổ trong não người bệnh có thói quen ăn tiết canh.

    Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần từ bỏ thói quen ăn tiết canh, dù là tiết canh lợn hay ngựa, dê, vịt… và các món ăn tái sống như gỏi. nem chua, nem chạo. Chỉ ăn các món ăn từ gia súc, gia cầm đã được chế biến an toàn, nấu chín. Sử dụng các phương tiện phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt. Nếu có biểu hiện bất thường nghi ngờ ngộ độc thực phẩm cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải ‘trả giá’ bằng tính mạng

    1. Quan niệm sai lầm khi nghĩ tiết canh “nhà làm” là an toàn

    Có một quan niệm sai lầm rất nhiều người mắc phải là cho rằng ăn tiết canh tự làm tại nhà và chế biến tiết canh từ con vật nhà nuôi là an toàn. Họ cho rằng, lợn, gà, vịt tự nuôi là “sạch” và không bị bệnh, nhưng rõ ràng chúng ta không thể biết những con vật đó có thực sự khỏe mạnh hay không. Lợn có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn hay những bệnh khác mà con người không thể nhận biết bằng mắt thường.

    Theo PGS.TS. Vũ Đức Định, nguyên Giảng viên chuyên khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y, có rất nhiều yếu tố khiến tiết canh dễ trở thành nguồn lây nhiễm bệnh, từ khâu giết mổ không vệ sinh hoặc tác nhân gây bệnh nhiễm từ tay chân người giết mổ, lây từ những con vật bị bệnh sang tiết của con vật khỏe mạnh.

    Đó là những tác nhân gây bệnh từ ngoài vào, còn bản thân gia súc, gia cầm cũng chứa rất nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng mà những mầm bệnh này thường lưu hành trong máu.

    Bên cạnh đó, tiết (máu) rất giàu chất dinh dưỡng nên chỉ cần để hơi lâu một chút là dễ dàng bị nhiễm khuẩn và vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh.

    3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng- Ảnh 1.

    Tiết canh chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

    2. Sai lầm khi nghĩ chỉ ăn tiết canh lợn mới mắc bệnh

    Vì các vụ ngộ độc khi ăn tiết canh từ trước đến nay phần lớn từ các trường hợp do ăn tiết canh lợn nên nhiều người cho rằng chỉ ăn tiết canh lợn mới dễ bị ngộ độc. Trên thực tế, món “khoái khẩu” này là tên gọi chung được làm từ tiết gia súc (lợn, ngựa, dê…) hoặc gia cầm (ngan, ngỗng, vịt…). Tất cả các loại gia súc, gia cầm này đều mang nhiều mầm bệnh gây bệnh cho con người khi ăn phải.

    Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tất cả các loại tiết canh, dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

    Nếu ăn tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong. Ăn tiết canh vịt, ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1…

    3. Sai lầm thứ 3: Nhiễm liên cầu khuẩn mới nguy hiểm

    Một số người nghĩ rằng, nếu ăn tiết canh lợn mà không bị ngộ độc hoặc mắc bệnh liên cầu khuẩn thì sẽ không sao nhưng họ không biết rằng nếu may mắn không nhiễm liên cầu khuẩn thì cũng có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt là nhiễm ấu trùng sán lợn.

    Nhiễm liên cầu khuẩn ở người là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên. Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên (đặc biệt là ở mũi), ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.

    Những trường hợp mắc liên cầu khuẩn thường do ăn các món ăn chế biến từ thịt lợn sống hoặc chưa chín (tái), đặc biệt là tiết canh lợn hoặc ăn cả tiết canh ngan, vịt trộn lẫn tiết lợn.

    Đây là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do có sự xâm nhập liên tục vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn. Triệu chứng của bệnh liên cầu lợn bao gồm: sốt cao, nổi ban xuất huyết ở bụng, ngực, chi, tổn thương thính lực, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong.

    Còn đối với nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn, người sẽ bị nhiễm ấu trùng sán khi ăn thức ăn có trứng sán hoặc ăn tiết canh, lòng, nem chua… làm từ những con lợn bị mắc sán.

    Sau khi bị nhiễm, ấu trùng sán sẽ ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể: ở dưới da, cơ, mắt, đặc biệt là não. Não của người bị nhiễm ấu trùng sán lợn có rất nhiều ấu trùng nằm xen kẽ trong nhu mô. Các triệu chứng của sán não thường rất kín đáo cho tới khi người bệnh bị những cơn co giật, chụp cắt lớp sọ não mới phát hiện ra.

    Mắc bệnh sán não thường để lại di chứng nặng về thần kinh cho người bệnh. Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng kén sán có trong não. Di chứng sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống như suy giảm trí nhớ, người bệnh nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần, thỉnh thoảng đau đầu, co giật như động kinh, nặng hơn có thể tăng áp lực sọ não, đột tử.

    3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng- Ảnh 3.

    Hình ảnh nang sán làm tổ trong não người bệnh có thói quen ăn tiết canh.

    Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần từ bỏ thói quen ăn tiết canh, dù là tiết canh lợn hay ngựa, dê, vịt… và các món ăn tái sống như gỏi. nem chua, nem chạo. Chỉ ăn các món ăn từ gia súc, gia cầm đã được chế biến an toàn, nấu chín. Sử dụng các phương tiện phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt. Nếu có biểu hiện bất thường nghi ngờ ngộ độc thực phẩm cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.