spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    4 loại đồ uống có thể làm giảm huyết áp

    spot_img

    Tăng huyết áp (huyết áp cao) có thể gây tử vong. Do đó, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn có thể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp.

    1.Đồ uống giúp hạ huyết áp

    Dưới đây là một số đồ uống có thể thêm vào thói quen ăn uống hằng ngày hỗ trợ kiểm soát huyết áp:

    1.1.Nước ép củ cải đường

    Nitrat trong củ cải đường mang lại lợi ích chống viêm, có thể góp phần làm giảm huyết áp. Nitrat giúp giãn nở mạch máu để giảm áp lực cần thiết khi bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này giúp giảm huyết áp.

    nước ép củ cải và cà rốt trong ly được bao quanh bởi củ cải và cà rốt

    Nước ép củ cải đường có thể góp phần làm giảm huyết áp.

    1.2. Nước ép có hàm lượng kali cao

    Không có gì ngạc nhiên khi lượng natri dư thừa trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp. Việc bổ sung kali vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm mức natri trong cơ thể.

    Kali giúp bài tiết natri và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất dinh dưỡng này cũng cải thiện sức khỏe mạch máu tổng thể giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Bổ sung kali vào chế độ ăn uống có xu hướng làm giảm huyết áp.

    Nước ép có hàm lượng kali cao bao gồm:

    • Nước ép mận.
    • Nước ép cà rốt.
    • Nước ép quả lựu.
    • Nước cam…

    Mặc dù nước ép bưởi có nhiều kali nhưng nên thận trọng. Nước bưởi có thể tương tác với một số loại thuốc huyết áp. Do đó, trước khi bổ sung nước bưởi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Hãy dùng sản phẩm 100% là nước trái cây và tránh các sản phẩm có thêm đường. Tuy nhiên, cũng không nên uống quá nhiều nước trái cây. Mặc dù nó có nhiều vitamin và chất dinh dưỡng nhưng nó cũng chứa nhiều calo và đường tự nhiên.

    Ngoài ra, hãy theo dõi mức tiêu thụ kali nếu bạn mắc bệnh thận, vì thận có thể gặp khó khăn trong việc xử lý chất dinh dưỡng này. Bệnh thận cũng thường là hậu quả của huyết áp cao.

    1.3. Sữa tách béo

    Sữa ít béo, tách béo là một phần quan trọng của chế độ ăn DASH (chế độ ăn phòng ngừa tăng huyết áp). Sữa giàu kali giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, trong sữa còn có vitamin D, phốt pho và canxi cao… cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

    Trà hoa cúc có lợi hay có hại? Công dụng của trà hoa cúc – Behena

    Trà hoa cúc giảm căng thẳng, thư giãn mạch máu giúp hạ huyết áp.

    1.4. Trà

    Pha và nhâm nhi một tách trà giúp thư giãn, giảm căng thẳng (căng thẳng là nguyên nhân gây tăng huyết áp). Tuy nhiên, nhiều loại trà cũng chứa các hợp chất làm giảm viêm và thư giãn mạch máu giúp hạ huyết áp.

    Một số loại trà có thể dùng như trà dâm bụt, trà hoa cúc…

    Những cách khác giúp hạ huyết áp:

    • Hạn chế ăn natri.
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống.
    • Tập thể dục.
    • Ngủ đủ giấc.
    • Giảm thiểu căng thẳng…

    Những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giảm huyết áp.

    2. Đồ uống làm tăng huyết áp

    – Rượu bia: Tăng huyết áp là một trong số hơn 200 chứng rối loạn sức khỏe liên quan đến việc uống rượu. Những người uống nhiều rượu nhưng sau đó ngừng uống rượu, có thể thấy huyết áp giảm nhanh chóng.

    – Đồ uống có chứa caffein: Mặc dù caffein có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới sảng khoái, tràn đầy năng lượng, nhưng nó không lý tưởng cho người bệnh tăng huyết áp, đặc biệt khi uống nhiều cốc trong ngày.

    Những người bị tăng huyết áp uống hai hoặc nhiều tách cà phê thông thường mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ, theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

    – Nước ngọt và đồ uống có đường: Đường bổ sung có thể làm tăng huyết áp. Nước ngọt và các loại đồ uống ngọt khác, đều chứa nhiều đường bổ sung.

    – Nước tăng lực: Đồ uống tăng lực thường kết hợp hàm lượng caffeine và đường cao, cả hai đều không thân thiện với người tăng huyết áp.

    Mời bạn xem thêm video

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    4 loại đồ uống có thể làm giảm huyết áp

    Tăng huyết áp (huyết áp cao) có thể gây tử vong. Do đó, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn có thể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp.

    1.Đồ uống giúp hạ huyết áp

    Dưới đây là một số đồ uống có thể thêm vào thói quen ăn uống hằng ngày hỗ trợ kiểm soát huyết áp:

    1.1.Nước ép củ cải đường

    Nitrat trong củ cải đường mang lại lợi ích chống viêm, có thể góp phần làm giảm huyết áp. Nitrat giúp giãn nở mạch máu để giảm áp lực cần thiết khi bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này giúp giảm huyết áp.

    nước ép củ cải và cà rốt trong ly được bao quanh bởi củ cải và cà rốt

    Nước ép củ cải đường có thể góp phần làm giảm huyết áp.

    1.2. Nước ép có hàm lượng kali cao

    Không có gì ngạc nhiên khi lượng natri dư thừa trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp. Việc bổ sung kali vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm mức natri trong cơ thể.

    Kali giúp bài tiết natri và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất dinh dưỡng này cũng cải thiện sức khỏe mạch máu tổng thể giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Bổ sung kali vào chế độ ăn uống có xu hướng làm giảm huyết áp.

    Nước ép có hàm lượng kali cao bao gồm:

    • Nước ép mận.
    • Nước ép cà rốt.
    • Nước ép quả lựu.
    • Nước cam…

    Mặc dù nước ép bưởi có nhiều kali nhưng nên thận trọng. Nước bưởi có thể tương tác với một số loại thuốc huyết áp. Do đó, trước khi bổ sung nước bưởi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Hãy dùng sản phẩm 100% là nước trái cây và tránh các sản phẩm có thêm đường. Tuy nhiên, cũng không nên uống quá nhiều nước trái cây. Mặc dù nó có nhiều vitamin và chất dinh dưỡng nhưng nó cũng chứa nhiều calo và đường tự nhiên.

    Ngoài ra, hãy theo dõi mức tiêu thụ kali nếu bạn mắc bệnh thận, vì thận có thể gặp khó khăn trong việc xử lý chất dinh dưỡng này. Bệnh thận cũng thường là hậu quả của huyết áp cao.

    1.3. Sữa tách béo

    Sữa ít béo, tách béo là một phần quan trọng của chế độ ăn DASH (chế độ ăn phòng ngừa tăng huyết áp). Sữa giàu kali giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, trong sữa còn có vitamin D, phốt pho và canxi cao… cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

    Trà hoa cúc có lợi hay có hại? Công dụng của trà hoa cúc – Behena

    Trà hoa cúc giảm căng thẳng, thư giãn mạch máu giúp hạ huyết áp.

    1.4. Trà

    Pha và nhâm nhi một tách trà giúp thư giãn, giảm căng thẳng (căng thẳng là nguyên nhân gây tăng huyết áp). Tuy nhiên, nhiều loại trà cũng chứa các hợp chất làm giảm viêm và thư giãn mạch máu giúp hạ huyết áp.

    Một số loại trà có thể dùng như trà dâm bụt, trà hoa cúc…

    Những cách khác giúp hạ huyết áp:

    • Hạn chế ăn natri.
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống.
    • Tập thể dục.
    • Ngủ đủ giấc.
    • Giảm thiểu căng thẳng…

    Những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giảm huyết áp.

    2. Đồ uống làm tăng huyết áp

    – Rượu bia: Tăng huyết áp là một trong số hơn 200 chứng rối loạn sức khỏe liên quan đến việc uống rượu. Những người uống nhiều rượu nhưng sau đó ngừng uống rượu, có thể thấy huyết áp giảm nhanh chóng.

    – Đồ uống có chứa caffein: Mặc dù caffein có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới sảng khoái, tràn đầy năng lượng, nhưng nó không lý tưởng cho người bệnh tăng huyết áp, đặc biệt khi uống nhiều cốc trong ngày.

    Những người bị tăng huyết áp uống hai hoặc nhiều tách cà phê thông thường mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ, theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

    – Nước ngọt và đồ uống có đường: Đường bổ sung có thể làm tăng huyết áp. Nước ngọt và các loại đồ uống ngọt khác, đều chứa nhiều đường bổ sung.

    – Nước tăng lực: Đồ uống tăng lực thường kết hợp hàm lượng caffeine và đường cao, cả hai đều không thân thiện với người tăng huyết áp.

    Mời bạn xem thêm video

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!