spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh

    spot_img

    Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên mà tất cả phụ nữ đều phải trải qua, thường bắt đầu từ tuổi 45 đến 55. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, mất ngủ, lo âu, hay cáu gắt… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

    Theo quan điểm Đông y, nguyên nhân chính là do  suy giảm khí huyết, âm hư, can thận không điều hòa hay suy giảm chức năng của thận, can và tỳ. Do đó, các bài thuốc và món ăn tốt cho phụ nữ mãn kinh thường tập trung vào việc bồi bổ các tạng này, giúp cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết và cải thiện các triệu chứng. 

    Sau đây là một số món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh:

    1. Cháo hạt sen dành cho phụ nữ mãn kinh

    Nguyên lý: Hạt sen có vị ngọt, tính bình, vào tâm, tỳ, thận. Có tác dụng bổ tâm, an thần, dưỡng tỳ, ích thận, kiện tỳ, dưỡng huyết.

    Thành phần: Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường phèn 30g.

    Cách chế biến: Hạt sen rửa sạch, bỏ tim sen. Gạo nếp vo sạch. Cho gạo nếp và hạt sen vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm nhừ. Khi cháo chín, cho đường phèn vào khuấy đều, nấu thêm 5 phút. Ăn nóng.

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh- Ảnh 2.

    Hạt sen có tác dụng bổ tâm, an thần, tốt cho phụ nữ mãn kinh.

    2. Canh đu đủ hầm móng giò

    Nguyên lý: Đu đủ có vị ngọt, tính bình, vào tỳ, vị. Có tác dụng kiện tỳ, tiêu thực, bổ khí huyết, thông sữa. Móng giò có vị ngọt, quy vào tỳ, vị, thận. Có tác dụng bổ huyết, dưỡng âm, ích tỳ. Thành phần: Đu đủ xanh 500g, móng giò 1 cái, gừng 1 củ, hành tím 2 củ, muối, gia vị.

    Cách chế biến: Móng giò rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng vừa ăn. Gừng và hành tím rửa sạch, thái lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm trong 2 giờ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh- Ảnh 3.

    Canh đu đủ hầm móng giò bổ huyết, dưỡng âm, ích tỳ.

    3. Chè long nhãn táo đỏ

    Nguyên lý: Long nhãn có vị ngọt, tính ấm, vào tỳ, tâm. Có tác dụng bổ tâm, ích huyết, an thần, dưỡng nhan. Táo đỏ có vị ngọt, tính ấm, vào tỳ, vị, tâm. Có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, an thần.

    Thành phần: Long nhãn 20g, táo đỏ 10 quả, đường phèn 30g.

    Cách chế biến: Long nhãn rửa sạch. Táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt. Cho long nhãn, táo đỏ vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm nhừ. Khi táo và long nhãn chín mềm, cho đường phèn vào khuấy đều, nấu thêm 5 phút. Ăn nóng hoặc nguội.

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh- Ảnh 4.

    Long nhãn có tác dụng bổ tâm, ích huyết, an thần.

    4. Sữa đậu nành, gừng, hạt sen

    Nguyên lý: Đậu nành giàu isoflavones, một loại phytoestrogen có tác dụng tương tự estrogen, giúp cân bằng nồng độ hormon trong cơ thể phụ nữ mãn kinh, giảm các triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ. Hạt sen có tính bình, vị ngọt, giúp an thần, dưỡng tâm, cải thiện giấc ngủ, rất tốt cho những người mất ngủ, căng thẳng. Gừng có tính ấm, giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm lạnh, giảm đau nhức cơ thể, và cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn.

    Thành phần: Đậu nành 200g, hạt sen 50g. Gừng tươi 1 củ nhỏ (khoảng 20g), đường phèn tùy theo khẩu vị.

    Cách chế biến: Ngâm đậu nành trong nước khoảng 8 – 10 giờ hoặc qua đêm để đậu mềm và dễ xay hơn. Hạt sen rửa sạch, cho vào nồi với nước và luộc cho đến khi hạt sen mềm. Bạn có thể luộc hạt sen trước và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần. Vớt đậu nành ra khỏi nước ngâm, đem xay nhuyễn với nước sạch. Lọc lấy nước cốt đậu nành, bỏ bã. Đổ nước cốt đậu nành vào nồi, thêm gừng đã được rửa sạch và thái lát mỏng. Đun sôi rồi giảm lửa, khuấy đều để tránh bị trào. Khi sữa đậu nành đã sôi, thêm hạt sen đã luộc vào. Nấu thêm khoảng 5 phút để các nguyên liệu quyện vào nhau. Thêm đường phèn vào sữa đậu nành (nếu muốn). Khuấy đều và tắt bếp.

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh- Ảnh 5.

    Sữa đậu nành có tác dụng giảm các triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh.

    Ngoài các món ăn bài thuốc được đề cập ở trên, phụ nữ mãn kinh cũng nên lưu ý một số điều sau:

    • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và có biện pháp điều trị kịp thời.
    • Bổ sung canxi: Canxi giúp giảm nguy cơ loãng xương, một biến chứng phổ biến của mãn kinh. Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia: Hút thuốc lá và uống rượu bia có thể làm tăng các triệu chứng mãn kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
    • Giảm stress: Stress có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mãn kinh. Do đó, phụ nữ nên tập yoga, thiền hoặc các bài tập thư giãn khác để giảm stress.
    • Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, không nên kiêng khem quá mức. Ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn quá no hoặc quá đói. Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 lít.
    • Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh

    Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên mà tất cả phụ nữ đều phải trải qua, thường bắt đầu từ tuổi 45 đến 55. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, mất ngủ, lo âu, hay cáu gắt… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

    Theo quan điểm Đông y, nguyên nhân chính là do  suy giảm khí huyết, âm hư, can thận không điều hòa hay suy giảm chức năng của thận, can và tỳ. Do đó, các bài thuốc và món ăn tốt cho phụ nữ mãn kinh thường tập trung vào việc bồi bổ các tạng này, giúp cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết và cải thiện các triệu chứng. 

    Sau đây là một số món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh:

    1. Cháo hạt sen dành cho phụ nữ mãn kinh

    Nguyên lý: Hạt sen có vị ngọt, tính bình, vào tâm, tỳ, thận. Có tác dụng bổ tâm, an thần, dưỡng tỳ, ích thận, kiện tỳ, dưỡng huyết.

    Thành phần: Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường phèn 30g.

    Cách chế biến: Hạt sen rửa sạch, bỏ tim sen. Gạo nếp vo sạch. Cho gạo nếp và hạt sen vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm nhừ. Khi cháo chín, cho đường phèn vào khuấy đều, nấu thêm 5 phút. Ăn nóng.

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh- Ảnh 2.

    Hạt sen có tác dụng bổ tâm, an thần, tốt cho phụ nữ mãn kinh.

    2. Canh đu đủ hầm móng giò

    Nguyên lý: Đu đủ có vị ngọt, tính bình, vào tỳ, vị. Có tác dụng kiện tỳ, tiêu thực, bổ khí huyết, thông sữa. Móng giò có vị ngọt, quy vào tỳ, vị, thận. Có tác dụng bổ huyết, dưỡng âm, ích tỳ. Thành phần: Đu đủ xanh 500g, móng giò 1 cái, gừng 1 củ, hành tím 2 củ, muối, gia vị.

    Cách chế biến: Móng giò rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng vừa ăn. Gừng và hành tím rửa sạch, thái lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm trong 2 giờ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh- Ảnh 3.

    Canh đu đủ hầm móng giò bổ huyết, dưỡng âm, ích tỳ.

    3. Chè long nhãn táo đỏ

    Nguyên lý: Long nhãn có vị ngọt, tính ấm, vào tỳ, tâm. Có tác dụng bổ tâm, ích huyết, an thần, dưỡng nhan. Táo đỏ có vị ngọt, tính ấm, vào tỳ, vị, tâm. Có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, an thần.

    Thành phần: Long nhãn 20g, táo đỏ 10 quả, đường phèn 30g.

    Cách chế biến: Long nhãn rửa sạch. Táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt. Cho long nhãn, táo đỏ vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm nhừ. Khi táo và long nhãn chín mềm, cho đường phèn vào khuấy đều, nấu thêm 5 phút. Ăn nóng hoặc nguội.

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh- Ảnh 4.

    Long nhãn có tác dụng bổ tâm, ích huyết, an thần.

    4. Sữa đậu nành, gừng, hạt sen

    Nguyên lý: Đậu nành giàu isoflavones, một loại phytoestrogen có tác dụng tương tự estrogen, giúp cân bằng nồng độ hormon trong cơ thể phụ nữ mãn kinh, giảm các triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ. Hạt sen có tính bình, vị ngọt, giúp an thần, dưỡng tâm, cải thiện giấc ngủ, rất tốt cho những người mất ngủ, căng thẳng. Gừng có tính ấm, giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm lạnh, giảm đau nhức cơ thể, và cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn.

    Thành phần: Đậu nành 200g, hạt sen 50g. Gừng tươi 1 củ nhỏ (khoảng 20g), đường phèn tùy theo khẩu vị.

    Cách chế biến: Ngâm đậu nành trong nước khoảng 8 – 10 giờ hoặc qua đêm để đậu mềm và dễ xay hơn. Hạt sen rửa sạch, cho vào nồi với nước và luộc cho đến khi hạt sen mềm. Bạn có thể luộc hạt sen trước và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần. Vớt đậu nành ra khỏi nước ngâm, đem xay nhuyễn với nước sạch. Lọc lấy nước cốt đậu nành, bỏ bã. Đổ nước cốt đậu nành vào nồi, thêm gừng đã được rửa sạch và thái lát mỏng. Đun sôi rồi giảm lửa, khuấy đều để tránh bị trào. Khi sữa đậu nành đã sôi, thêm hạt sen đã luộc vào. Nấu thêm khoảng 5 phút để các nguyên liệu quyện vào nhau. Thêm đường phèn vào sữa đậu nành (nếu muốn). Khuấy đều và tắt bếp.

    4 món ăn bài thuốc tốt cho phụ nữ mãn kinh- Ảnh 5.

    Sữa đậu nành có tác dụng giảm các triệu chứng bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh.

    Ngoài các món ăn bài thuốc được đề cập ở trên, phụ nữ mãn kinh cũng nên lưu ý một số điều sau:

    • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và có biện pháp điều trị kịp thời.
    • Bổ sung canxi: Canxi giúp giảm nguy cơ loãng xương, một biến chứng phổ biến của mãn kinh. Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia: Hút thuốc lá và uống rượu bia có thể làm tăng các triệu chứng mãn kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
    • Giảm stress: Stress có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mãn kinh. Do đó, phụ nữ nên tập yoga, thiền hoặc các bài tập thư giãn khác để giảm stress.
    • Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, không nên kiêng khem quá mức. Ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn quá no hoặc quá đói. Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 lít.
    • Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.