spot_img
33 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 1 Tháng 7, 2025
More

    5 biện pháp khắc phục loét miệng tại nhà

    spot_img

    Những vết loét miệng xuất hiện có thể do căng thẳng, chấn thương nhỏ hoặc là hậu quả khi tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định. Sau đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp loét miệng nhanh lành.

    1. Súc miệng bằng sữa dừa

    Sữa dừa là một chất lỏng màu trắng đục, được làm từ cơm dừa của quả dừa già. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Phytotherapy Research”, sữa dừa có tác dụng bảo vệ đối với các vết loét nhờ các đặc tính chống viêm, làm mát tự nhiên giúp giảm đau, sưng.

    Cách sử dụng: Dùng cơm dừa xay nhuyễn với nước rồi lọc lấy nước cốt. Súc miệng với sữa dừa này trong 30 giây, 2–3 lần một ngày.

    sữa dừa

    Súc miệng bằng sữa dừa giúp khắc phục nhiệt miệng nhanh chóng.

    2. Dùng bột rễ cam thảo giúp loét miệng mau lành

    Nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, rễ cam thảo từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Y khoa Iran cho thấy tác dụng đáng kể của cam thảo trong việc giảm kích thước vết loét và kết quả tương tự cũng được ghi nhận đối với tác dụng giảm đau. Với vết loét miệng, thảo dược này tạo ra một lớp phủ bảo vệ trên vết loét, ngăn ngừa kích ứng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

    Cách sử dụng: Trộn 1 thìa cà phê bột rễ cam thảo với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Bôi hỗn hợp trực tiếp lên vết loét và để trong 10–15 phút trước khi rửa sạch. Lặp lại hai lần một ngày.

    3. Hỗn hợp mật ong và nghệ

    Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên, nghệ chứa nhiều curcumin, một hợp chất được biết đến với đặc tính chống viêm và chữa lành vết thương. Khi được kết hợp lại, chúng tạo nên một phương thuốc hiệu quả chữa vết loét miệng.

    Cách sử dụng: Trộn 1 thìa cà phê mật ong với một chút bột nghệ vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sệt. Đắp hỗn hợp này lên vết loét và để yên trong 15 phút, sau đó súc miệng bằng nước ấm.

    4. Gel lô hội

    Lô hội nổi tiếng với đặc tính chữa lành da và có hiệu quả tương tự đối với vết loét miệng. Tính chất làm dịu và chống viêm của lô hội mang lại sự giảm đau tức thì và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

    Cách sử dụng: Cắt một lá lô hội tươi và chiết xuất gel. Thoa gel trực tiếp lên vết loét bằng tăm bông sạch. Lặp lại 2–3 lần một ngày để có kết quả nhanh chóng.

    5. Dầu đinh hương

    Dầu đinh hương không chỉ dành cho chứng đau răng mà tác dụng gây tê của nó có thể làm giảm tạm thời cơn đau do loét miệng. Thêm vào đó, đặc tính kháng khuẩn còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

    Cách sử dụng: Pha loãng một vài giọt dầu đinh hương với dầu nền (như dầu dừa). Thoa hỗn hợp lên vết loét bằng bông gòn hoặc ngón tay sạch. Để yên trong vài phút rồi súc miệng bằng nước sạch.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout- Ảnh 1.

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường,...
    bai-tap-chong-day-thon-gon-co-bap-san-chac-toan-than-dot-mo-bung11598723458

    Thời điểm tốt nhất để chống đẩy là khi nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Chống đẩy tác động đến ngực, cánh tay, vai và cả phần thân của cơ thể... Vậy khi nào...
    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout- Ảnh 1.

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường,...
    bai-tap-chong-day-thon-gon-co-bap-san-chac-toan-than-dot-mo-bung11598723458

    Thời điểm tốt nhất để chống đẩy là khi nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Chống đẩy tác động đến ngực, cánh tay, vai và cả phần thân của cơ thể... Vậy khi nào...
    10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác- Ảnh 1.

    10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

    (Thông tin sức khỏe) - Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn...

    bạn Nên đọc!

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường, số lượng những người có acid uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới.

    5 biện pháp khắc phục loét miệng tại nhà

    Những vết loét miệng xuất hiện có thể do căng thẳng, chấn thương nhỏ hoặc là hậu quả khi tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định. Sau đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp loét miệng nhanh lành.

    1. Súc miệng bằng sữa dừa

    Sữa dừa là một chất lỏng màu trắng đục, được làm từ cơm dừa của quả dừa già. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Phytotherapy Research”, sữa dừa có tác dụng bảo vệ đối với các vết loét nhờ các đặc tính chống viêm, làm mát tự nhiên giúp giảm đau, sưng.

    Cách sử dụng: Dùng cơm dừa xay nhuyễn với nước rồi lọc lấy nước cốt. Súc miệng với sữa dừa này trong 30 giây, 2–3 lần một ngày.

    sữa dừa

    Súc miệng bằng sữa dừa giúp khắc phục nhiệt miệng nhanh chóng.

    2. Dùng bột rễ cam thảo giúp loét miệng mau lành

    Nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, rễ cam thảo từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Y khoa Iran cho thấy tác dụng đáng kể của cam thảo trong việc giảm kích thước vết loét và kết quả tương tự cũng được ghi nhận đối với tác dụng giảm đau. Với vết loét miệng, thảo dược này tạo ra một lớp phủ bảo vệ trên vết loét, ngăn ngừa kích ứng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

    Cách sử dụng: Trộn 1 thìa cà phê bột rễ cam thảo với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Bôi hỗn hợp trực tiếp lên vết loét và để trong 10–15 phút trước khi rửa sạch. Lặp lại hai lần một ngày.

    3. Hỗn hợp mật ong và nghệ

    Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên, nghệ chứa nhiều curcumin, một hợp chất được biết đến với đặc tính chống viêm và chữa lành vết thương. Khi được kết hợp lại, chúng tạo nên một phương thuốc hiệu quả chữa vết loét miệng.

    Cách sử dụng: Trộn 1 thìa cà phê mật ong với một chút bột nghệ vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sệt. Đắp hỗn hợp này lên vết loét và để yên trong 15 phút, sau đó súc miệng bằng nước ấm.

    4. Gel lô hội

    Lô hội nổi tiếng với đặc tính chữa lành da và có hiệu quả tương tự đối với vết loét miệng. Tính chất làm dịu và chống viêm của lô hội mang lại sự giảm đau tức thì và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

    Cách sử dụng: Cắt một lá lô hội tươi và chiết xuất gel. Thoa gel trực tiếp lên vết loét bằng tăm bông sạch. Lặp lại 2–3 lần một ngày để có kết quả nhanh chóng.

    5. Dầu đinh hương

    Dầu đinh hương không chỉ dành cho chứng đau răng mà tác dụng gây tê của nó có thể làm giảm tạm thời cơn đau do loét miệng. Thêm vào đó, đặc tính kháng khuẩn còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

    Cách sử dụng: Pha loãng một vài giọt dầu đinh hương với dầu nền (như dầu dừa). Thoa hỗn hợp lên vết loét bằng bông gòn hoặc ngón tay sạch. Để yên trong vài phút rồi súc miệng bằng nước sạch.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout- Ảnh 1.

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường,...
    bai-tap-chong-day-thon-gon-co-bap-san-chac-toan-than-dot-mo-bung11598723458

    Thời điểm tốt nhất để chống đẩy là khi nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Chống đẩy tác động đến ngực, cánh tay, vai và cả phần thân của cơ thể... Vậy khi nào...
    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout- Ảnh 1.

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường,...
    bai-tap-chong-day-thon-gon-co-bap-san-chac-toan-than-dot-mo-bung11598723458

    Thời điểm tốt nhất để chống đẩy là khi nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Chống đẩy tác động đến ngực, cánh tay, vai và cả phần thân của cơ thể... Vậy khi nào...
    10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác- Ảnh 1.

    10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

    (Thông tin sức khỏe) - Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn...

    bạn Nên đọc!

    Các loại quả, nước uống giúp hạ acid uric máu cho người bệnh gout

    (Thông tin sức khỏe) - Cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội chứng rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường, số lượng những người có acid uric máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới.