spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    5 cách nghĩ sai lầm về tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát

    spot_img

    1. Cho rằng bệnh không còn xuất hiện nên không cần phải tiêm vaccine 

    Từ khi có vaccine ra đời, chương trình tiêm chủng được mở rộng, nên một số bệnh như quai bị, ho gà, bạch hầu… ít xuất hiện. Không ít người đã có “niềm tin” rằng các bệnh đó đã biến mất và chúng ta không cần tiêm chủng nữa.

    Tuy nhiên, quan niệm các bệnh này đã biến mất là không đúng. Đơn cử như dịch sởi năm 2013-2014 đã bùng phát ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, hoặc như thời điểm này, tình hình dịch bạch hầu đang được cảnh báo ở mức đáng lo ngại.

    Vaccine đã có vai trò lớn trong việc cắt giảm đáng kể tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trong lịch sử, bao gồm cả uốn ván, bạch hầu, ho gà, rubella bẩm sinh, bệnh sởi, quai bị và bệnh bại liệt. Nhưng nếu chúng ta lơ là cảnh giác và bỏ qua tiêm vaccine, thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là hoàn toàn có thể.

    5 quan điểm sai lầm khi tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát - Ảnh 1.

    Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine phòng bệnh.

    2. Tiêm vaccine là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ

    Lầm tưởng này là một trong những lý do rất phổ biến chống lại tiêm chủng. Lý do này xuất phát từ năm 1998 sau khi một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet bởi Andrew Wakefield và cộng sự. Trong bài viết này, Wakefield cho thấy mối liên quan giữa vaccine bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) và bệnh tự kỷ. Chỉ dựa trên 8 trường hợp có nghi ngờ mà đã dấy lên mối lo ngại đáng kể về tính an toàn của vaccine.

    Sau đó, các nghiên cứu dịch tễ học đầy đủ đã được thực hiện để đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng vaccine và bệnh tự kỷ. Nghiên cứu đoàn hệ (1.256.407 trẻ em) và các nghiên cứu kiểm soát (9.920 trẻ em) về mối tương quan giữa vaccine và sự phát triển của bệnh tự kỷ đã chứng minh không có sự liên quan nào được tìm thấy giữa vaccine MMR và bệnh tự kỷ.

    Tác giả chính của nghiên cứu này là Andrew Wakefield đã bị thu hồi giấy phép hành nghề y tại Anh bởi Hội đồng y tế chung (General Medical Council) do hành vi sai trái nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp.

    Mặc dù sự liên quan giữa tiêm vaccine và bệnh tự kỷ đã được bác bỏ, nhưng hậu quả của nó để lại không nhỏ. Đến nay vẫn còn những quan niệm và lo ngại về tác dụng phụ của vaccine. Từ đó dẫn đến xuất hiện các hội nhóm anti vaccine và có thể khiến nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm vốn dĩ có khả năng phòng ngừa được.

    3. Tiêm vaccine là nguyên nhân gây bệnh tự miễn

    Mặc dù nguyên nhân gây bệnh của các bệnh tự miễn chưa rõ ràng, nhưng phải kể đến vai trò của một số yếu tố bao gồm: Yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và các bệnh truyền nhiễm.

    Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu để tìm xem liệu có mối liên hệ nào của vaccine với bệnh tự miễn hay không. Tuy nhiên, cho đến nay, không có bằng chứng khẳng định tiêm vaccine là nguyên nhân gây bệnh tự miễn. 

    Hầu hết các số liệu thể hiện sự liên quan giữa vaccine và tự miễn dịch đến từ các trường hợp đơn lẻ, nghĩa là thiếu tính thuyết phục. 

    4. Cúm là một bệnh vô hại, vì vậy tiêm vaccine là không cần thiết

    Mặc dù cúm mùa thường được coi là một bệnh nhẹ, nhưng bệnh cúm là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

    Virus cúm có 3 type A, B, C, trong đó cúm type A thường xuyên có sự biến đổi và tạo thành các chủng virus có độc lực cao. Sự lây truyền rộng rãi của virus cúm này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, virus cúm A có thể có nhiều loại phân type cúm (có thể tới 144 loại), ví dụ như: H1N1, H5N1, H7N9…

    Cúm có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả viêm phổi nặng và các biến chứng nặng ngoài hô hấp, chẳng hạn như bệnh não và viêm cơ tim. Ngoài ra, một số lượng đáng kể các ca tử vong liên quan đến các biến chứng tim mạch và phổi thường song hành với các dịch cúm. Bên cạnh đó, bệnh cúm còn kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng khác đối với cộng đồng: Nghỉ học, nghỉ làm việc hàng loạt, giảm năng suất lao động và gây tổn thất lớn về mặt kinh tế và làm trầm trọng sự quá tải của các cơ sở chăm sóc y tế.

    Do đó, với các đối tượng: Người già, trẻ em, người mắc bệnh hen COPD, đái tháo đường, tim mạch, suy giảm miễn dịch, bệnh thận, phụ nữ mang thai, nhân viên y tế… có nguy cơ mắc cúm và các biến chứng liên quan đến cúm, thì việc tiêm phòng cúm được khuyến khích.

    5 quan điểm sai lầm khi tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát - Ảnh 3.

    Nên tiêm vaccine đúng định kỳ để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

    Do lo ngại tiêm vaccine sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và em bé sau khi được sinh ra, nên rất nhiều phụ nữ mang thai e ngại tiêm vaccine. Nhưng sự thật là hầu hết các loại vaccine không chỉ an toàn mà còn được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai.

    Hai loại vaccine đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai là: Vaccine 3 trong 1 Tdap (uốn ván, bạch hầu, ho gà) được khuyến cáo tiêm vào giữa tuần thứ 27 và 36 khi mang thai và vaccine cúm. Uốn ván, ho gà và cúm là những bệnh có hậu quả nghiêm trọng cho trẻ và/hoặc mẹ trong khi hoàn toàn có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng. Việc tiêm vaccine ho gà khi mang thai cung cấp sự bảo vệ đáng kể cho trẻ sơ sinh chống lại căn bệnh này.

    Chỉ các loại vaccine chứa virus sống đã được làm giảm độc lực, chẳng hạn như các loại vaccine thủy đậu – zona (VZV) và rubella (MMR), được khuyến cáo không nên dùng 1 tháng trước hoặc trong khi mang thai, do những nguy cơ tiềm ẩn lây truyền của virus đối với thai nhi. Hiện nay các vaccine chứa virus sống vẫn tiếp tục chống chỉ định trong thai kỳ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).

    5 cách nghĩ sai lầm về tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát

    1. Cho rằng bệnh không còn xuất hiện nên không cần phải tiêm vaccine 

    Từ khi có vaccine ra đời, chương trình tiêm chủng được mở rộng, nên một số bệnh như quai bị, ho gà, bạch hầu… ít xuất hiện. Không ít người đã có “niềm tin” rằng các bệnh đó đã biến mất và chúng ta không cần tiêm chủng nữa.

    Tuy nhiên, quan niệm các bệnh này đã biến mất là không đúng. Đơn cử như dịch sởi năm 2013-2014 đã bùng phát ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, hoặc như thời điểm này, tình hình dịch bạch hầu đang được cảnh báo ở mức đáng lo ngại.

    Vaccine đã có vai trò lớn trong việc cắt giảm đáng kể tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trong lịch sử, bao gồm cả uốn ván, bạch hầu, ho gà, rubella bẩm sinh, bệnh sởi, quai bị và bệnh bại liệt. Nhưng nếu chúng ta lơ là cảnh giác và bỏ qua tiêm vaccine, thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là hoàn toàn có thể.

    5 quan điểm sai lầm khi tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát - Ảnh 1.

    Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine phòng bệnh.

    2. Tiêm vaccine là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ

    Lầm tưởng này là một trong những lý do rất phổ biến chống lại tiêm chủng. Lý do này xuất phát từ năm 1998 sau khi một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet bởi Andrew Wakefield và cộng sự. Trong bài viết này, Wakefield cho thấy mối liên quan giữa vaccine bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) và bệnh tự kỷ. Chỉ dựa trên 8 trường hợp có nghi ngờ mà đã dấy lên mối lo ngại đáng kể về tính an toàn của vaccine.

    Sau đó, các nghiên cứu dịch tễ học đầy đủ đã được thực hiện để đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng vaccine và bệnh tự kỷ. Nghiên cứu đoàn hệ (1.256.407 trẻ em) và các nghiên cứu kiểm soát (9.920 trẻ em) về mối tương quan giữa vaccine và sự phát triển của bệnh tự kỷ đã chứng minh không có sự liên quan nào được tìm thấy giữa vaccine MMR và bệnh tự kỷ.

    Tác giả chính của nghiên cứu này là Andrew Wakefield đã bị thu hồi giấy phép hành nghề y tại Anh bởi Hội đồng y tế chung (General Medical Council) do hành vi sai trái nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp.

    Mặc dù sự liên quan giữa tiêm vaccine và bệnh tự kỷ đã được bác bỏ, nhưng hậu quả của nó để lại không nhỏ. Đến nay vẫn còn những quan niệm và lo ngại về tác dụng phụ của vaccine. Từ đó dẫn đến xuất hiện các hội nhóm anti vaccine và có thể khiến nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm vốn dĩ có khả năng phòng ngừa được.

    3. Tiêm vaccine là nguyên nhân gây bệnh tự miễn

    Mặc dù nguyên nhân gây bệnh của các bệnh tự miễn chưa rõ ràng, nhưng phải kể đến vai trò của một số yếu tố bao gồm: Yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và các bệnh truyền nhiễm.

    Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu để tìm xem liệu có mối liên hệ nào của vaccine với bệnh tự miễn hay không. Tuy nhiên, cho đến nay, không có bằng chứng khẳng định tiêm vaccine là nguyên nhân gây bệnh tự miễn. 

    Hầu hết các số liệu thể hiện sự liên quan giữa vaccine và tự miễn dịch đến từ các trường hợp đơn lẻ, nghĩa là thiếu tính thuyết phục. 

    4. Cúm là một bệnh vô hại, vì vậy tiêm vaccine là không cần thiết

    Mặc dù cúm mùa thường được coi là một bệnh nhẹ, nhưng bệnh cúm là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

    Virus cúm có 3 type A, B, C, trong đó cúm type A thường xuyên có sự biến đổi và tạo thành các chủng virus có độc lực cao. Sự lây truyền rộng rãi của virus cúm này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, virus cúm A có thể có nhiều loại phân type cúm (có thể tới 144 loại), ví dụ như: H1N1, H5N1, H7N9…

    Cúm có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả viêm phổi nặng và các biến chứng nặng ngoài hô hấp, chẳng hạn như bệnh não và viêm cơ tim. Ngoài ra, một số lượng đáng kể các ca tử vong liên quan đến các biến chứng tim mạch và phổi thường song hành với các dịch cúm. Bên cạnh đó, bệnh cúm còn kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng khác đối với cộng đồng: Nghỉ học, nghỉ làm việc hàng loạt, giảm năng suất lao động và gây tổn thất lớn về mặt kinh tế và làm trầm trọng sự quá tải của các cơ sở chăm sóc y tế.

    Do đó, với các đối tượng: Người già, trẻ em, người mắc bệnh hen COPD, đái tháo đường, tim mạch, suy giảm miễn dịch, bệnh thận, phụ nữ mang thai, nhân viên y tế… có nguy cơ mắc cúm và các biến chứng liên quan đến cúm, thì việc tiêm phòng cúm được khuyến khích.

    5 quan điểm sai lầm khi tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát - Ảnh 3.

    Nên tiêm vaccine đúng định kỳ để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

    Do lo ngại tiêm vaccine sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và em bé sau khi được sinh ra, nên rất nhiều phụ nữ mang thai e ngại tiêm vaccine. Nhưng sự thật là hầu hết các loại vaccine không chỉ an toàn mà còn được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai.

    Hai loại vaccine đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai là: Vaccine 3 trong 1 Tdap (uốn ván, bạch hầu, ho gà) được khuyến cáo tiêm vào giữa tuần thứ 27 và 36 khi mang thai và vaccine cúm. Uốn ván, ho gà và cúm là những bệnh có hậu quả nghiêm trọng cho trẻ và/hoặc mẹ trong khi hoàn toàn có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng. Việc tiêm vaccine ho gà khi mang thai cung cấp sự bảo vệ đáng kể cho trẻ sơ sinh chống lại căn bệnh này.

    Chỉ các loại vaccine chứa virus sống đã được làm giảm độc lực, chẳng hạn như các loại vaccine thủy đậu – zona (VZV) và rubella (MMR), được khuyến cáo không nên dùng 1 tháng trước hoặc trong khi mang thai, do những nguy cơ tiềm ẩn lây truyền của virus đối với thai nhi. Hiện nay các vaccine chứa virus sống vẫn tiếp tục chống chỉ định trong thai kỳ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).