spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    6 biểu hiện cho thấy bạn mắc viêm khớp dạng thấp

    spot_img

    Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp có nguyên nhân chính gây ra là sự tấn công của hệ thống miễn dịch lên lớp màng bao quanh khớp của bạn. Nó phá hủy dần sụn và xương trong khớp, dây chằng chằng giữ khớp cũng bị giãn và yếu dần.

    Ngoài nguyên nhân chính ở trên, bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra cũng có thể do một số yếu tố khác như:

    Yếu tố bệnh lý

    • Yếu tố di truyền: Người trong gia đình có thành viên mắc viêm khớp dạng thấp thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
    • Hệ thống miễn dịch: Có đến 70% người mắc bệnh đều có hệ miễn dịch kém.
    • Nhiễm khuẩn: Tiếp xúc với một số vi khuẩn, virus gây bệnh như epstein- barr virus, pravo virus.
    • Có tiền sử chấn thương ở tay chân như gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng.

    Yếu tố sinh lý

    • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2 – 3 lần nam giới.
    • Người tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi.
    • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
    • Thừa cân, béo phì.
    6 biểu hiện cho thấy bạn mắc viêm khớp dạng thấp- Ảnh 2.

    Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp mạn tính.

    Biểu hiện thường gặp của viêm khớp dạng thấp

    Các triệu chứng lâm sàng thường thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

    Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.

    Đau khớp: Các khớp có thể bị đau và chỗ đau thường có cảm giác nóng ran. Đối với một số người thì triệu chứng này có thể đến rồi tự đi. Tuy nhiên, khi ngủ nếu bạn có cảm giác đau thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu bệnh viêm khớp đang ngày càng xấu đi, cần được cải thiện.

    Cứng khớp: Khi bị viêm khớp thì lúc thức dậy vào sáng sớm thường rất khó chịu. Các khớp sẽ cứng dần và có tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.

    Cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.

    Biến dạng khớp: Dường như các khớp sẽ không giữ nguyên được hình dạng ban đầu khi mà một bên khớp bị mài mòn và sập xuống, đặc biệt là khi tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ.

    Khó hoặc mất vận động: Lớp sụn hấp thụ lực giữa các khớp ngày càng bị bào mòn và xương sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau kèm theo các cơ cũng bị đau, vận động rất khó.

    Tuy vậy, để xác định viêm khớp dạng thấp ngoài biểu hiện lâm sàng thì các bác sĩ phải xét nghiệm để xác định có phải bị viêm khớp không, cũng như loại viêm khớp mắc phải. Phát hiện sớm để cải thiện kịp thời là cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng.

    Lời khuyên thầy thuốc

    Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất bắt đầu trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, do đây là thời kỳ xương khớp dễ bị thoái hóa.

    Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở người béo phì cao gấp 5 lần so với bình thường.

    Những người thường xuyên làm việc trong môi trường giá lạnh hoặc ẩm thấp, tiếp xúc với nước nhiều cũng dễ mắc bệnh hơn.

    Khi có biểu hiện viêm khớp dạng thấp thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Người bệnh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, điều này sẽ giúp làm giảm triệu chứng của bệnh.

    Tại nhà, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Cần cân bằng giữa các nhóm thực phẩm như rau quả, ngũ cốc, thịt nạc và sữa ít béo. Chế độ cân bằng dinh dưỡng cũng rất quan trọng để duy trì cân nặng vừa phải, giúp giảm áp lực lên khớp.

    Một số thực phẩm người bị bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn:

    • Nên ăn nhiều rau tươi, ngũ cốc.
    • Chọn thực phẩm có nhiều protein, ít chất béo như thịt gà, thịt nạc, cá và đậu.
    • Các loại sữa ít béo và không béo.
    • Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo và muối.
    • Tăng cường ăn cá giàu acid béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ… Dầu cá có thể loại trừ các tình trạng cứng khớp buổi sáng, làm giảm số lần đau khớp ở những người bị viêm khớp mạn tính.
    • Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin E có ở giá đỗ, đậu tương, lạc vừng, mầm lúa mạch sẽ có tác dụng giảm đau chống viêm tốt. Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm khớp…
    • Một số thực phẩm khác như cà chua rất tốt cho người bệnh bị viêm khớp, nó có chất chống oxy hóa cao. Một cốc nước ép cà chua mỗi ngày rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn khớp.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    6 biểu hiện cho thấy bạn mắc viêm khớp dạng thấp

    Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp có nguyên nhân chính gây ra là sự tấn công của hệ thống miễn dịch lên lớp màng bao quanh khớp của bạn. Nó phá hủy dần sụn và xương trong khớp, dây chằng chằng giữ khớp cũng bị giãn và yếu dần.

    Ngoài nguyên nhân chính ở trên, bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra cũng có thể do một số yếu tố khác như:

    Yếu tố bệnh lý

    • Yếu tố di truyền: Người trong gia đình có thành viên mắc viêm khớp dạng thấp thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
    • Hệ thống miễn dịch: Có đến 70% người mắc bệnh đều có hệ miễn dịch kém.
    • Nhiễm khuẩn: Tiếp xúc với một số vi khuẩn, virus gây bệnh như epstein- barr virus, pravo virus.
    • Có tiền sử chấn thương ở tay chân như gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng.

    Yếu tố sinh lý

    • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2 – 3 lần nam giới.
    • Người tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi.
    • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
    • Thừa cân, béo phì.
    6 biểu hiện cho thấy bạn mắc viêm khớp dạng thấp- Ảnh 2.

    Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp mạn tính.

    Biểu hiện thường gặp của viêm khớp dạng thấp

    Các triệu chứng lâm sàng thường thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

    Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.

    Đau khớp: Các khớp có thể bị đau và chỗ đau thường có cảm giác nóng ran. Đối với một số người thì triệu chứng này có thể đến rồi tự đi. Tuy nhiên, khi ngủ nếu bạn có cảm giác đau thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu bệnh viêm khớp đang ngày càng xấu đi, cần được cải thiện.

    Cứng khớp: Khi bị viêm khớp thì lúc thức dậy vào sáng sớm thường rất khó chịu. Các khớp sẽ cứng dần và có tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.

    Cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.

    Biến dạng khớp: Dường như các khớp sẽ không giữ nguyên được hình dạng ban đầu khi mà một bên khớp bị mài mòn và sập xuống, đặc biệt là khi tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ.

    Khó hoặc mất vận động: Lớp sụn hấp thụ lực giữa các khớp ngày càng bị bào mòn và xương sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau kèm theo các cơ cũng bị đau, vận động rất khó.

    Tuy vậy, để xác định viêm khớp dạng thấp ngoài biểu hiện lâm sàng thì các bác sĩ phải xét nghiệm để xác định có phải bị viêm khớp không, cũng như loại viêm khớp mắc phải. Phát hiện sớm để cải thiện kịp thời là cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng.

    Lời khuyên thầy thuốc

    Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất bắt đầu trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, do đây là thời kỳ xương khớp dễ bị thoái hóa.

    Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở người béo phì cao gấp 5 lần so với bình thường.

    Những người thường xuyên làm việc trong môi trường giá lạnh hoặc ẩm thấp, tiếp xúc với nước nhiều cũng dễ mắc bệnh hơn.

    Khi có biểu hiện viêm khớp dạng thấp thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Người bệnh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, điều này sẽ giúp làm giảm triệu chứng của bệnh.

    Tại nhà, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Cần cân bằng giữa các nhóm thực phẩm như rau quả, ngũ cốc, thịt nạc và sữa ít béo. Chế độ cân bằng dinh dưỡng cũng rất quan trọng để duy trì cân nặng vừa phải, giúp giảm áp lực lên khớp.

    Một số thực phẩm người bị bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn:

    • Nên ăn nhiều rau tươi, ngũ cốc.
    • Chọn thực phẩm có nhiều protein, ít chất béo như thịt gà, thịt nạc, cá và đậu.
    • Các loại sữa ít béo và không béo.
    • Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo và muối.
    • Tăng cường ăn cá giàu acid béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ… Dầu cá có thể loại trừ các tình trạng cứng khớp buổi sáng, làm giảm số lần đau khớp ở những người bị viêm khớp mạn tính.
    • Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin E có ở giá đỗ, đậu tương, lạc vừng, mầm lúa mạch sẽ có tác dụng giảm đau chống viêm tốt. Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm khớp…
    • Một số thực phẩm khác như cà chua rất tốt cho người bệnh bị viêm khớp, nó có chất chống oxy hóa cao. Một cốc nước ép cà chua mỗi ngày rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn khớp.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.