spot_img
27.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ Hai, 28 Tháng 7, 2025
More

    6 loại thực phẩm nên tránh khi uống sữa đậu nành

    spot_img

    6 loại thực phẩm cần chú ý khi uống sữa đậu nành

    Một cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nành cùng trứng được nhiều người lựa chọn cho bữa ăn sáng. Sữa đậu nành là loại sữa hạt giàu protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Protein trong sữa đậu nành cũng chứa tất cả 9 acid amin thiết yếu giống với sữa bò nhất. Tuy nhiên, sữa đậu nành chứa trypsin inhibitors – một hợp chất ức chế enzyme tiêu hóa protein nên khi kết hợp với trứng, protein trong trứng sẽ bị kết tủa, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Sự tương tác này còn gây ra cảm giác khó tiêu, chướng bụng.

    Trypsin inhibitors có trong đậu nành thô nhưng quá trình gia nhiệt cao thì chất này sẽ bị phá hủy. Do vậy để hạn chế tương tác này, cần chế biến sữa đậu nành được đun sôi thật kỹ.

    6 loại thực phẩm nên tránh khi uống sữa đậu nành- Ảnh 1.

    Cần nấu chín kỹ sữa đậu nành để hạn chế sự tương kỵ với trứng.

    Trong các loại đường này chứa nhiều acid hữu cơ như acid lactic, acid acetic. Các acid này phản ứng với protein và canxi trong sữa đậu nành, tạo thành các hợp chất làm giảm giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, tiêu hóa. Thành phần của đường nâu có khả năng phá hủy cấu trúc gốc của các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, không nên pha sữa đậu nành với các loại đường này.

    Các thực phẩm có hàm lượng cao acid oxalic như rau chân vịt, rau dền, rau muống…. Khi kết hợp với đậu nành giàu canxi sẽ hình thành chất canxi oxalat – một hợp chất khó tan. Tuy nhiên, lượng canxi tự nhiên trong sữa đậu nành không quá cao (trừ khi là sữa tăng cường canxi) và lượng acid oxalic tiêu thụ từ một khẩu phần rau thông thường cũng không quá lớn để gây ra vấn đề sỏi thận cấp tính cho người khỏe mạnh.

    Đối với người có nguy cơ cao hình thành sỏi thận, người bị sỏi thận, có vấn đề sức khỏe đường tiết niệu thì không nên ăn các loại thực phẩm này cùng nhau.

    Sữa bò hoặc sữa dê, sữa cừu đều giàu protein. Nếu kết hợp protein thực vật và động vật có thể gây khó tiêu, đầy bụng, giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

    Cam, bưởi, quýt, chanh, dâu tây,… không nên ăn cùng sữa đậu nành vì acid trong các loại quả này có thể làm đông vón protein trong sữa đậu nành, gây khó tiêu.

    Tuy nhiên, quá trình đông vón này là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa protein, giúp các enzyme tiêu hóa dễ dàng phân cắt protein thành các acid amin. Quá trình này thường không gây khó tiêu cho người khỏe mạnh nhưng những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, có vấn đề ở dạ dày thì sẽ cảm thấy khó chịu khi kết hợp thực phẩm có tính acid với sữa đậu nành.

    Cách tốt nhất là nên ăn trái cây có tính acid cao cách nhau một khoảng thời gian với uống sữa đậu nành.

    Chất tannin có trong trà sẽ phản ứng với protein trong sữa đậu nành gây ra kết tủa. Phản ứng này tạo ra các hợp chất khó tiêu hóa, gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ cả sữa đậu nành và trà.

    Để tránh tương tác, cần uống 2 loại này cách xa ít nhất 2 giờ.

    Cách uống sữa đậu nành bổ sung dinh dưỡng an toàn

    Ngoài lưu ý sự tương kỵ của sữa đậu nành với một số loại thực phẩm khác, cần lưu ý những vấn đề sau:

    Đậu nành sống chứa saponin và trypsin inhibitors. Các chất này có thể gây đầy bụng, buồn nôn, thậm chí ngộ độc thực phẩm nếu chưa được nấu chín kỹ. Sau khi ép lấy sữa, cần đun sôi ít nhất 10 phút trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

    Khi dạ dày rỗng, các protein trong sữa đậu nành sẽ bị chuyển hóa thành năng lượng thay vì hấp thụ dinh dưỡng. Điều này vừa làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa và có thể gây cồn cào dạ dày, khó chịu. Tốt nhất, nên uống sữa đậu nành sau bữa ăn hoặc kết hợp với tinh bột như bánh mì nguyên cám để hấp thụ tốt nhất.

    6 loại thực phẩm nên tránh khi uống sữa đậu nành- Ảnh 3.

    Nên uống sữa đậu nành đã được nấu chín thật kỹ.

    Sữa đậu nành dễ bị lên men nếu giữ trong bình giữ nhiệt quá 3-4 giờ. Khi lên men sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, giảm chất lượng dinh dưỡng. Nếu uống sữa này có thể gặp tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

    Uống sữa đậu nành vào bữa sáng để cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hơn, đồng thời giúp thuận lợi hơn cho việc bài tiết vào buổi sáng.

    Có thể uống vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng để giúp cơ thể hấp thu isoflavones trong sữa hiệu quả, giúp kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, thích hợp cho người muốn giảm cân.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp- Ảnh 1.

    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát huyết áp, đặc biệt...
    Bệnh dại vẫn cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng mỗi năm- Ảnh 1.

    Bệnh dại vẫn cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng mỗi năm

    (Thông tin sức khỏe) - Dù có vaccine phòng ngừa và phương pháp điều trị sau phơi nhiễm, bệnh dại vẫn cướp đi hàng...
    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp- Ảnh 1.

    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát huyết áp, đặc biệt...
    Bệnh dại vẫn cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng mỗi năm- Ảnh 1.

    Bệnh dại vẫn cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng mỗi năm

    (Thông tin sức khỏe) - Dù có vaccine phòng ngừa và phương pháp điều trị sau phơi nhiễm, bệnh dại vẫn cướp đi hàng...
    Người bệnh đái tháo đường có cần kiêng cơm trắng không?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường có cần kiêng cơm trắng không?

    (Thông tin sức khỏe) - Rất nhiều người bệnh đái tháo đường vẫn còn có quan điểm phải kiêng ăn kỹ, đặc biệt là...

    bạn Nên đọc!

    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát huyết áp, đặc biệt khi đang dùng thuốc điều trị. Một số loại thực phẩm không chỉ an toàn khi kết hợp với thuốc mà còn giúp tăng hiệu quả hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch…

    6 loại thực phẩm nên tránh khi uống sữa đậu nành

    6 loại thực phẩm cần chú ý khi uống sữa đậu nành

    Một cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nành cùng trứng được nhiều người lựa chọn cho bữa ăn sáng. Sữa đậu nành là loại sữa hạt giàu protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Protein trong sữa đậu nành cũng chứa tất cả 9 acid amin thiết yếu giống với sữa bò nhất. Tuy nhiên, sữa đậu nành chứa trypsin inhibitors – một hợp chất ức chế enzyme tiêu hóa protein nên khi kết hợp với trứng, protein trong trứng sẽ bị kết tủa, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Sự tương tác này còn gây ra cảm giác khó tiêu, chướng bụng.

    Trypsin inhibitors có trong đậu nành thô nhưng quá trình gia nhiệt cao thì chất này sẽ bị phá hủy. Do vậy để hạn chế tương tác này, cần chế biến sữa đậu nành được đun sôi thật kỹ.

    6 loại thực phẩm nên tránh khi uống sữa đậu nành- Ảnh 1.

    Cần nấu chín kỹ sữa đậu nành để hạn chế sự tương kỵ với trứng.

    Trong các loại đường này chứa nhiều acid hữu cơ như acid lactic, acid acetic. Các acid này phản ứng với protein và canxi trong sữa đậu nành, tạo thành các hợp chất làm giảm giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, tiêu hóa. Thành phần của đường nâu có khả năng phá hủy cấu trúc gốc của các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, không nên pha sữa đậu nành với các loại đường này.

    Các thực phẩm có hàm lượng cao acid oxalic như rau chân vịt, rau dền, rau muống…. Khi kết hợp với đậu nành giàu canxi sẽ hình thành chất canxi oxalat – một hợp chất khó tan. Tuy nhiên, lượng canxi tự nhiên trong sữa đậu nành không quá cao (trừ khi là sữa tăng cường canxi) và lượng acid oxalic tiêu thụ từ một khẩu phần rau thông thường cũng không quá lớn để gây ra vấn đề sỏi thận cấp tính cho người khỏe mạnh.

    Đối với người có nguy cơ cao hình thành sỏi thận, người bị sỏi thận, có vấn đề sức khỏe đường tiết niệu thì không nên ăn các loại thực phẩm này cùng nhau.

    Sữa bò hoặc sữa dê, sữa cừu đều giàu protein. Nếu kết hợp protein thực vật và động vật có thể gây khó tiêu, đầy bụng, giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

    Cam, bưởi, quýt, chanh, dâu tây,… không nên ăn cùng sữa đậu nành vì acid trong các loại quả này có thể làm đông vón protein trong sữa đậu nành, gây khó tiêu.

    Tuy nhiên, quá trình đông vón này là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa protein, giúp các enzyme tiêu hóa dễ dàng phân cắt protein thành các acid amin. Quá trình này thường không gây khó tiêu cho người khỏe mạnh nhưng những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, có vấn đề ở dạ dày thì sẽ cảm thấy khó chịu khi kết hợp thực phẩm có tính acid với sữa đậu nành.

    Cách tốt nhất là nên ăn trái cây có tính acid cao cách nhau một khoảng thời gian với uống sữa đậu nành.

    Chất tannin có trong trà sẽ phản ứng với protein trong sữa đậu nành gây ra kết tủa. Phản ứng này tạo ra các hợp chất khó tiêu hóa, gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ cả sữa đậu nành và trà.

    Để tránh tương tác, cần uống 2 loại này cách xa ít nhất 2 giờ.

    Cách uống sữa đậu nành bổ sung dinh dưỡng an toàn

    Ngoài lưu ý sự tương kỵ của sữa đậu nành với một số loại thực phẩm khác, cần lưu ý những vấn đề sau:

    Đậu nành sống chứa saponin và trypsin inhibitors. Các chất này có thể gây đầy bụng, buồn nôn, thậm chí ngộ độc thực phẩm nếu chưa được nấu chín kỹ. Sau khi ép lấy sữa, cần đun sôi ít nhất 10 phút trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

    Khi dạ dày rỗng, các protein trong sữa đậu nành sẽ bị chuyển hóa thành năng lượng thay vì hấp thụ dinh dưỡng. Điều này vừa làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa và có thể gây cồn cào dạ dày, khó chịu. Tốt nhất, nên uống sữa đậu nành sau bữa ăn hoặc kết hợp với tinh bột như bánh mì nguyên cám để hấp thụ tốt nhất.

    6 loại thực phẩm nên tránh khi uống sữa đậu nành- Ảnh 3.

    Nên uống sữa đậu nành đã được nấu chín thật kỹ.

    Sữa đậu nành dễ bị lên men nếu giữ trong bình giữ nhiệt quá 3-4 giờ. Khi lên men sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, giảm chất lượng dinh dưỡng. Nếu uống sữa này có thể gặp tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

    Uống sữa đậu nành vào bữa sáng để cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hơn, đồng thời giúp thuận lợi hơn cho việc bài tiết vào buổi sáng.

    Có thể uống vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng để giúp cơ thể hấp thu isoflavones trong sữa hiệu quả, giúp kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, thích hợp cho người muốn giảm cân.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp- Ảnh 1.

    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát huyết áp, đặc biệt...
    Bệnh dại vẫn cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng mỗi năm- Ảnh 1.

    Bệnh dại vẫn cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng mỗi năm

    (Thông tin sức khỏe) - Dù có vaccine phòng ngừa và phương pháp điều trị sau phơi nhiễm, bệnh dại vẫn cướp đi hàng...
    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp- Ảnh 1.

    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát huyết áp, đặc biệt...
    Bệnh dại vẫn cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng mỗi năm- Ảnh 1.

    Bệnh dại vẫn cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng mỗi năm

    (Thông tin sức khỏe) - Dù có vaccine phòng ngừa và phương pháp điều trị sau phơi nhiễm, bệnh dại vẫn cướp đi hàng...
    Người bệnh đái tháo đường có cần kiêng cơm trắng không?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường có cần kiêng cơm trắng không?

    (Thông tin sức khỏe) - Rất nhiều người bệnh đái tháo đường vẫn còn có quan điểm phải kiêng ăn kỹ, đặc biệt là...

    bạn Nên đọc!

    5 loại thực phẩm hỗ trợ hiệu quả cho người đang dùng thuốc hạ huyết áp

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát huyết áp, đặc biệt khi đang dùng thuốc điều trị. Một số loại thực phẩm không chỉ an toàn khi kết hợp với thuốc mà còn giúp tăng hiệu quả hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch…