spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    6 loại thuốc không được uống cùng trà/cà phê

    spot_img

    Các nghiên cứu cho thấy cà phê có thể kích thích dạ dày, làm thay đổi thời gian thức ăn đi qua hệ tiêu hóa. Cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc vào máu. Uống cà phê trong khi dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, vì caffeine có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và bài tiết thuốc.

    Tương tự như vậy, trà chứa một số ancaloit, bao gồm caffeine, nicotine, theobromine có thể gây trở ngại cho thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc thậm chí ngăn cản quá trình hấp thụ thuốc vào máu. Một số loại thuốc không nên dùng cùng cà phê hay trà là do những tương tác này.

    1. Thuốc nào không dùng cùng trà/cà phê?

    Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng thuốc kháng sinh cũng kích thích hệ thần kinh trung ương. Cà phê/trà chứa caffeine cũng là chất kích thích, nên dùng cả hai cùng nhau có thể gây bồn chồn và mất ngủ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ.

    – Thuốc chống dị ứng: Fexofenadine là thuốc chống dị ứng cũng nên tránh dùng cùng cà phê/trà. Sự kết hợp này có thể kích thích quá mức hệ thần kinh trung ương và làm tăng các triệu chứng bồn chồn.

    6 loại thuốc không được uống cùng trà/cà phê- Ảnh 1.

    Một số loại thuốc uống cùng trà/cà phê sẽ làm giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc.

    – Thuốc điều trị suy giáp: Được sử dụng để điều trị các tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, có thể trở nên kém hiệu quả hơn đáng kể khi dùng cùng cà phê/trà. Điều này là do cà phê/trà làm giảm khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

    – Thuốc trị hen suyễn: Giúp thư giãn cơ phổi và mở rộng đường thở, cũng bị ảnh hưởng bởi cà phê. Caffeine là thuốc giãn phế quản nhẹ, có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này, thường được dùng để điều trị các tình trạng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Khi thuốc giãn phế quản tương tác với cà phê/trà có thể gây đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày và cáu kỉnh, đặc biệt là ở trẻ em.

    – Thuốc điều trị đái tháo đường: Đây cũng là loại thuốc bị ảnh hưởng bởi cà phê. Khi trộn với đường hoặc sữa, cà phê có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến ngay lập tức và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bản thân caffeine trong trà/cà phê có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

    – Thuốc điều trị bệnh Alzheimer: Bệnh Alzheimer là một rối loạn não dẫn đến mất chức năng nhận thức, chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Hàng triệu người dùng thuốc điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, các loại thuốc như donepezil, rivastigmine và galantamine bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng bởi caffeine.

    Thuốc điều trị bệnh Alzheimer bảo vệ chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, và việc uống nhiều cà phê đã được chứng minh là làm suy yếu tác dụng bảo vệ này (giảm tác dụng của thuốc).

    Như vậy, trong khi cà phê là thói quen uống buổi sáng phổ biến của nhiều người, thì cần thận trọng khi dùng một số loại thuốc nhất định. Caffeine có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các loại thuốc này, khiến việc cân nhắc thời điểm và sự kết hợp giữa việc uống cà phê và dùng thuốc trở nên rất quan trọng.

    2. Cách sử dụng thuốc đúng

    Thuốc uống: Trừ khi có hướng dẫn khác, hãy nuốt nguyên viên thuốc (viên nén, viên nang) với một cốc nước đầy. Tránh nghiền nát, bẻ vụn hoặc nhai khi uống.

    – Thuốc dạng lỏng: Để đảm bảo liều lượng chính xác, hãy sử dụng thìa định lượng hoặc ống tiêm, một dụng cụ đong chuyên dụng (có thể đi kèm sản phẩm thuốc) thay vì dùng thìa thông thường trong nhà bếp, gia đình… để lấy thuốc. Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng.

    – Tuân thủ dùng thuốc về liều lượng, cách uống, thời điểm uống, cách bảo quản (nếu có đối với một số thuốc), liệu trình (số ngày) sử dụng thuốc. Không được tự ý bỏ thuốc khi các triệu chứng thuyên giảm (đối với các bệnh cấp tính), hoặc ngừng thuốc (đối với các bệnh mạn tính).

    – Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất thường cần thông báo cho bác sĩ biết để xử lý kịp thời.

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    6 loại thuốc không được uống cùng trà/cà phê

    Các nghiên cứu cho thấy cà phê có thể kích thích dạ dày, làm thay đổi thời gian thức ăn đi qua hệ tiêu hóa. Cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc vào máu. Uống cà phê trong khi dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, vì caffeine có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và bài tiết thuốc.

    Tương tự như vậy, trà chứa một số ancaloit, bao gồm caffeine, nicotine, theobromine có thể gây trở ngại cho thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc thậm chí ngăn cản quá trình hấp thụ thuốc vào máu. Một số loại thuốc không nên dùng cùng cà phê hay trà là do những tương tác này.

    1. Thuốc nào không dùng cùng trà/cà phê?

    Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng thuốc kháng sinh cũng kích thích hệ thần kinh trung ương. Cà phê/trà chứa caffeine cũng là chất kích thích, nên dùng cả hai cùng nhau có thể gây bồn chồn và mất ngủ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ.

    – Thuốc chống dị ứng: Fexofenadine là thuốc chống dị ứng cũng nên tránh dùng cùng cà phê/trà. Sự kết hợp này có thể kích thích quá mức hệ thần kinh trung ương và làm tăng các triệu chứng bồn chồn.

    6 loại thuốc không được uống cùng trà/cà phê- Ảnh 1.

    Một số loại thuốc uống cùng trà/cà phê sẽ làm giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc.

    – Thuốc điều trị suy giáp: Được sử dụng để điều trị các tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, có thể trở nên kém hiệu quả hơn đáng kể khi dùng cùng cà phê/trà. Điều này là do cà phê/trà làm giảm khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

    – Thuốc trị hen suyễn: Giúp thư giãn cơ phổi và mở rộng đường thở, cũng bị ảnh hưởng bởi cà phê. Caffeine là thuốc giãn phế quản nhẹ, có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này, thường được dùng để điều trị các tình trạng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Khi thuốc giãn phế quản tương tác với cà phê/trà có thể gây đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày và cáu kỉnh, đặc biệt là ở trẻ em.

    – Thuốc điều trị đái tháo đường: Đây cũng là loại thuốc bị ảnh hưởng bởi cà phê. Khi trộn với đường hoặc sữa, cà phê có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến ngay lập tức và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bản thân caffeine trong trà/cà phê có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

    – Thuốc điều trị bệnh Alzheimer: Bệnh Alzheimer là một rối loạn não dẫn đến mất chức năng nhận thức, chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Hàng triệu người dùng thuốc điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, các loại thuốc như donepezil, rivastigmine và galantamine bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng bởi caffeine.

    Thuốc điều trị bệnh Alzheimer bảo vệ chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, và việc uống nhiều cà phê đã được chứng minh là làm suy yếu tác dụng bảo vệ này (giảm tác dụng của thuốc).

    Như vậy, trong khi cà phê là thói quen uống buổi sáng phổ biến của nhiều người, thì cần thận trọng khi dùng một số loại thuốc nhất định. Caffeine có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các loại thuốc này, khiến việc cân nhắc thời điểm và sự kết hợp giữa việc uống cà phê và dùng thuốc trở nên rất quan trọng.

    2. Cách sử dụng thuốc đúng

    Thuốc uống: Trừ khi có hướng dẫn khác, hãy nuốt nguyên viên thuốc (viên nén, viên nang) với một cốc nước đầy. Tránh nghiền nát, bẻ vụn hoặc nhai khi uống.

    – Thuốc dạng lỏng: Để đảm bảo liều lượng chính xác, hãy sử dụng thìa định lượng hoặc ống tiêm, một dụng cụ đong chuyên dụng (có thể đi kèm sản phẩm thuốc) thay vì dùng thìa thông thường trong nhà bếp, gia đình… để lấy thuốc. Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng.

    – Tuân thủ dùng thuốc về liều lượng, cách uống, thời điểm uống, cách bảo quản (nếu có đối với một số thuốc), liệu trình (số ngày) sử dụng thuốc. Không được tự ý bỏ thuốc khi các triệu chứng thuyên giảm (đối với các bệnh cấp tính), hoặc ngừng thuốc (đối với các bệnh mạn tính).

    – Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất thường cần thông báo cho bác sĩ biết để xử lý kịp thời.

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!