spot_img
25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    7 biện pháp loại bỏ cao răng tại nhà

    spot_img

    1. Tác hại của cao răng

    Cao răng là mảng bám cứng trên răng. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, cao răng có thể tích tụ trên răng và dẫn đến bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.

    Nếu bạn bắt đầu hình thành cao răng, bạn có thể nhận thấy:

    • Vết ố vàng, nâu hoặc đen trên răng.
    • Hôi miệng.
    • Viêm nướu (nướu đỏ, sưng hoặc chảy máu).
    • Một lớp phủ cứng giống như vảy trên răng…

    Cao răng thường có mùi khó chịu. Nó cũng có thể gây ra các túi nhỏ hình thành ở vùng giữa răng và nướu. Vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn có thể bị mắc kẹt ở đó, dẫn đến hơi thở có mùi hôi hoặc vị khó chịu trong miệng.

    Nếu bạn không loại bỏ cao răng, sẽ có nhiều khả năng mắc phải:

    • Viêm nướu hoặc bệnh về nướu răng.
    • Tụt nướu
    • Sâu răng, mất răng
    7 biện pháp loại bỏ cao răng tại nhà- Ảnh 1.

    Cao răng có thể gây hôi miệng, viêm chân răng…

    2. Một số biện pháp tự nhiên giúp phòng ngừa/loại bỏ cao răng

    Bạn có thể loại bỏ cao răng với một số biện pháp tự nhiên tại nhà:

    2.1. Baking soda giúp loại bỏ cao răng

    Baking soda có thể giúp loại bỏ mảng bám khỏi răng. Dùng một thìa cà phê baking soda (có thể dùng đơn) hoặc trộn đều với chút muối hoặc với kem đánh răng. Sau đó lấy bàn chải đánh răng, chải đều hỗn hợp này lên răng. Súc miệng bằng nước ấm.

    Không nên dùng quá nhiều baking soda (vì quá mức có thể gây hại cho men răng), nên dùng cách này hai lần một tuần.

    2.2. Lá ổi

    Lá ổi có thể giúp loại bỏ mảng bám và cao răng một cách tự nhiên. Không chỉ vậy, lá ổi còn giúp giảm sưng nướu. Nhai vài lá ổi sạch hàng ngày rồi nhổ ra, làm giảm nguy cơ tích tụ mảng bám trên răng. Bạn cũng có thể lấy một quả ổi chưa chín, rắc vài hạt muối lên và nhai một hoặc hai lần một ngày.

    2.3. Giấm trắng

    Giấm trắng có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp loại bỏ mảng bám và cao răng, đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ của chúng. Axit axetic trong giấm trắng thúc đẩy quá trình khử khoáng của men răng. Chuẩn bị dung dịch giấm trắng với nửa cốc nước, thêm 2 muỗng cà phê giấm trắng, nửa muỗng cà phê muối. Khuấy đều và sử dụng hai lần một ngày để súc miệng.

    2.4. Vỏ cam

    Bạn có thể sử dụng trực tiếp vỏ cam để làm sạch răng. Chỉ cần lấy một miếng vỏ cam và chà xát lên răng trong 2 phút, rồi rửa sạch. Đây là một cách rẻ tiền và hiệu quả để loại bỏ cao răng.

    vỏ cam

    Dùng vỏ cam có thể để loại bỏ cao răng.

    2.5. Nha đam

    Lô hội có thể giúp loại bỏ cao răng. Lấy 1 thìa cà phê gel lô hội, 4 thìa cà phê glycerin, 5 thìa baking soda, chút tinh dầu chanh và một cốc nước. Trộn đều tất cả nguyên liệu này thành hỗn hợp rồi chà lên răng. Thực hiện hàng ngày cho đến khi mảng bám và cao răng được loại bỏ. Sau đó, cách 3-4 ngày thực hiện một lần.

    2.6. Bã cà chua

    Thực phẩm giàu vitamin C như cà chua có đặc tính kháng khuẩn và có tác dụng loại bỏ vi khuẩn khỏi miệng, từ đó ngăn ngừa sự tích tụ cao răng. Chuẩn bị bã cà chua rồi bôi lên răng, để yên trong 5 phút, sau đó rửa sạch. Thực hiện 2 lần/tuần cho đến khi bạn nhận ra sự khác biệt.

    2.7. Ăn đồ cay

    Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà dễ dàng để loại bỏ cao răng. Ăn thức ăn cay giúp cải thiện việc sản xuất nước bọt trong miệng, giúp làm sạch răng và nướu. Vì vậy, hãy nhai một ít ớt để loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ trên răng.

    3. Làm thế nào để ngăn ngừa sự hình thành cao răng?

    Để tránh các vấn đề như sâu răng và bệnh nướu răng, tốt nhất là ngăn ngừa cao răng hình thành ngay từ đầu. Để giúp ngăn ngừa cao răng tích tụ nên:

    – Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng – tối: Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.

    – Dùng chỉ nha khoa: Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa thông thường hoặc bàn chải nhỏ để chải giữa các kẽ răng.

    – Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn không cồn hai lần một ngày: Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng gây ra mảng bám và cao răng.

    – Tránh hút thuốc và các sản phẩm thuốc lá khác: Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc hoặc nhai thuốc lá có nguy cơ hình thành cao răng cao hơn nhiều.

    – Kiểm tra răng miệng thường xuyên: Đánh răng và dùng chỉ nha khoa tại nhà là điều cần thiết để có răng và nướu khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiểm tra răng miệng bởi nha sĩ, để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng (nếu có).

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    Nhận biết bệnh tiêu hóa khó phát hiện có thể khiến trẻ hoại tử ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Xoắn ruột là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là...

    bạn Nên đọc!

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết cách phòng tránh và xử trí có thể dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm.

    7 biện pháp loại bỏ cao răng tại nhà

    1. Tác hại của cao răng

    Cao răng là mảng bám cứng trên răng. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, cao răng có thể tích tụ trên răng và dẫn đến bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.

    Nếu bạn bắt đầu hình thành cao răng, bạn có thể nhận thấy:

    • Vết ố vàng, nâu hoặc đen trên răng.
    • Hôi miệng.
    • Viêm nướu (nướu đỏ, sưng hoặc chảy máu).
    • Một lớp phủ cứng giống như vảy trên răng…

    Cao răng thường có mùi khó chịu. Nó cũng có thể gây ra các túi nhỏ hình thành ở vùng giữa răng và nướu. Vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn có thể bị mắc kẹt ở đó, dẫn đến hơi thở có mùi hôi hoặc vị khó chịu trong miệng.

    Nếu bạn không loại bỏ cao răng, sẽ có nhiều khả năng mắc phải:

    • Viêm nướu hoặc bệnh về nướu răng.
    • Tụt nướu
    • Sâu răng, mất răng
    7 biện pháp loại bỏ cao răng tại nhà- Ảnh 1.

    Cao răng có thể gây hôi miệng, viêm chân răng…

    2. Một số biện pháp tự nhiên giúp phòng ngừa/loại bỏ cao răng

    Bạn có thể loại bỏ cao răng với một số biện pháp tự nhiên tại nhà:

    2.1. Baking soda giúp loại bỏ cao răng

    Baking soda có thể giúp loại bỏ mảng bám khỏi răng. Dùng một thìa cà phê baking soda (có thể dùng đơn) hoặc trộn đều với chút muối hoặc với kem đánh răng. Sau đó lấy bàn chải đánh răng, chải đều hỗn hợp này lên răng. Súc miệng bằng nước ấm.

    Không nên dùng quá nhiều baking soda (vì quá mức có thể gây hại cho men răng), nên dùng cách này hai lần một tuần.

    2.2. Lá ổi

    Lá ổi có thể giúp loại bỏ mảng bám và cao răng một cách tự nhiên. Không chỉ vậy, lá ổi còn giúp giảm sưng nướu. Nhai vài lá ổi sạch hàng ngày rồi nhổ ra, làm giảm nguy cơ tích tụ mảng bám trên răng. Bạn cũng có thể lấy một quả ổi chưa chín, rắc vài hạt muối lên và nhai một hoặc hai lần một ngày.

    2.3. Giấm trắng

    Giấm trắng có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp loại bỏ mảng bám và cao răng, đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ của chúng. Axit axetic trong giấm trắng thúc đẩy quá trình khử khoáng của men răng. Chuẩn bị dung dịch giấm trắng với nửa cốc nước, thêm 2 muỗng cà phê giấm trắng, nửa muỗng cà phê muối. Khuấy đều và sử dụng hai lần một ngày để súc miệng.

    2.4. Vỏ cam

    Bạn có thể sử dụng trực tiếp vỏ cam để làm sạch răng. Chỉ cần lấy một miếng vỏ cam và chà xát lên răng trong 2 phút, rồi rửa sạch. Đây là một cách rẻ tiền và hiệu quả để loại bỏ cao răng.

    vỏ cam

    Dùng vỏ cam có thể để loại bỏ cao răng.

    2.5. Nha đam

    Lô hội có thể giúp loại bỏ cao răng. Lấy 1 thìa cà phê gel lô hội, 4 thìa cà phê glycerin, 5 thìa baking soda, chút tinh dầu chanh và một cốc nước. Trộn đều tất cả nguyên liệu này thành hỗn hợp rồi chà lên răng. Thực hiện hàng ngày cho đến khi mảng bám và cao răng được loại bỏ. Sau đó, cách 3-4 ngày thực hiện một lần.

    2.6. Bã cà chua

    Thực phẩm giàu vitamin C như cà chua có đặc tính kháng khuẩn và có tác dụng loại bỏ vi khuẩn khỏi miệng, từ đó ngăn ngừa sự tích tụ cao răng. Chuẩn bị bã cà chua rồi bôi lên răng, để yên trong 5 phút, sau đó rửa sạch. Thực hiện 2 lần/tuần cho đến khi bạn nhận ra sự khác biệt.

    2.7. Ăn đồ cay

    Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà dễ dàng để loại bỏ cao răng. Ăn thức ăn cay giúp cải thiện việc sản xuất nước bọt trong miệng, giúp làm sạch răng và nướu. Vì vậy, hãy nhai một ít ớt để loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ trên răng.

    3. Làm thế nào để ngăn ngừa sự hình thành cao răng?

    Để tránh các vấn đề như sâu răng và bệnh nướu răng, tốt nhất là ngăn ngừa cao răng hình thành ngay từ đầu. Để giúp ngăn ngừa cao răng tích tụ nên:

    – Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng – tối: Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.

    – Dùng chỉ nha khoa: Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa thông thường hoặc bàn chải nhỏ để chải giữa các kẽ răng.

    – Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn không cồn hai lần một ngày: Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng gây ra mảng bám và cao răng.

    – Tránh hút thuốc và các sản phẩm thuốc lá khác: Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc hoặc nhai thuốc lá có nguy cơ hình thành cao răng cao hơn nhiều.

    – Kiểm tra răng miệng thường xuyên: Đánh răng và dùng chỉ nha khoa tại nhà là điều cần thiết để có răng và nướu khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiểm tra răng miệng bởi nha sĩ, để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng (nếu có).

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    Nhận biết bệnh tiêu hóa khó phát hiện có thể khiến trẻ hoại tử ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Xoắn ruột là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là...

    bạn Nên đọc!

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết cách phòng tránh và xử trí có thể dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm.