spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    8 cách phòng tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng

    spot_img

    Sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất.

    Sốc nhiệt nếu không điều trị cấp cứu kịp thời có thể nhanh chóng gây tổn thương não, tim, thận và cơ. Tổn thương càng nặng nếu điều trị càng muộn, làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và tử vong.

    Yếu tố nguy cơ sốc nhiệt

    Bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt, nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ đó là:

      8 cách phòng tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng- Ảnh 1.

      Sốc nhiệt có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe.

    – Gắng sức trong thời tiết nóng: Huấn luyện quân sự và tham gia các môn thể thao trong thời tiết nóng là một trong những tình huống có thể dẫn tới sốc nhiệt.

    – Đột ngột tiếp xúc với thời tiết nóng: Việc tăng đột ngột nhiệt độ, ví dụ như trong một đợt nóng đầu hè hoặc đi du lịch tới vùng có khí hậu nóng hơn. Hạn chế hoạt động trong ít nhất một vài ngày để cơ thể tự thích nghi với những thay đổi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị tăng nguy cơ sốc nhiệt cho tới khi cơ thể quen với nhiệt độ cao hơn trong một vài tuần.

    – Tuổi: khả năng đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt phụ thuộc vào sức chịu đựng của hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ em, hệ thần kinh trung ương phát triển chưa đầy đủ và ở người lớn trên 65 tuổi, hệ thần kinh trung ương bắt đầu bị thoái hóa khiến cho cơ thể không đủ khả năng đối phó với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Cả hai nhóm tuổi này thường gặp khó khăn trong việc giữ nước và nguy cơ sốc nhiệt tăng lên.

    – Một số tình trạng sức khỏe: Một số bệnh mạn tính như bệnh tim hoặc bệnh phổi có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt. Một số tình trạng khác như béo phì, ít vận động và có tiền sử sốc nhiệt trước đây cũng có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

    – Một số loại thuốc: Một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và đáp ứng với nhiệt của cơ thể. Trong thời tiết nóng, đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc gây co mạch, thuốc điều hòa huyết áp chẹn beta giao cảm, thuốc đào thải muối và nước của cơ thể (thuốc lợi tiểu), hoặc thuốc làm giảm các triệu chứng tâm thần (thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần). Các chất kích thích trong điều trị rối loạn ADH và các chất kích thích bất hợp pháp như amphetamine và cocaine cũng khiến bạn dễ bị sốc nhiệt hơn.

    Dự phòng sốc nhiệt

    Để dự phòng sốc nhiệt trong thời tiết nóng nực cần làm theo các bước sau:

      8 cách phòng tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng- Ảnh 2.

      Nên bù đủ nước trong những ngày nắng nóng.

    • Mặc đồ rộng rãi, quần áo nhẹ: Mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo quá chật sẽ khiến cơ thể thêm nóng bức.
    • Bảo vệ cơ thể không bị cháy nắng: Cháy nắng ảnh hưởng tới khả năng tự làm mát, do vậy phải tự bảo vệ mình khi đi ra ngoài bằng đội mũ rộng vành, đeo kính râm và sử dụng kem chống nắng phổ rộng với yếu tố bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời (SPF) tối thiểu là 15. Thoa nhiều kem chống nắng và thoa lại kem chống nắng mỗi hai giờ hoặc thoa thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi.
    • Uống nhiều nước: Bù đủ nước sẽ giúp đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
    • Đặc biệt cẩn thận với một số thuốc: Chú ý các vấn đề liên quan tới nhiệt nếu sử dụng thuốc mà có thể ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và tản nhiệt của cơ thể.
    • Không bao giờ để bất cứ ai ở lại trong xe ô tô đang đỗ: Đây là nguyên nhân phổ biến gây tử vong liên quan tới nhiệt ở trẻ em. Khi đỗ xe dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ trong xe ô tô có thể tăng thêm rất nhiều trong vòng 10 phút. Rất nguy hiểm nếu để ai đó trong xe ô tô đang đỗ dưới thời tiết ấm hoặc nóng, ngay cả khi cửa kính xe bị rạn nứt (hoặc hé mở) hoặc xe được đỗ trong bóng râm. Khi đỗ xe, hãy khóa cửa để tránh không cho trẻ nghịch ngợm mở cửa vào xe.
    • Hãy nghỉ ngơi trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày: Nếu không thể tránh được các hoạt động gắng sức dưới thời tiết nóng, hãy uống nhiều nước và thường xuyên nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ. Cố gắng lên lịch tập luyện hoặc lao động thể lực trong khoảng thời gian mát mẻ hơn trong ngày, ví dụ vào sáng sớm hoặc chiều tối.
    • Thích nghi: Hạn chế thời gian làm việc hoặc luyện tập trong điều kiện nóng cho tới khi thích nghi với nó. Những người không thường xuyên tiếp xúc với thời tiết nóng rất dễ mắc bệnh liên quan tới nhiệt. Có thể mất khoảng vài tuần để cơ thể điều chỉnh với thời tiết nóng.
    • Hãy cẩn thận nếu bạn có các yếu tố nguy cơ: Nếu uống thuốc hoặc có những tình trạng làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan tới nhiệt, hãy tránh cái nóng và hành động nhanh chóng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của hiện tượng quá nóng. Nếu tham gia các sự kiện hoặc các hoạt động thể thao gắng sức dưới thời tiết nóng, hãy chắc chắn rằng phải có dịch vụ cấp cứu y tế bên cạnh phòng trường hợp cấp cứu vì nhiệt.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    8 cách phòng tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng

    Sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất.

    Sốc nhiệt nếu không điều trị cấp cứu kịp thời có thể nhanh chóng gây tổn thương não, tim, thận và cơ. Tổn thương càng nặng nếu điều trị càng muộn, làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và tử vong.

    Yếu tố nguy cơ sốc nhiệt

    Bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt, nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ đó là:

      8 cách phòng tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng- Ảnh 1.

      Sốc nhiệt có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe.

    – Gắng sức trong thời tiết nóng: Huấn luyện quân sự và tham gia các môn thể thao trong thời tiết nóng là một trong những tình huống có thể dẫn tới sốc nhiệt.

    – Đột ngột tiếp xúc với thời tiết nóng: Việc tăng đột ngột nhiệt độ, ví dụ như trong một đợt nóng đầu hè hoặc đi du lịch tới vùng có khí hậu nóng hơn. Hạn chế hoạt động trong ít nhất một vài ngày để cơ thể tự thích nghi với những thay đổi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị tăng nguy cơ sốc nhiệt cho tới khi cơ thể quen với nhiệt độ cao hơn trong một vài tuần.

    – Tuổi: khả năng đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt phụ thuộc vào sức chịu đựng của hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ em, hệ thần kinh trung ương phát triển chưa đầy đủ và ở người lớn trên 65 tuổi, hệ thần kinh trung ương bắt đầu bị thoái hóa khiến cho cơ thể không đủ khả năng đối phó với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Cả hai nhóm tuổi này thường gặp khó khăn trong việc giữ nước và nguy cơ sốc nhiệt tăng lên.

    – Một số tình trạng sức khỏe: Một số bệnh mạn tính như bệnh tim hoặc bệnh phổi có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt. Một số tình trạng khác như béo phì, ít vận động và có tiền sử sốc nhiệt trước đây cũng có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

    – Một số loại thuốc: Một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và đáp ứng với nhiệt của cơ thể. Trong thời tiết nóng, đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc gây co mạch, thuốc điều hòa huyết áp chẹn beta giao cảm, thuốc đào thải muối và nước của cơ thể (thuốc lợi tiểu), hoặc thuốc làm giảm các triệu chứng tâm thần (thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần). Các chất kích thích trong điều trị rối loạn ADH và các chất kích thích bất hợp pháp như amphetamine và cocaine cũng khiến bạn dễ bị sốc nhiệt hơn.

    Dự phòng sốc nhiệt

    Để dự phòng sốc nhiệt trong thời tiết nóng nực cần làm theo các bước sau:

      8 cách phòng tránh sốc nhiệt mùa nắng nóng- Ảnh 2.

      Nên bù đủ nước trong những ngày nắng nóng.

    • Mặc đồ rộng rãi, quần áo nhẹ: Mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo quá chật sẽ khiến cơ thể thêm nóng bức.
    • Bảo vệ cơ thể không bị cháy nắng: Cháy nắng ảnh hưởng tới khả năng tự làm mát, do vậy phải tự bảo vệ mình khi đi ra ngoài bằng đội mũ rộng vành, đeo kính râm và sử dụng kem chống nắng phổ rộng với yếu tố bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời (SPF) tối thiểu là 15. Thoa nhiều kem chống nắng và thoa lại kem chống nắng mỗi hai giờ hoặc thoa thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi.
    • Uống nhiều nước: Bù đủ nước sẽ giúp đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
    • Đặc biệt cẩn thận với một số thuốc: Chú ý các vấn đề liên quan tới nhiệt nếu sử dụng thuốc mà có thể ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và tản nhiệt của cơ thể.
    • Không bao giờ để bất cứ ai ở lại trong xe ô tô đang đỗ: Đây là nguyên nhân phổ biến gây tử vong liên quan tới nhiệt ở trẻ em. Khi đỗ xe dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ trong xe ô tô có thể tăng thêm rất nhiều trong vòng 10 phút. Rất nguy hiểm nếu để ai đó trong xe ô tô đang đỗ dưới thời tiết ấm hoặc nóng, ngay cả khi cửa kính xe bị rạn nứt (hoặc hé mở) hoặc xe được đỗ trong bóng râm. Khi đỗ xe, hãy khóa cửa để tránh không cho trẻ nghịch ngợm mở cửa vào xe.
    • Hãy nghỉ ngơi trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày: Nếu không thể tránh được các hoạt động gắng sức dưới thời tiết nóng, hãy uống nhiều nước và thường xuyên nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ. Cố gắng lên lịch tập luyện hoặc lao động thể lực trong khoảng thời gian mát mẻ hơn trong ngày, ví dụ vào sáng sớm hoặc chiều tối.
    • Thích nghi: Hạn chế thời gian làm việc hoặc luyện tập trong điều kiện nóng cho tới khi thích nghi với nó. Những người không thường xuyên tiếp xúc với thời tiết nóng rất dễ mắc bệnh liên quan tới nhiệt. Có thể mất khoảng vài tuần để cơ thể điều chỉnh với thời tiết nóng.
    • Hãy cẩn thận nếu bạn có các yếu tố nguy cơ: Nếu uống thuốc hoặc có những tình trạng làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan tới nhiệt, hãy tránh cái nóng và hành động nhanh chóng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của hiện tượng quá nóng. Nếu tham gia các sự kiện hoặc các hoạt động thể thao gắng sức dưới thời tiết nóng, hãy chắc chắn rằng phải có dịch vụ cấp cứu y tế bên cạnh phòng trường hợp cấp cứu vì nhiệt.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.