spot_img
26.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 2 Tháng 7, 2025
More

    8 nguyên nhân phổ biến gây đau vú ở phụ nữ

    spot_img

    1. Nguyên nhân nào gây đau vú?

    Đau vú có thể xảy ra vì 2 lý do chính: đau theo chu kỳ liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến cả hai bên ngực; đau không theo chu kỳ do các tình trạng như viêm vú, u nang, chấn thương hoặc các vấn đề tiềm ẩn ở thành ngực, không theo một mô hình có thể dự đoán được. Hãy cùng tìm hiểu những lý do phổ biến nhất gây đau vú để tìm ra nguyên nhân gây ra sự khó chịu cho mình.

    1.1. Biến động nội tiết tố

    Chu kỳ kinh nguyệt mang lại nhiều thay đổi trong cơ thể phụ nữ, bao gồm cả sự dao động về mức độ hormone. Đau vú theo chu kỳ là loại phổ biến nhất, có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi hormone của phụ nữ.

    Khi nồng độ estrogen và progesterone tăng và giảm trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, mô vú có thể trở nên mềm, sưng và nhạy cảm. Thông thường cơn đau này xảy ra ở cả hai bên vú, có thể tăng lên trước kỳ kinh nguyệt và giảm dần vào cuối chu kỳ.

    Sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng có thể khiến chị em bị đau vú hoặc tăng nhạy cảm ở vùng vú, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

    8 nguyên nhân phổ biến gây đau vú ở phụ nữ- Ảnh 1.

    Đau vú là một vấn đề khó chịu của khá nhiều phụ nữ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

    1.2. Chấn thương hoặc sang chấn

    Chấn thương ở ngực hoặc thành ngực, chẳng hạn như bầm tím hoặc căng cơ có thể gây đau cục bộ. Ngay cả chấn thương nhỏ như bị đánh hoặc áp lực quá mức trong khi hoạt động thể chất cũng có thể dẫn đến khó chịu.

    1.3. Thay đổi xơ nang vú

    Tình trạng lành tính này liên quan đến sự phát triển của các nang nhỏ chứa đầy dịch hoặc mô xơ trong vú. Mặc dù có thể gây đau vú nhưng nó không liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú.

    1.4. Nhiễm trùng vú (viêm vú)

    Khi vi khuẩn xâm nhập vào mô vú thông qua núm vú bị nứt hoặc ống dẫn sữa dễ dẫn đến nhiễm trùng gọi là viêm vú. Tình trạng này thường đi kèm với đau vú, sưng, nóng và đỏ, thường ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú, đặc biệt trong vòng 3 tháng đầu sau khi sinh. Ở phụ nữ không cho con bú, viêm vú thường xảy ra khi vú bị nhiễm trùng do tổn thương núm vú, chẳng hạn như nứt núm vú.

    1.5. Viêm sụn sườn

    Viêm sụn nối xương sườn với xương ức gây đau thành ngực lan đến ngực. Tình trạng này thường do căng thẳng về thể chất, chấn thương hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

    1.6. Sử dụng một số thuốc gây đau vú

    Một số loại thuốc, chẳng hạn như liệu pháp hormone, thuốc chống trầm cảm và thuốc tim mạch, có thể gây đau vú như một tác dụng phụ. Nếu bạn nghi ngờ thuốc đang gây ra sự khó chịu cho bạn, hãy trao đổi với bác sĩ.

    1.7. Mặc áo lót không vừa vặn

    Mặc áo ngực quá chật hoặc không nâng đỡ có thể gây áp lực lên mô vú, dẫn đến khó chịu. Hãy chọn áo ngực vừa vặn, có khả năng nâng đỡ tốt để giảm đau và ngăn ngừa khó chịu ở vùng ngực.

    1.8. Bài tập tác động mạnh vùng ngực

    Các hoạt động thể chất mạnh như chạy hoặc nhảy có thể gây đau vú do chuyển động nảy. Mặc áo ngực thể thao vừa vặn khi tập thể dục có thể giảm thiểu chuyển động của ngực và giảm sự khó chịu.

    2. Khi nào chị em cần lo lắng về đau vú?

    8 nguyên nhân phổ biến gây đau vú ở phụ nữ- Ảnh 2.

    Khi bị đau vú dai dẳng hoặc ngày càng nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

    Đau vú thường không phải là nguyên nhân gây lo ngại lớn và có thể được giảm bớt bằng các phương pháp điều trị đơn giản hoặc thay đổi lối sống. Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ sự khó chịu nào mà bạn cảm thấy, đặc biệt là nếu bạn bị đau vú dai dẳng hoặc ngày càng nặng hơn.

    Chị em nên đi khám định kỳ để loại trừ bệnh lý tuyến vú, đặc biệt khi có dấu hiệu đau vú hoặc có khối u ở vú nên có kế hoạch theo dõi trong chương trình tầm soát ung thư vú do bác sĩ khuyến nghị. Tất cả phụ nữ từ 40 tuổi đều nên đi tầm soát bệnh lý tuyến vú 1 năm/1 lần. Những bạn trẻ hơn có thể tầm soát 2-3 năm/lần.

    Riêng những đối tượng có nguy cơ cao như có người thân trong gia đình bị ung thư vú, ung thư buồng trứng; có dấu hiệu bất thường ở tuyến vú; người có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, không sinh con, không cho con bú, từng chiếu xạ ở vùng ngực, béo phì, lạm dụng thuốc nội tiết, uống rượu bia quá nhiều… nên thăm khám và tầm soát 6 tháng/1 lần.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức- Ảnh 1.

    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức

    (Thông tin sức khỏe) – Trong yoga có rất nhiều tư thế khác nhau. Mỗi tư thế lại có những lợi ích riêng và...
    Chảy máu chân răng do đâu?- Ảnh 2.

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng....
    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức- Ảnh 1.

    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức

    (Thông tin sức khỏe) – Trong yoga có rất nhiều tư thế khác nhau. Mỗi tư thế lại có những lợi ích riêng và...
    Chảy máu chân răng do đâu?- Ảnh 2.

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng....
    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là 'chìa khóa vàng' cho trí tuệ thai nhi- Ảnh 1.

    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là ‘chìa khóa vàng’ cho trí tuệ thai nhi

    (Thông tin sức khỏe) - Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện...

    bạn Nên đọc!

    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức

    (Thông tin sức khỏe) – Trong yoga có rất nhiều tư thế khác nhau. Mỗi tư thế lại có những lợi ích riêng và một số tư thế yoga đơn giản có thể giúp giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn hệ thần kinh nhanh chóng…

    8 nguyên nhân phổ biến gây đau vú ở phụ nữ

    1. Nguyên nhân nào gây đau vú?

    Đau vú có thể xảy ra vì 2 lý do chính: đau theo chu kỳ liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến cả hai bên ngực; đau không theo chu kỳ do các tình trạng như viêm vú, u nang, chấn thương hoặc các vấn đề tiềm ẩn ở thành ngực, không theo một mô hình có thể dự đoán được. Hãy cùng tìm hiểu những lý do phổ biến nhất gây đau vú để tìm ra nguyên nhân gây ra sự khó chịu cho mình.

    1.1. Biến động nội tiết tố

    Chu kỳ kinh nguyệt mang lại nhiều thay đổi trong cơ thể phụ nữ, bao gồm cả sự dao động về mức độ hormone. Đau vú theo chu kỳ là loại phổ biến nhất, có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi hormone của phụ nữ.

    Khi nồng độ estrogen và progesterone tăng và giảm trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, mô vú có thể trở nên mềm, sưng và nhạy cảm. Thông thường cơn đau này xảy ra ở cả hai bên vú, có thể tăng lên trước kỳ kinh nguyệt và giảm dần vào cuối chu kỳ.

    Sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng có thể khiến chị em bị đau vú hoặc tăng nhạy cảm ở vùng vú, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

    8 nguyên nhân phổ biến gây đau vú ở phụ nữ- Ảnh 1.

    Đau vú là một vấn đề khó chịu của khá nhiều phụ nữ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

    1.2. Chấn thương hoặc sang chấn

    Chấn thương ở ngực hoặc thành ngực, chẳng hạn như bầm tím hoặc căng cơ có thể gây đau cục bộ. Ngay cả chấn thương nhỏ như bị đánh hoặc áp lực quá mức trong khi hoạt động thể chất cũng có thể dẫn đến khó chịu.

    1.3. Thay đổi xơ nang vú

    Tình trạng lành tính này liên quan đến sự phát triển của các nang nhỏ chứa đầy dịch hoặc mô xơ trong vú. Mặc dù có thể gây đau vú nhưng nó không liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú.

    1.4. Nhiễm trùng vú (viêm vú)

    Khi vi khuẩn xâm nhập vào mô vú thông qua núm vú bị nứt hoặc ống dẫn sữa dễ dẫn đến nhiễm trùng gọi là viêm vú. Tình trạng này thường đi kèm với đau vú, sưng, nóng và đỏ, thường ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú, đặc biệt trong vòng 3 tháng đầu sau khi sinh. Ở phụ nữ không cho con bú, viêm vú thường xảy ra khi vú bị nhiễm trùng do tổn thương núm vú, chẳng hạn như nứt núm vú.

    1.5. Viêm sụn sườn

    Viêm sụn nối xương sườn với xương ức gây đau thành ngực lan đến ngực. Tình trạng này thường do căng thẳng về thể chất, chấn thương hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

    1.6. Sử dụng một số thuốc gây đau vú

    Một số loại thuốc, chẳng hạn như liệu pháp hormone, thuốc chống trầm cảm và thuốc tim mạch, có thể gây đau vú như một tác dụng phụ. Nếu bạn nghi ngờ thuốc đang gây ra sự khó chịu cho bạn, hãy trao đổi với bác sĩ.

    1.7. Mặc áo lót không vừa vặn

    Mặc áo ngực quá chật hoặc không nâng đỡ có thể gây áp lực lên mô vú, dẫn đến khó chịu. Hãy chọn áo ngực vừa vặn, có khả năng nâng đỡ tốt để giảm đau và ngăn ngừa khó chịu ở vùng ngực.

    1.8. Bài tập tác động mạnh vùng ngực

    Các hoạt động thể chất mạnh như chạy hoặc nhảy có thể gây đau vú do chuyển động nảy. Mặc áo ngực thể thao vừa vặn khi tập thể dục có thể giảm thiểu chuyển động của ngực và giảm sự khó chịu.

    2. Khi nào chị em cần lo lắng về đau vú?

    8 nguyên nhân phổ biến gây đau vú ở phụ nữ- Ảnh 2.

    Khi bị đau vú dai dẳng hoặc ngày càng nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

    Đau vú thường không phải là nguyên nhân gây lo ngại lớn và có thể được giảm bớt bằng các phương pháp điều trị đơn giản hoặc thay đổi lối sống. Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ sự khó chịu nào mà bạn cảm thấy, đặc biệt là nếu bạn bị đau vú dai dẳng hoặc ngày càng nặng hơn.

    Chị em nên đi khám định kỳ để loại trừ bệnh lý tuyến vú, đặc biệt khi có dấu hiệu đau vú hoặc có khối u ở vú nên có kế hoạch theo dõi trong chương trình tầm soát ung thư vú do bác sĩ khuyến nghị. Tất cả phụ nữ từ 40 tuổi đều nên đi tầm soát bệnh lý tuyến vú 1 năm/1 lần. Những bạn trẻ hơn có thể tầm soát 2-3 năm/lần.

    Riêng những đối tượng có nguy cơ cao như có người thân trong gia đình bị ung thư vú, ung thư buồng trứng; có dấu hiệu bất thường ở tuyến vú; người có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, không sinh con, không cho con bú, từng chiếu xạ ở vùng ngực, béo phì, lạm dụng thuốc nội tiết, uống rượu bia quá nhiều… nên thăm khám và tầm soát 6 tháng/1 lần.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức- Ảnh 1.

    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức

    (Thông tin sức khỏe) – Trong yoga có rất nhiều tư thế khác nhau. Mỗi tư thế lại có những lợi ích riêng và...
    Chảy máu chân răng do đâu?- Ảnh 2.

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng....
    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức- Ảnh 1.

    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức

    (Thông tin sức khỏe) – Trong yoga có rất nhiều tư thế khác nhau. Mỗi tư thế lại có những lợi ích riêng và...
    Chảy máu chân răng do đâu?- Ảnh 2.

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng....
    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là 'chìa khóa vàng' cho trí tuệ thai nhi- Ảnh 1.

    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là ‘chìa khóa vàng’ cho trí tuệ thai nhi

    (Thông tin sức khỏe) - Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện...

    bạn Nên đọc!

    5 tư thế yoga đơn giản giúp thư giãn thần kinh ngay lập tức

    (Thông tin sức khỏe) – Trong yoga có rất nhiều tư thế khác nhau. Mỗi tư thế lại có những lợi ích riêng và một số tư thế yoga đơn giản có thể giúp giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn hệ thần kinh nhanh chóng…