spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    9 cách tăng cân hiệu quả cho người gầy

    spot_img

    1. Tăng lượng calo hấp thụ

    Trung bình để tăng cân lành mạnh, bạn nên ăn vào 300 – 500 calo nhiều hơn so với mức tiêu thụ calo trung bình trong ngày. Ví dụ bạn cần 1.500 calo/ngày, bạn nên ăn vào 1.800 – 2.000 calo/ngày để tăng cân. Hãy chia nhỏ thành 5 – 6 bữa trong ngày, trong đó gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo tăng cân lành mạnh, nên lựa chọn các thực phẩm như sữa, sữa chua, quả bơ, trái cây sấy, sầu riêng, chuối, xoài… cho bữa phụ.

    9 cách tăng cân hiệu quả cho người gầy- Ảnh 1.

    Thay vì ăn 3 bữa chính, hãy chia nhỏ thành 5 – 6 bữa trong ngày để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

    2. Bổ sung các thực phẩm giàu protein

    Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày, dù bạn muốn tăng hay giảm cân. Nếu ăn không đủ protein, lượng calo thừa ăn vào sẽ chuyển thành mỡ. Do đó, hãy ưu tiên ăn protein, tinh bột trước trong mỗi bữa ăn – do đây là hai nhóm dinh dưỡng giàu năng lượng nhất, rồi hãy ăn rau – do rau nhiều chất xơ có thể khiến bạn no sớm và không ăn vào đủ protein, tinh bột.

    Những thực phẩm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, hải sản, đỗ, đậu phụ, sản phẩm từ sữa, hạt điều, hạnh nhân, hạt chia…

    3. Tăng cường lượng carbohydrate

    Carbohydrate là nguồn nguyên liệu chính cho mọi hoạt động trong cơ thể. Người cần tăng cân nên ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột như cơm, bánh mỳ, ngũ cốc, yến mạch, mỳ, khoai tây, trái cây…

    4. Ưu tiên chất béo lành mạnh

    Để cải thiện cân nặng, bạn nên bổ sung chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống. Loại chất béo này được tìm thấy trong dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả óc chó, quả bơ, các loại hạt. Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm… là nguồn chất béo tốt chứa nhiều omega – 3 giúp giảm cholesterol.

    Không những thế, tiêu thụ chất béo lành mạnh còn giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, bao gồm vitamin A, D, E, K. Những vitamin này rất cần thiết cho các chức năng cơ thể khác nhau, từ duy trì thị lực và sức khỏe làn da đến hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

    5. Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng

    Khi đói cơ thể sẽ tận dụng nguồn năng lượng dự trữ ở cơ bắp, gan… khiến cho người gầy càng khó tăng cân. Trong khi đó, bữa sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tiếp thêm năng lượng giúp nâng cao sức khỏe và sẵn sàng cho mọi hoạt động trong ngày. Vì vậy, người gầy không được bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ngày, đặc biệt là bữa sáng.

    9 cách tăng cân hiệu quả cho người gầy- Ảnh 3.

    Ăn sáng đầy đủ, không bỏ bữa cũng là một cách giúp tăng cân lành mạnh.

    6. Bổ sung đồ uống giàu dinh dưỡng

    Ngoài chế độ ăn, bạn cũng có thể bổ sung sữa, nước ép trái cây, sinh tố trái cây hoặc rau củ… Các loại nước uống này rất giàu dinh dưỡng giúp cung cấp thêm năng lượng, vitamin và dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình trao đổi chất đạt hiệu quả tối đa.

    7. Ngủ đủ giấc

    Giấc ngủ có chức năng phục hồi cơ thể, cung cấp dưỡng chất đến toàn bộ các cơ quan của chúng ta. Trong khi ngủ, các hormone adrenaline, dopamine, serotonin, melatonin được sản xuất mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng đối với trọng lượng cơ thể và tăng trưởng cơ bắp.

    Việc ngủ đủ và sâu giấc sẽ giúp giải trừ, thanh lọc nhiều độc tố khỏi cơ thể, vì vậy hãy lưu ý mỗi ngày ngủ đủ ít nhất từ 6 – 8 giờ bạn nhé!

    8. Tập thể dục đều đặn

    Một trong những sai lầm khi tăng cân chính là ăn thật nhiều nhưng không có thói quen tập thể dục, đặc biệt là bài tập sức mạnh. Điều này có thể khiến bạn dễ bị béo phì và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bởi vậy, để tăng cân, tăng cơ, hãy kết hợp những bài tập sức mạnh vào chế độ luyện tập của mình.

    Tập tạ ít nhất 3 lần một tuần là điều cần thiết để tăng cân lành mạnh. Điều này sẽ giúp tăng và duy trì khối lượng cơ nạc. Để tiếp tục đạt được khối lượng cơ nạc, cần phải thay đổi và phát triển các bài tập bằng cách tăng trọng lượng tạ hoặc số lần hoặc số hiệp.

    9. Thăm khám dinh dưỡng nếu tình trạng không cải thiện

    Nếu cân nặng không cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp giúp tăng cân, bạn nên đến thăm khám tại chuyên khoa dinh dưỡng ở các bệnh viện uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khiến cơ thể khó tăng cân, từ đó đưa ra hướng cải thiện phù hợp.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    9 cách tăng cân hiệu quả cho người gầy

    1. Tăng lượng calo hấp thụ

    Trung bình để tăng cân lành mạnh, bạn nên ăn vào 300 – 500 calo nhiều hơn so với mức tiêu thụ calo trung bình trong ngày. Ví dụ bạn cần 1.500 calo/ngày, bạn nên ăn vào 1.800 – 2.000 calo/ngày để tăng cân. Hãy chia nhỏ thành 5 – 6 bữa trong ngày, trong đó gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo tăng cân lành mạnh, nên lựa chọn các thực phẩm như sữa, sữa chua, quả bơ, trái cây sấy, sầu riêng, chuối, xoài… cho bữa phụ.

    9 cách tăng cân hiệu quả cho người gầy- Ảnh 1.

    Thay vì ăn 3 bữa chính, hãy chia nhỏ thành 5 – 6 bữa trong ngày để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

    2. Bổ sung các thực phẩm giàu protein

    Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày, dù bạn muốn tăng hay giảm cân. Nếu ăn không đủ protein, lượng calo thừa ăn vào sẽ chuyển thành mỡ. Do đó, hãy ưu tiên ăn protein, tinh bột trước trong mỗi bữa ăn – do đây là hai nhóm dinh dưỡng giàu năng lượng nhất, rồi hãy ăn rau – do rau nhiều chất xơ có thể khiến bạn no sớm và không ăn vào đủ protein, tinh bột.

    Những thực phẩm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, hải sản, đỗ, đậu phụ, sản phẩm từ sữa, hạt điều, hạnh nhân, hạt chia…

    3. Tăng cường lượng carbohydrate

    Carbohydrate là nguồn nguyên liệu chính cho mọi hoạt động trong cơ thể. Người cần tăng cân nên ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột như cơm, bánh mỳ, ngũ cốc, yến mạch, mỳ, khoai tây, trái cây…

    4. Ưu tiên chất béo lành mạnh

    Để cải thiện cân nặng, bạn nên bổ sung chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống. Loại chất béo này được tìm thấy trong dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả óc chó, quả bơ, các loại hạt. Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm… là nguồn chất béo tốt chứa nhiều omega – 3 giúp giảm cholesterol.

    Không những thế, tiêu thụ chất béo lành mạnh còn giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, bao gồm vitamin A, D, E, K. Những vitamin này rất cần thiết cho các chức năng cơ thể khác nhau, từ duy trì thị lực và sức khỏe làn da đến hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

    5. Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng

    Khi đói cơ thể sẽ tận dụng nguồn năng lượng dự trữ ở cơ bắp, gan… khiến cho người gầy càng khó tăng cân. Trong khi đó, bữa sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tiếp thêm năng lượng giúp nâng cao sức khỏe và sẵn sàng cho mọi hoạt động trong ngày. Vì vậy, người gầy không được bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong ngày, đặc biệt là bữa sáng.

    9 cách tăng cân hiệu quả cho người gầy- Ảnh 3.

    Ăn sáng đầy đủ, không bỏ bữa cũng là một cách giúp tăng cân lành mạnh.

    6. Bổ sung đồ uống giàu dinh dưỡng

    Ngoài chế độ ăn, bạn cũng có thể bổ sung sữa, nước ép trái cây, sinh tố trái cây hoặc rau củ… Các loại nước uống này rất giàu dinh dưỡng giúp cung cấp thêm năng lượng, vitamin và dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình trao đổi chất đạt hiệu quả tối đa.

    7. Ngủ đủ giấc

    Giấc ngủ có chức năng phục hồi cơ thể, cung cấp dưỡng chất đến toàn bộ các cơ quan của chúng ta. Trong khi ngủ, các hormone adrenaline, dopamine, serotonin, melatonin được sản xuất mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng đối với trọng lượng cơ thể và tăng trưởng cơ bắp.

    Việc ngủ đủ và sâu giấc sẽ giúp giải trừ, thanh lọc nhiều độc tố khỏi cơ thể, vì vậy hãy lưu ý mỗi ngày ngủ đủ ít nhất từ 6 – 8 giờ bạn nhé!

    8. Tập thể dục đều đặn

    Một trong những sai lầm khi tăng cân chính là ăn thật nhiều nhưng không có thói quen tập thể dục, đặc biệt là bài tập sức mạnh. Điều này có thể khiến bạn dễ bị béo phì và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bởi vậy, để tăng cân, tăng cơ, hãy kết hợp những bài tập sức mạnh vào chế độ luyện tập của mình.

    Tập tạ ít nhất 3 lần một tuần là điều cần thiết để tăng cân lành mạnh. Điều này sẽ giúp tăng và duy trì khối lượng cơ nạc. Để tiếp tục đạt được khối lượng cơ nạc, cần phải thay đổi và phát triển các bài tập bằng cách tăng trọng lượng tạ hoặc số lần hoặc số hiệp.

    9. Thăm khám dinh dưỡng nếu tình trạng không cải thiện

    Nếu cân nặng không cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp giúp tăng cân, bạn nên đến thăm khám tại chuyên khoa dinh dưỡng ở các bệnh viện uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khiến cơ thể khó tăng cân, từ đó đưa ra hướng cải thiện phù hợp.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!