spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    9 nguyên nhân gây đau vai gáy cần biết

    spot_img

    Nguyên nhân gây đau vai gáy

    Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột, đa số các trường hợp bỗng dưng cảm thấy xuất hiện cơn đau vùng vai gáy sau một đêm ngủ dậy. 

    Thông thường lúc ban đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu, chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải, không quay lại phía sau được, vận động vùng cổ sẽ có thể gây đau.

    Bệnh đau vai gáy khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy khác nhau như:

    – Thói quen sinh hoạt không tốt: Những thói quen như ngồi lâu trước quạt, máy lạnh, tắm đêm, dầm mưa dãi nắng thường xuyên… có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các bó cơ.

    – Do tập luyện quá sức: Tập luyện thể thao với cường độ cao, tư thế tập không đúng hoặc không khởi động trước khi tập dễ gây mỏi và tổn thương đến phần cổ vai gáy, thời gian dài sẽ gây nên những cơn đau.

    – Do sai tư thế: Làm việc trong một tư thế quá lâu, gập cổ trong trong gian dài, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp… sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và máu lên các cơ vùng cổ vai gáy, từ đó dẫn tới đau nhức và cứng các vị trí trên. Nếu làm việc trong một tư thế như ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, vùng bả vai và dẫn đến đau mỏi.

    – Do chấn thương: Chấn thương mô mềm cũng có thể gây đau. Tình trạng tổn thương mô mềm bao gồm cơ, gân và dây chằng. Khi chấn thương xảy ra có thể dẫn tới nhiều cơn đau như cứng cổ, đau đầu và co thắt cơ bắp.

    Chấn thương cổ đột ngột do cử động gây hiện tượng rách cơ, gân và dây chằng ở cổ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau và cứng cổ, đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt.

    9 nguyên nhân gây đau vai gáy cần biết- Ảnh 2.

    Đau vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy co cứng gây đau.

    Một số bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến đau cổ vai gáy

    – Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh bị kéo giãn hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này.

    – Bệnh lý đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng xuất hiện gai xương trên cột sống cổ bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi gây chèn ép mạch máu và dây thần kinh phần cổ vai gáy. Thường gặp ở nhóm đối tượng từ 40 – 50 tuổi.

    – Thoát vị đĩa đệm sống cổ: Đây là tình trạng bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, khiến đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên đốt sống, chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ.

    – Vôi hóa cột sống: Các đốt sống hoặc mấu ngang của cột sống xảy ra hiện tượng lắng đọng canxi, khiến các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, gây nên đau cổ vai gáy.

    – Viêm bao khớp vai: Do chấn thương hoặc tai nạn gây tổn thương phần mềm bao quanh khớp gây viêm, đau và hạn chế vận động vùng cổ và vai.

    Ngoài ra, tuổi tác, thời tiết, chế độ ăn hay bệnh lý nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến đau vai gáy. Ghi nhận cho thấy, tuổi càng lớn thì cơ thể càng lão hóa, các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh về cổ vai gáy thường cao hơn.

    Trời lạnh thì cổ vai gáy sẽ trở nên đau hơn do lưu thông máu trong cơ thể kém, ảnh hưởng đến thiếu máu và dịch nuôi xương khớp.

    Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin, khoáng chất sẽ gây ảnh hưởng tuần hoàn máu và khả năng chữa lành tổn thương ở sụn và khớp… cũng dễ gây đau vai gáy.

    Một số bệnh lý cũng có các triệu chứng đau dễ gây nhầm lẫn với bệnh xương khớp và đau cổ vai gáy như rối loạn khớp bả vai lồng ngực, đau thắt ngực ổn định, ung thư phổi…

    Đau cổ vai gáy là vấn đề thường gặp, có nhiều cách để điều trị đau cổ vai gáy, tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.

    Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay cổ, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn. Khi đi ngủ thì nên chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10 – 15 phút, sau 2 – 3 ngày bệnh sẽ tự hết.

    Khi bệnh ở mức độ vừa, tức là mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, các biểu hiện bị đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cổ vai gáy bên trái rõ ràng hơn thì cần phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ như: thuốc giảm đau, chống viêm… để giảm được triệu chứng vùng này.

    Ở mức độ bệnh nặng cần sử dụng các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh khó chữa, cần điều trị sớm, nếu điều trị sai, điều trị muộn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    9 nguyên nhân gây đau vai gáy cần biết

    Nguyên nhân gây đau vai gáy

    Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột, đa số các trường hợp bỗng dưng cảm thấy xuất hiện cơn đau vùng vai gáy sau một đêm ngủ dậy. 

    Thông thường lúc ban đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu, chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải, không quay lại phía sau được, vận động vùng cổ sẽ có thể gây đau.

    Bệnh đau vai gáy khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy khác nhau như:

    – Thói quen sinh hoạt không tốt: Những thói quen như ngồi lâu trước quạt, máy lạnh, tắm đêm, dầm mưa dãi nắng thường xuyên… có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các bó cơ.

    – Do tập luyện quá sức: Tập luyện thể thao với cường độ cao, tư thế tập không đúng hoặc không khởi động trước khi tập dễ gây mỏi và tổn thương đến phần cổ vai gáy, thời gian dài sẽ gây nên những cơn đau.

    – Do sai tư thế: Làm việc trong một tư thế quá lâu, gập cổ trong trong gian dài, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp… sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và máu lên các cơ vùng cổ vai gáy, từ đó dẫn tới đau nhức và cứng các vị trí trên. Nếu làm việc trong một tư thế như ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, vùng bả vai và dẫn đến đau mỏi.

    – Do chấn thương: Chấn thương mô mềm cũng có thể gây đau. Tình trạng tổn thương mô mềm bao gồm cơ, gân và dây chằng. Khi chấn thương xảy ra có thể dẫn tới nhiều cơn đau như cứng cổ, đau đầu và co thắt cơ bắp.

    Chấn thương cổ đột ngột do cử động gây hiện tượng rách cơ, gân và dây chằng ở cổ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau và cứng cổ, đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt.

    9 nguyên nhân gây đau vai gáy cần biết- Ảnh 2.

    Đau vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy co cứng gây đau.

    Một số bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến đau cổ vai gáy

    – Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh bị kéo giãn hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này.

    – Bệnh lý đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng xuất hiện gai xương trên cột sống cổ bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi gây chèn ép mạch máu và dây thần kinh phần cổ vai gáy. Thường gặp ở nhóm đối tượng từ 40 – 50 tuổi.

    – Thoát vị đĩa đệm sống cổ: Đây là tình trạng bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, khiến đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên đốt sống, chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ.

    – Vôi hóa cột sống: Các đốt sống hoặc mấu ngang của cột sống xảy ra hiện tượng lắng đọng canxi, khiến các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, gây nên đau cổ vai gáy.

    – Viêm bao khớp vai: Do chấn thương hoặc tai nạn gây tổn thương phần mềm bao quanh khớp gây viêm, đau và hạn chế vận động vùng cổ và vai.

    Ngoài ra, tuổi tác, thời tiết, chế độ ăn hay bệnh lý nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến đau vai gáy. Ghi nhận cho thấy, tuổi càng lớn thì cơ thể càng lão hóa, các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh về cổ vai gáy thường cao hơn.

    Trời lạnh thì cổ vai gáy sẽ trở nên đau hơn do lưu thông máu trong cơ thể kém, ảnh hưởng đến thiếu máu và dịch nuôi xương khớp.

    Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin, khoáng chất sẽ gây ảnh hưởng tuần hoàn máu và khả năng chữa lành tổn thương ở sụn và khớp… cũng dễ gây đau vai gáy.

    Một số bệnh lý cũng có các triệu chứng đau dễ gây nhầm lẫn với bệnh xương khớp và đau cổ vai gáy như rối loạn khớp bả vai lồng ngực, đau thắt ngực ổn định, ung thư phổi…

    Đau cổ vai gáy là vấn đề thường gặp, có nhiều cách để điều trị đau cổ vai gáy, tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.

    Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay cổ, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn. Khi đi ngủ thì nên chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10 – 15 phút, sau 2 – 3 ngày bệnh sẽ tự hết.

    Khi bệnh ở mức độ vừa, tức là mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, các biểu hiện bị đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cổ vai gáy bên trái rõ ràng hơn thì cần phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ như: thuốc giảm đau, chống viêm… để giảm được triệu chứng vùng này.

    Ở mức độ bệnh nặng cần sử dụng các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh khó chữa, cần điều trị sớm, nếu điều trị sai, điều trị muộn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.