spot_img
26.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 11 Tháng 7, 2025
More

    Những ai không nên dùng củ nghệ?

    spot_img

    1. Tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng nghệ

    Để tận dụng lợi ích tối ưu của củ nghệ với sức khỏe, người dùng cần nắm được một số bất lợi do nghệ gây ra, để dùng thích hợp, đúng cách và an toàn.

    Dưới đây là một số tác dụng phụ khi dùng củ nghệ:

    1.1. Củ nghệ có thể gây đau bụng

    Một tác dụng phụ đáng chú ý của củ nghệ là gây kích ứng đường tiêu hóa, gây đau bụng. Điều này thường chỉ xảy ra khi dùng nghệ liều cao hoặc các chất bổ sung của nghệ.

    Nghệ kích thích sản xuất axit trong dạ dày, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa. Một số người tham gia sử dụng nghệ trong điều trị ung thư đã gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, khiến họ phải ngừng sử dụng gia vị này trong thói quen hàng ngày.

    1.2. Làm loãng máu

    Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược phẩm Hệ thống Y tế Hoa Kỳ, những người dùng thuốc làm loãng máu như warfarin (coumadin) nên tránh tiêu thụ liều lượng lớn nghệ, vì nó có thể khiến họ dễ chảy máu hơn.

    Nghệ có chứa các đặc tính làm máu loãng, tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là trong quá trình phẫu thuật và khi dùng cùng các loại thuốc chống đông máu khác (thuốc làm loãng máu).

    Các thuốc làm loãng máu được sử dụng để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ mắc các vấn đề y tế do cục máu đông gây ra, bao gồm đau tim, đột quỵ…

    Những ai không nên dùng củ nghệ?- Ảnh 1.

    Nghệ có tác dụng làm loãng máu.

    1.3. Gây co thắt

    Nghệ cũng có thể kích thích co bóp tử cung, gây ra vấn đề cho phụ nữ mang thai hoặc những người có một số vấn đề về sức khỏe sinh sản. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng nghệ sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

    1.4. Ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt

    Dùng nghệ ở liều cao có thể cản trở sự hấp thụ sắt. Đây là một trong những loại gia vị được biết là ức chế sự hấp thụ sắt từ 20 – 90% ở người, làm giảm nồng độ sắt trong cơ thể, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cureus. Do đó, bạn nên cẩn thận một chút khi tiêu thụ nghệ.

    2. Ai không nên dùng củ nghệ?

    Mặc dù dùng củ nghệ nói chung là an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số người nên tránh hoặc hạn chế sử dụng nghệ, bao gồm:

    • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
    • Những người bị rối loạn thận hoặc túi mật
    • Những người đang trải qua hóa trị
    • Người có vấn đề về gan hoặc ống mật
    • Người mắc chứng rối loạn chảy máu, tiểu đường hoặc thiếu sắt
    • Đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống tiểu đường
    • Những người đã phẫu thuật trong vòng hai tuần qua

    Nếu bạn mắc bất kỳ tình trạng nào nêu trên hoặc đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa nghệ vào chế độ ăn uống để đảm bảo an toàn.

    3. Các loại thuốc nên tránh dùng với củ nghệ

    Nghệ có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng nếu bạn đang dùng:

    • Thuốc làm loãng máu như warfarin và clopidogrel.
    • Các chất bổ sung làm loãng máu như đinh hương, gừng, tỏi, đan sâm, đương quy, bạch quả…
    • Thuốc chống tiểu đường như glyburide.
    • Thuốc hóa trị như doxorubicin, cyclophosphamide, paclitaxel và docetaxel.
    • Liệu pháp thay thế hormone.
    • Thuốc kháng sinh như norfloxacin.
    • Thuốc hạ cholesterol như statin.
    • Thuốc chống viêm sulfasalazine.
    • Thuốc điều trị bệnh gout như colchicine.
    • Thuốc điều trị mãn kinh, fezolinetant.

    Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm nghệ vào chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này.

    Những ai không nên dùng củ nghệ?- Ảnh 3.

    Tham khảo ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khỏe trước khi dùng nghệ với bất kỳ loại thuốc nào khác.

    Một số cách sử dụng nghệ

    Có thể kết hợp loại gia vị này vào các bữa ăn thường ngày để thêm màu sắc và hương vị cho một số loại thực phẩm và đồ uống như: Trà nghệ, sữa nghệ, cho vào súp và nước dùng, rau củ nướng, các món cơm, món hầm đậu…

    Hãy chắc chắn rằng bạn bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống thường xuyên để tận hưởng những lợi ích sức khỏe này và nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với những người đang dùng thuốc hoặc đang mắc bệnh mạn tính…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...
    ngủ ngon

    3 nguyên tắc giúp ngủ sâu tự nhiên

    (Thông tin sức khỏe) - Theo Đông y, giấc ngủ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì sức...

    bạn Nên đọc!

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10 năm, người đàn ông 33 tuổi đột quỵ lúc giữa trưa; Cô gái 21 tuổi tình cờ phát hiện u quái khi đi khám sức khỏe,... là những thông tin có trong bản tin y tế ngày hôm nay

    Những ai không nên dùng củ nghệ?

    1. Tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng nghệ

    Để tận dụng lợi ích tối ưu của củ nghệ với sức khỏe, người dùng cần nắm được một số bất lợi do nghệ gây ra, để dùng thích hợp, đúng cách và an toàn.

    Dưới đây là một số tác dụng phụ khi dùng củ nghệ:

    1.1. Củ nghệ có thể gây đau bụng

    Một tác dụng phụ đáng chú ý của củ nghệ là gây kích ứng đường tiêu hóa, gây đau bụng. Điều này thường chỉ xảy ra khi dùng nghệ liều cao hoặc các chất bổ sung của nghệ.

    Nghệ kích thích sản xuất axit trong dạ dày, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa. Một số người tham gia sử dụng nghệ trong điều trị ung thư đã gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, khiến họ phải ngừng sử dụng gia vị này trong thói quen hàng ngày.

    1.2. Làm loãng máu

    Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược phẩm Hệ thống Y tế Hoa Kỳ, những người dùng thuốc làm loãng máu như warfarin (coumadin) nên tránh tiêu thụ liều lượng lớn nghệ, vì nó có thể khiến họ dễ chảy máu hơn.

    Nghệ có chứa các đặc tính làm máu loãng, tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là trong quá trình phẫu thuật và khi dùng cùng các loại thuốc chống đông máu khác (thuốc làm loãng máu).

    Các thuốc làm loãng máu được sử dụng để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ mắc các vấn đề y tế do cục máu đông gây ra, bao gồm đau tim, đột quỵ…

    Những ai không nên dùng củ nghệ?- Ảnh 1.

    Nghệ có tác dụng làm loãng máu.

    1.3. Gây co thắt

    Nghệ cũng có thể kích thích co bóp tử cung, gây ra vấn đề cho phụ nữ mang thai hoặc những người có một số vấn đề về sức khỏe sinh sản. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng nghệ sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

    1.4. Ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt

    Dùng nghệ ở liều cao có thể cản trở sự hấp thụ sắt. Đây là một trong những loại gia vị được biết là ức chế sự hấp thụ sắt từ 20 – 90% ở người, làm giảm nồng độ sắt trong cơ thể, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cureus. Do đó, bạn nên cẩn thận một chút khi tiêu thụ nghệ.

    2. Ai không nên dùng củ nghệ?

    Mặc dù dùng củ nghệ nói chung là an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số người nên tránh hoặc hạn chế sử dụng nghệ, bao gồm:

    • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
    • Những người bị rối loạn thận hoặc túi mật
    • Những người đang trải qua hóa trị
    • Người có vấn đề về gan hoặc ống mật
    • Người mắc chứng rối loạn chảy máu, tiểu đường hoặc thiếu sắt
    • Đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống tiểu đường
    • Những người đã phẫu thuật trong vòng hai tuần qua

    Nếu bạn mắc bất kỳ tình trạng nào nêu trên hoặc đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa nghệ vào chế độ ăn uống để đảm bảo an toàn.

    3. Các loại thuốc nên tránh dùng với củ nghệ

    Nghệ có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng nếu bạn đang dùng:

    • Thuốc làm loãng máu như warfarin và clopidogrel.
    • Các chất bổ sung làm loãng máu như đinh hương, gừng, tỏi, đan sâm, đương quy, bạch quả…
    • Thuốc chống tiểu đường như glyburide.
    • Thuốc hóa trị như doxorubicin, cyclophosphamide, paclitaxel và docetaxel.
    • Liệu pháp thay thế hormone.
    • Thuốc kháng sinh như norfloxacin.
    • Thuốc hạ cholesterol như statin.
    • Thuốc chống viêm sulfasalazine.
    • Thuốc điều trị bệnh gout như colchicine.
    • Thuốc điều trị mãn kinh, fezolinetant.

    Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm nghệ vào chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này.

    Những ai không nên dùng củ nghệ?- Ảnh 3.

    Tham khảo ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khỏe trước khi dùng nghệ với bất kỳ loại thuốc nào khác.

    Một số cách sử dụng nghệ

    Có thể kết hợp loại gia vị này vào các bữa ăn thường ngày để thêm màu sắc và hương vị cho một số loại thực phẩm và đồ uống như: Trà nghệ, sữa nghệ, cho vào súp và nước dùng, rau củ nướng, các món cơm, món hầm đậu…

    Hãy chắc chắn rằng bạn bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống thường xuyên để tận hưởng những lợi ích sức khỏe này và nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với những người đang dùng thuốc hoặc đang mắc bệnh mạn tính…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10...
    Carbohydrate 'tốt' và 'xấu': Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe- Ảnh 1.

    Carbohydrate ‘tốt’ và ‘xấu’: Phân biệt đúng để kiểm soát đường huyết và bảo vệ sức khỏe

    Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại nào cũng có lợi cho sức khỏe. Việc...
    ngủ ngon

    3 nguyên tắc giúp ngủ sâu tự nhiên

    (Thông tin sức khỏe) - Theo Đông y, giấc ngủ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì sức...

    bạn Nên đọc!

    Bản tin Y tế 7/7: Cân nặng gấp đôi bình thường, bé trai 12 tuổi nguy kịch sau sốt xuất huyết

    (Thông tin sức khỏe) - 12 tuổi nặng 83kg, bé trai nguy kịch sau 4 ngày sốt xuất huyết; Hút thuốc lá hơn 10 năm, người đàn ông 33 tuổi đột quỵ lúc giữa trưa; Cô gái 21 tuổi tình cờ phát hiện u quái khi đi khám sức khỏe,... là những thông tin có trong bản tin y tế ngày hôm nay