spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024
More

    5 bài tập giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạn tính cho phụ nữ

    spot_img

    Theo Quỹ Tim mạch thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ, gây ra 35% ca tử vong ở phụ nữ mỗi năm, nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

    Bệnh tim ở phụ nữ có thể được phòng ngừa trong nhiều trường hợp. Một lối sống và thói quen ăn uống tốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và duy trì sức khỏe tim mạch. Lối sống tốt bao gồm tập thể dục và kiểm soát cân nặng khỏe mạnh.

    Tập thể dục hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Bài tập tim mạch giúp kiểm soát nhiều bệnh mạn tính trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu, kiểm soát cholesterol cao và điều hòa huyết áp. 

    Đây là lý do tại sao tập thể dục là một bước quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

    Dưới đây là 5 bài tập hàng đầu có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ:

    1.Thể dục nhịp điệu

    Thể dục nhịp điệu hay bài tập aerobic là cách tốt nhất để bắt đầu. Bài tập aerobic cải thiện lưu thông máu, giúp hạ huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, các bài tập này còn tăng cường thể lực tổng thể.

    Bài tập aerobic bao gồm: Đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội… Lý tưởng nhất là thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất năm ngày một tuần.

    Những điều cần biết về tập thể dục | VIAM

    Thể dục nhịp điệu giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

    2. Squat

    Squat là bài tập dễ thực hiện tại nhà, không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào và có thể thực hiện dễ dàng.

    Squat đốt cháy nhiều calo hơn bất kỳ động tác nào khác; giúp săn chắc cơ đùi, bắp chân và mông, cải thiện hệ tuần hoàn. Chuyển động lên xuống khi thực hiện squat dẫn đến việc bơm máu ở tốc độ tương thích, giúp xây dựng sức bền và sức mạnh của cơ thể.

    Bắt đầu với 10 lần squat mỗi ngày và sau đó tăng số lần khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với thời gian.

    3. Bài tập yoga

    Các bài tập yoga như tư thế rắn hổ mang, tư thế em bé giúp tăng độ dẻo dai và cải thiện sức mạnh cơ bắp. Các tư thế yoga như mèo – bò, cái ghế và tư thế tam giác… được biết đến với tác dụng cải thiện hệ tuần hoàn.

    4. Nhảy dây

    Nhảy dây là một trong những bài tập tim mạch tốt nhất giúp cải thiện nhịp tim, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng mật độ xương và tăng sức bền. 

    Đây cũng là một bài tập đơn giản, tiết kiệm chi phí, có lợi trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

    Đối với bài tập này, bạn không cần một không gian rộng lớn và có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Nếu bạn nhảy dây trong 15 phút, có thể đốt cháy khoảng 250 calo, đây là một con số rất ấn tượng.

    1SK - Sống khỏe

    Nhảy dây giúp cải thiện nhịp tim là một trong những bài tập tim mạch tốt nhất

    5. Khiêu vũ

    Khiêu vũ là một trong những bài tập tim mạch tuyệt vời được thực hiện không chỉ tốt cho thể chất mà còn tốt cho tinh thần.

    Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khiêu vũ làm tăng nhịp tim và khả năng thở. Một buổi khiêu vũ kéo dài 30 phút có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tim ở phụ nữ. Đây là loại hình tốt cho sức khỏe tim mạch.

    Hoạt động thể chất là một bước quan trọng hướng tới sức khỏe tim mạch tốt. Đây là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp tăng cường cơ tim, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tổn thương động mạch do cholesterol cao, lượng đường trong máu cao và huyết áp cao… có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?

    5 bài tập giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạn tính cho phụ nữ

    Theo Quỹ Tim mạch thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ, gây ra 35% ca tử vong ở phụ nữ mỗi năm, nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

    Bệnh tim ở phụ nữ có thể được phòng ngừa trong nhiều trường hợp. Một lối sống và thói quen ăn uống tốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và duy trì sức khỏe tim mạch. Lối sống tốt bao gồm tập thể dục và kiểm soát cân nặng khỏe mạnh.

    Tập thể dục hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Bài tập tim mạch giúp kiểm soát nhiều bệnh mạn tính trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu, kiểm soát cholesterol cao và điều hòa huyết áp. 

    Đây là lý do tại sao tập thể dục là một bước quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

    Dưới đây là 5 bài tập hàng đầu có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ:

    1.Thể dục nhịp điệu

    Thể dục nhịp điệu hay bài tập aerobic là cách tốt nhất để bắt đầu. Bài tập aerobic cải thiện lưu thông máu, giúp hạ huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, các bài tập này còn tăng cường thể lực tổng thể.

    Bài tập aerobic bao gồm: Đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội… Lý tưởng nhất là thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất năm ngày một tuần.

    Những điều cần biết về tập thể dục | VIAM

    Thể dục nhịp điệu giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

    2. Squat

    Squat là bài tập dễ thực hiện tại nhà, không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào và có thể thực hiện dễ dàng.

    Squat đốt cháy nhiều calo hơn bất kỳ động tác nào khác; giúp săn chắc cơ đùi, bắp chân và mông, cải thiện hệ tuần hoàn. Chuyển động lên xuống khi thực hiện squat dẫn đến việc bơm máu ở tốc độ tương thích, giúp xây dựng sức bền và sức mạnh của cơ thể.

    Bắt đầu với 10 lần squat mỗi ngày và sau đó tăng số lần khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với thời gian.

    3. Bài tập yoga

    Các bài tập yoga như tư thế rắn hổ mang, tư thế em bé giúp tăng độ dẻo dai và cải thiện sức mạnh cơ bắp. Các tư thế yoga như mèo – bò, cái ghế và tư thế tam giác… được biết đến với tác dụng cải thiện hệ tuần hoàn.

    4. Nhảy dây

    Nhảy dây là một trong những bài tập tim mạch tốt nhất giúp cải thiện nhịp tim, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng mật độ xương và tăng sức bền. 

    Đây cũng là một bài tập đơn giản, tiết kiệm chi phí, có lợi trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

    Đối với bài tập này, bạn không cần một không gian rộng lớn và có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Nếu bạn nhảy dây trong 15 phút, có thể đốt cháy khoảng 250 calo, đây là một con số rất ấn tượng.

    1SK - Sống khỏe

    Nhảy dây giúp cải thiện nhịp tim là một trong những bài tập tim mạch tốt nhất

    5. Khiêu vũ

    Khiêu vũ là một trong những bài tập tim mạch tuyệt vời được thực hiện không chỉ tốt cho thể chất mà còn tốt cho tinh thần.

    Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khiêu vũ làm tăng nhịp tim và khả năng thở. Một buổi khiêu vũ kéo dài 30 phút có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tim ở phụ nữ. Đây là loại hình tốt cho sức khỏe tim mạch.

    Hoạt động thể chất là một bước quan trọng hướng tới sức khỏe tim mạch tốt. Đây là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp tăng cường cơ tim, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tổn thương động mạch do cholesterol cao, lượng đường trong máu cao và huyết áp cao… có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?