spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ bảy, 19 Tháng mười, 2024
More

    Thắt ống dẫn tinh có gây vô sinh và yếu sinh lý?

    spot_img

    Thắt ống dẫn tinh có gây vô sinh?

    Theo TS.BS Tưởng Thị Vân Thuỳ, Đơn vị Nam Khoa, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, thắt ống dẫn tinh chỉ là thủ thuật làm gián đoạn đường đi ra của tinh trùng nên tinh trùng vẫn được tinh hoàn sản xuất là bình thường. Biện pháp thắt ống dẫn tinh còn gọi là biện pháp đình sản nam, tức là tạm thời ngừng sinh sản, chứ không phải triệt sản. Sau khi thắt ống dẫn tinh, nếu muốn có con trở lại thì sẽ có 2 phương pháp để thực hiện dưới đây:

    • Thực hiện phẫu thuật nối lại ống dẫn tinh: Biện pháp này cần thời gian để khôi phục lại lưu thông đường dẫn tinh. Nhưng khả năng vẫn có con 1 cách tự nhiên.
    • Sử dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm: Bác sĩ sẽ lấy trực tiếp tinh trùng từ mào tinh hay tinh hoàn của bạn để thụ tinh với noãn của đối tác bên ngoài cơ thể. Ngày nay, các biện pháp hỗ trợ sinh sản đã được thực hiện khá thường quy ở nhiều trung tâm với kết quả tốt.
    Vợ có bầu sau khi chồng đã thắt ống dẫn tinh

    Thắt ống dẫn tinh (đình sản nam) là thủ thuật làm gián đoạn đường đi ra của tinh trùng, tức là tạm thời ngừng sinh sản, chứ không phải triệt sản.

    Tuy nhiên cả 2 phương pháp trên đều sẽ phải chấp nhận phẫu thuật hoặc thủ thuật nếu người nam giới muốn có con trở lại. Có 1 phương pháp khác khắc phục nhược điểm này, đó là trước khi người nam giới thực hiện thắt ống dẫn tinh, hãy nói với bác sĩ nam khoa rằng có thể tương lai bạn vẫn muốn có con. Bác sĩ nam khoa sẽ tư vấn cho bạn về phương pháp đông tinh, là biện pháp bảo tồn sinh sản trước khi thắt ống dẫn tinh. Phương pháp này sẽ bảo tồn được chất lượng tinh trùng tốt của bạn hiện tại và sẵn sàng cho việc hỗ trợ sinh sản trong tương lai.

    Có bị yếu sinh lý sau thắt ống dẫn tinh?

    Cũng theo TS.BS Tưởng Thị Vân Thuỳ, thắt sống dẫn tinh là chỉ là thủ thuật làm gián đoạn đường đi ra của tinh trùng, không tác động vào bất cứ chức năng nào của tinh hoàn, do đó toàn bộ chức năng của tinh hoàn bao gồm chức năng ngoại tiết (sản sinh tinh trùng) và chức năng nội tiết (tiết hóc môn sinh dục nam – testosterone) đều vẫn được đảm bảo. Các chức năng cương, phóng tinh và sản xuất hormone testosterone để duy trì phong độ ở nam giới không hề bị ảnh hưởng do tinh trùng và dịch tiết từ tinh hoàn, mào tinh chỉ chiếm dưới 2% thể tích tinh dịch. Sau khi thắt ống dẫn tinh, nam giới vẫn xuất tinh với thể tích và cảm giác như bình thường và không thể nhận ra sự khác biệt nào.

    Thậm chí với tâm lý thoải mái, không phải áp dụng các biện pháp phòng tránh thai (như bao cao su hay xuất tinh ngoài), nam giới lại càng dễ thăng hoa, đạt cực khoái hơn trong cuộc yêu.

    6 LÝ DO CẶP ĐÔI NÊN QUAN HỆ TÌNH DỤC VÀO BUỔI SÁNG - Bệnh Viện Nam Học Hiếm  Muộn Việt-Bỉ

    Sau khi thắt ống dẫn tinh, nam giới vẫn xuất tinh với thể tích và cảm giác như bình thường và không thể nhận ra sự khác biệt nào.

    Những người nên và không nên thắt ống dẫn tinh

    – Những người nên thắt ống dẫn tinh:

    • Hai vợ chồng không có ý định sinh thêm con
    • Vợ hoặc chồng mắc bệnh có nguy cơ di truyền cao
    • Vợ không thể sử dụng phương pháp tránh thai nào khác
    • Người đàn ông hoàn toàn chủ động lựa chọn thực hiện thủ thuật này nhằm san sẻ gánh nặng tránh thai cho vợ.

    – Những người không nên thực hiện thắt ống dẫn tinh:

    • Người bị rối loạn đông máu
    • Người bị đau tinh hoàn mãn tính
    • Người bị rối loạn chức năng tình dục
    • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở bìu như ứ nước màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, giãn tĩnh mạch, viêm nhiễm mạn tính….
    • Xuất hiện bất thường ở thừng tinh.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?

    Thắt ống dẫn tinh có gây vô sinh và yếu sinh lý?

    Thắt ống dẫn tinh có gây vô sinh?

    Theo TS.BS Tưởng Thị Vân Thuỳ, Đơn vị Nam Khoa, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, thắt ống dẫn tinh chỉ là thủ thuật làm gián đoạn đường đi ra của tinh trùng nên tinh trùng vẫn được tinh hoàn sản xuất là bình thường. Biện pháp thắt ống dẫn tinh còn gọi là biện pháp đình sản nam, tức là tạm thời ngừng sinh sản, chứ không phải triệt sản. Sau khi thắt ống dẫn tinh, nếu muốn có con trở lại thì sẽ có 2 phương pháp để thực hiện dưới đây:

    • Thực hiện phẫu thuật nối lại ống dẫn tinh: Biện pháp này cần thời gian để khôi phục lại lưu thông đường dẫn tinh. Nhưng khả năng vẫn có con 1 cách tự nhiên.
    • Sử dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm: Bác sĩ sẽ lấy trực tiếp tinh trùng từ mào tinh hay tinh hoàn của bạn để thụ tinh với noãn của đối tác bên ngoài cơ thể. Ngày nay, các biện pháp hỗ trợ sinh sản đã được thực hiện khá thường quy ở nhiều trung tâm với kết quả tốt.
    Vợ có bầu sau khi chồng đã thắt ống dẫn tinh

    Thắt ống dẫn tinh (đình sản nam) là thủ thuật làm gián đoạn đường đi ra của tinh trùng, tức là tạm thời ngừng sinh sản, chứ không phải triệt sản.

    Tuy nhiên cả 2 phương pháp trên đều sẽ phải chấp nhận phẫu thuật hoặc thủ thuật nếu người nam giới muốn có con trở lại. Có 1 phương pháp khác khắc phục nhược điểm này, đó là trước khi người nam giới thực hiện thắt ống dẫn tinh, hãy nói với bác sĩ nam khoa rằng có thể tương lai bạn vẫn muốn có con. Bác sĩ nam khoa sẽ tư vấn cho bạn về phương pháp đông tinh, là biện pháp bảo tồn sinh sản trước khi thắt ống dẫn tinh. Phương pháp này sẽ bảo tồn được chất lượng tinh trùng tốt của bạn hiện tại và sẵn sàng cho việc hỗ trợ sinh sản trong tương lai.

    Có bị yếu sinh lý sau thắt ống dẫn tinh?

    Cũng theo TS.BS Tưởng Thị Vân Thuỳ, thắt sống dẫn tinh là chỉ là thủ thuật làm gián đoạn đường đi ra của tinh trùng, không tác động vào bất cứ chức năng nào của tinh hoàn, do đó toàn bộ chức năng của tinh hoàn bao gồm chức năng ngoại tiết (sản sinh tinh trùng) và chức năng nội tiết (tiết hóc môn sinh dục nam – testosterone) đều vẫn được đảm bảo. Các chức năng cương, phóng tinh và sản xuất hormone testosterone để duy trì phong độ ở nam giới không hề bị ảnh hưởng do tinh trùng và dịch tiết từ tinh hoàn, mào tinh chỉ chiếm dưới 2% thể tích tinh dịch. Sau khi thắt ống dẫn tinh, nam giới vẫn xuất tinh với thể tích và cảm giác như bình thường và không thể nhận ra sự khác biệt nào.

    Thậm chí với tâm lý thoải mái, không phải áp dụng các biện pháp phòng tránh thai (như bao cao su hay xuất tinh ngoài), nam giới lại càng dễ thăng hoa, đạt cực khoái hơn trong cuộc yêu.

    6 LÝ DO CẶP ĐÔI NÊN QUAN HỆ TÌNH DỤC VÀO BUỔI SÁNG - Bệnh Viện Nam Học Hiếm  Muộn Việt-Bỉ

    Sau khi thắt ống dẫn tinh, nam giới vẫn xuất tinh với thể tích và cảm giác như bình thường và không thể nhận ra sự khác biệt nào.

    Những người nên và không nên thắt ống dẫn tinh

    – Những người nên thắt ống dẫn tinh:

    • Hai vợ chồng không có ý định sinh thêm con
    • Vợ hoặc chồng mắc bệnh có nguy cơ di truyền cao
    • Vợ không thể sử dụng phương pháp tránh thai nào khác
    • Người đàn ông hoàn toàn chủ động lựa chọn thực hiện thủ thuật này nhằm san sẻ gánh nặng tránh thai cho vợ.

    – Những người không nên thực hiện thắt ống dẫn tinh:

    • Người bị rối loạn đông máu
    • Người bị đau tinh hoàn mãn tính
    • Người bị rối loạn chức năng tình dục
    • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở bìu như ứ nước màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, giãn tĩnh mạch, viêm nhiễm mạn tính….
    • Xuất hiện bất thường ở thừng tinh.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?