spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024
More

    Thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng

    spot_img

    Hội chứng đau thắt lưng (hay còn gọi là đau lưng vùng thấp) là cơn đau phần dưới của cột sống và có thể kèm theo đau ở một hoặc cả hai chân. Hội chứng đau thắt lưng có thể do viêm, các tình trạng bệnh lý (như viêm khớp, loãng xương, khối u, nhiễm trùng thận), ảnh hưởng đến cột sống, đau dây thần kinh. Ngoài ra, thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến nguy cơ đau lưng cao hơn.

    Người mắc hội chứng đau thắt lưng thường bị:

    – Đỏ, sưng lưng hoặc cột sống.

    – Đau lưng kèm theo sốt không rõ nguyên nhân hoặc sụt cân không chủ ý.

    Tiểu không tự chủ.

    – Đau chân lan ra ngoài đầu gối.

    – Đau dữ dội, khó chịu.

    – Đau về đêm trầm trọng hơn, có thể làm thức giấc.

    Hầu hết mọi người sẽ bị đau thắt lưng vào một thời điểm nào đó. Người bệnh có thể thuyên giảm trong vài tuần với các phương pháp tự quản lý hoặc điều trị đơn giản. Tuy nhiên, với một số người, tình trạng này có thể kéo dài hơn, cần điều trị bổ sung.

    Thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng- Ảnh 2.

    Hội chứng đau thắt lưng có thể là do viêm, các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến cột sống, đau dây thần kinh.

    1. Các thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng

    Mục đích của việc dùng thuốc là để giảm đau giúp duy trì các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, thay vì nghỉ ngơi hoàn toàn.

    Các thuốc bao gồm thuốc chống viêm, giãn cơ, giảm đau thần kinh, chống trầm cảm (khi cần thiết)… Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể có những tác dụng phụ không mong muốn, chỉ sử dụng liều thấp nhất, trong thời gian thuốc có hiệu quả, dung nạp tốt.

    1.1.Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trị hội chứng đau thắt lưng

    Các thuốc bao gồm: aspirin, ibuprofen, naproxen…

    Tác dụng: Thuốc giúp giảm đau, sưng, viêm ở cơ và xung quanh đĩa đệm cột sống bị tổn thương hoặc khớp bị viêm.

    Tác dụng phụ: Hầu hết người lớn khỏe mạnh có thể dùng NSAID một cách an toàn để giảm đau. Tuy nhiên, khi bị hội chứng đau thắt lưng, mọi người có xu hướng lạm dụng thuốc. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ như đau dạ dày, loét, chảy máu hoặc thậm chí là tổn thương thận.

    1.2. Thuốc giảm đau acetaminophen

    Tác dụng: Acetaminophen (paracetamol) là thuốc giảm đau, hạ sốt, thường được khuyên dùng cho chứng đau lưng dưới mạn tính, vì có nguy cơ tác dụng phụ thấp. Thuốc có hiệu quả hơn khi dùng cùng với NSAID.

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như phát ban trên da, thiếu máu, nhiễm độc gan, rối loạn chức năng gan.

    1.3. Thuốc giảm đau tại chỗ

    Tác dụng: Kem bôi da, gel, thuốc mỡ hoặc miếng dán có thể giúp ích khi lưng bị cứng, đau, căng cơ. Nhiều sản phẩm có chứa các thành phần như capsaicin, lidocaine, menthol, long não có thể làm mát, làm ấm hoặc làm tê vùng bị ảnh hưởng.

    Tác dụng phụ: Các phương pháp điều trị tại chỗ kết hợp với thuốc giảm đau dạng uống có nguy cơ gây ra tác dụng phụ thấp, như phát ban, sưng hoặc cảm giác nóng rát. Không dùng các miếng dán này quá 12 giờ.

    1.4. Thuốc giãn cơ

    Các thuốc thường dùng: Baclofen, diazepam, cyclobenzaprine, tizanidine…

    Tác dụng: Thuốc giãn cơ là loại thuốc được kê đơn cho chứng đau lưng dưới khi các liệu pháp không kê đơn, thay đổi lối sống không hiệu quả. Thuốc giúp điều chỉnh sự co cơ để giảm đau, khó chịu do co thắt cơ, cứng cơ, cải thiện chức năng hàng ngày.

    Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc giãn cơ trong thời gian ngắn thường an toàn, dung nạp tốt ở liều khuyến cáo. Tuy nhiên, có thể gặp một số tác dụng phụ: An thần, buồn, ngất xỉu, mờ mắt.

    Lưu ý: Những yếu tố như tình trạng bệnh lý tiềm ẩn và việc sử dụng các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ. Thuốc giãn cơ chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vì chúng có nguy cơ gây phụ thuộc khi sử dụng lâu dài.

    Thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng- Ảnh 3.

    Cần trao đổi kỹ với bác sĩ về các thuốc giảm đau khi bị hội chứng đau thắt lưng.

    1.5. Thuốc chống trầm cảm

    Các thuốc bao gồm: amitriptyline, nortriptyline, venlafaxine, duloxetine.

    Tác dụng: Thuốc thường được dùng để điều trị chứng trầm cảm, lo âu, nhưng liều thấp có thể giúp giảm đau trong hội chứng đau thắt lưng.

    Tác dụng phụ: Thuốc chống trầm cảm không gây nghiện, dung nạp tốt. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tình dục

    1.6. Thuốc chống co giật

    Tác dụng: Một số người mắc hội chứng đau thắt lưng có thể bị đau thần kinh mạn tính, gây ra cảm giác đau nhói xuống hông hoặc chân. Đối với loại đau này, bác sĩ hoặc có thể kê đơn thuốc chống co giật. Các thuốc bao gồm gabapentin, pregabalin.

    Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn ngủ, chóng mặt, phù ngoại biên…

    1.7. Thuốc opioid

    Tác dụng: Thuốc giảm đau opioid thường an toàn theo chỉ định của bác sĩ, khi dùng trong thời gian ngắn với chứng đau cấp tính, nghiêm trọng. Đôi khi được kê đơn sau phẫu thuật lưng hoặc để giảm đau do chấn thương mới.

    Bao gồm các thuốc như morphin, hydrocodone, oxycodone, kết hợp acetaminophen/hydrocodone…

    Tác dụng phụ: Việc sử dụng thuốc opioid trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp thuốc, tăng liều lên mức cao hơn và nguy hiểm hơn, gây phụ thuộc về mặt thể chất, lạm dụng. Vì vậy thuốc không được khuyến cáo là chiến lược điều trị đầu tay cho chứng đau thắt lưng mạn tính.

    2. Các biện pháp giảm đau thắt lưng không dùng thuốc

    Có thể sử dụng các phương pháp điều trị y tế bổ sung có thể cần thiết để giảm đau lưng dưới:

    – Châm cứu.

    – Chăm sóc nắn xương và nắn chỉnh cột sống.

    – Liệu pháp nhận thức – hành vi, có thể hữu ích để tìm hiểu cách suy nghĩ, cảm xúc, hành động đóng vai trò như thế nào trong cơn đau, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

    – Thiết bị kích thích thần kinh bằng điện xuyên da, máy tạo ra các xung điện nhỏ đến các dây thần kinh để giảm đau.

    – Sử dụng liệu pháp nhiệt hoặc chườm đá.

    Thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng- Ảnh 4.

    Châm cứu có thể giúp giảm đau ở người mắc hội chứng đau thắt lưng.

    3. Lưu ý khi điều trị hội chứng đau thắt lưng

    Để điều trị hội chứng đau thắt lưng hiệu quả, an toàn, người bệnh cần lưu ý:

    – Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    – Tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn đung thuốc của bác sĩ. Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

    – Trong thời gian dùng thuốc nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

    – Nên tái khám đúng hẹn.

    Ngoài ra nên kết hợp điều chỉnh lối sống để giảm đau trong hội chứng thắt lưng, bao gồm:

    – Vận động thể chất: Thực hiện các hoạt động như bài tập tăng cường sức mạnh cốt lõi, kéo giãn thường xuyên và yoga.

    – Ăn theo chế độ ăn chống viêm và có chứa canxi, vitamin D. Đây là những chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe xương khớp.

    – Ngủ đủ giấc: Nên ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

    – Duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh tăng thêm trọng lượng cho lưng.

    – Không hút thuốc.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không...

    bạn Nên đọc!

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ hormone, khiến quá trình trao đổi chất chậm lại.

    Thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng

    Hội chứng đau thắt lưng (hay còn gọi là đau lưng vùng thấp) là cơn đau phần dưới của cột sống và có thể kèm theo đau ở một hoặc cả hai chân. Hội chứng đau thắt lưng có thể do viêm, các tình trạng bệnh lý (như viêm khớp, loãng xương, khối u, nhiễm trùng thận), ảnh hưởng đến cột sống, đau dây thần kinh. Ngoài ra, thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến nguy cơ đau lưng cao hơn.

    Người mắc hội chứng đau thắt lưng thường bị:

    – Đỏ, sưng lưng hoặc cột sống.

    – Đau lưng kèm theo sốt không rõ nguyên nhân hoặc sụt cân không chủ ý.

    Tiểu không tự chủ.

    – Đau chân lan ra ngoài đầu gối.

    – Đau dữ dội, khó chịu.

    – Đau về đêm trầm trọng hơn, có thể làm thức giấc.

    Hầu hết mọi người sẽ bị đau thắt lưng vào một thời điểm nào đó. Người bệnh có thể thuyên giảm trong vài tuần với các phương pháp tự quản lý hoặc điều trị đơn giản. Tuy nhiên, với một số người, tình trạng này có thể kéo dài hơn, cần điều trị bổ sung.

    Thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng- Ảnh 2.

    Hội chứng đau thắt lưng có thể là do viêm, các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến cột sống, đau dây thần kinh.

    1. Các thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng

    Mục đích của việc dùng thuốc là để giảm đau giúp duy trì các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, thay vì nghỉ ngơi hoàn toàn.

    Các thuốc bao gồm thuốc chống viêm, giãn cơ, giảm đau thần kinh, chống trầm cảm (khi cần thiết)… Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể có những tác dụng phụ không mong muốn, chỉ sử dụng liều thấp nhất, trong thời gian thuốc có hiệu quả, dung nạp tốt.

    1.1.Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trị hội chứng đau thắt lưng

    Các thuốc bao gồm: aspirin, ibuprofen, naproxen…

    Tác dụng: Thuốc giúp giảm đau, sưng, viêm ở cơ và xung quanh đĩa đệm cột sống bị tổn thương hoặc khớp bị viêm.

    Tác dụng phụ: Hầu hết người lớn khỏe mạnh có thể dùng NSAID một cách an toàn để giảm đau. Tuy nhiên, khi bị hội chứng đau thắt lưng, mọi người có xu hướng lạm dụng thuốc. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ như đau dạ dày, loét, chảy máu hoặc thậm chí là tổn thương thận.

    1.2. Thuốc giảm đau acetaminophen

    Tác dụng: Acetaminophen (paracetamol) là thuốc giảm đau, hạ sốt, thường được khuyên dùng cho chứng đau lưng dưới mạn tính, vì có nguy cơ tác dụng phụ thấp. Thuốc có hiệu quả hơn khi dùng cùng với NSAID.

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như phát ban trên da, thiếu máu, nhiễm độc gan, rối loạn chức năng gan.

    1.3. Thuốc giảm đau tại chỗ

    Tác dụng: Kem bôi da, gel, thuốc mỡ hoặc miếng dán có thể giúp ích khi lưng bị cứng, đau, căng cơ. Nhiều sản phẩm có chứa các thành phần như capsaicin, lidocaine, menthol, long não có thể làm mát, làm ấm hoặc làm tê vùng bị ảnh hưởng.

    Tác dụng phụ: Các phương pháp điều trị tại chỗ kết hợp với thuốc giảm đau dạng uống có nguy cơ gây ra tác dụng phụ thấp, như phát ban, sưng hoặc cảm giác nóng rát. Không dùng các miếng dán này quá 12 giờ.

    1.4. Thuốc giãn cơ

    Các thuốc thường dùng: Baclofen, diazepam, cyclobenzaprine, tizanidine…

    Tác dụng: Thuốc giãn cơ là loại thuốc được kê đơn cho chứng đau lưng dưới khi các liệu pháp không kê đơn, thay đổi lối sống không hiệu quả. Thuốc giúp điều chỉnh sự co cơ để giảm đau, khó chịu do co thắt cơ, cứng cơ, cải thiện chức năng hàng ngày.

    Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc giãn cơ trong thời gian ngắn thường an toàn, dung nạp tốt ở liều khuyến cáo. Tuy nhiên, có thể gặp một số tác dụng phụ: An thần, buồn, ngất xỉu, mờ mắt.

    Lưu ý: Những yếu tố như tình trạng bệnh lý tiềm ẩn và việc sử dụng các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ. Thuốc giãn cơ chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vì chúng có nguy cơ gây phụ thuộc khi sử dụng lâu dài.

    Thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng- Ảnh 3.

    Cần trao đổi kỹ với bác sĩ về các thuốc giảm đau khi bị hội chứng đau thắt lưng.

    1.5. Thuốc chống trầm cảm

    Các thuốc bao gồm: amitriptyline, nortriptyline, venlafaxine, duloxetine.

    Tác dụng: Thuốc thường được dùng để điều trị chứng trầm cảm, lo âu, nhưng liều thấp có thể giúp giảm đau trong hội chứng đau thắt lưng.

    Tác dụng phụ: Thuốc chống trầm cảm không gây nghiện, dung nạp tốt. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tình dục

    1.6. Thuốc chống co giật

    Tác dụng: Một số người mắc hội chứng đau thắt lưng có thể bị đau thần kinh mạn tính, gây ra cảm giác đau nhói xuống hông hoặc chân. Đối với loại đau này, bác sĩ hoặc có thể kê đơn thuốc chống co giật. Các thuốc bao gồm gabapentin, pregabalin.

    Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn ngủ, chóng mặt, phù ngoại biên…

    1.7. Thuốc opioid

    Tác dụng: Thuốc giảm đau opioid thường an toàn theo chỉ định của bác sĩ, khi dùng trong thời gian ngắn với chứng đau cấp tính, nghiêm trọng. Đôi khi được kê đơn sau phẫu thuật lưng hoặc để giảm đau do chấn thương mới.

    Bao gồm các thuốc như morphin, hydrocodone, oxycodone, kết hợp acetaminophen/hydrocodone…

    Tác dụng phụ: Việc sử dụng thuốc opioid trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp thuốc, tăng liều lên mức cao hơn và nguy hiểm hơn, gây phụ thuộc về mặt thể chất, lạm dụng. Vì vậy thuốc không được khuyến cáo là chiến lược điều trị đầu tay cho chứng đau thắt lưng mạn tính.

    2. Các biện pháp giảm đau thắt lưng không dùng thuốc

    Có thể sử dụng các phương pháp điều trị y tế bổ sung có thể cần thiết để giảm đau lưng dưới:

    – Châm cứu.

    – Chăm sóc nắn xương và nắn chỉnh cột sống.

    – Liệu pháp nhận thức – hành vi, có thể hữu ích để tìm hiểu cách suy nghĩ, cảm xúc, hành động đóng vai trò như thế nào trong cơn đau, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

    – Thiết bị kích thích thần kinh bằng điện xuyên da, máy tạo ra các xung điện nhỏ đến các dây thần kinh để giảm đau.

    – Sử dụng liệu pháp nhiệt hoặc chườm đá.

    Thuốc điều trị hội chứng đau thắt lưng- Ảnh 4.

    Châm cứu có thể giúp giảm đau ở người mắc hội chứng đau thắt lưng.

    3. Lưu ý khi điều trị hội chứng đau thắt lưng

    Để điều trị hội chứng đau thắt lưng hiệu quả, an toàn, người bệnh cần lưu ý:

    – Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    – Tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn đung thuốc của bác sĩ. Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

    – Trong thời gian dùng thuốc nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

    – Nên tái khám đúng hẹn.

    Ngoài ra nên kết hợp điều chỉnh lối sống để giảm đau trong hội chứng thắt lưng, bao gồm:

    – Vận động thể chất: Thực hiện các hoạt động như bài tập tăng cường sức mạnh cốt lõi, kéo giãn thường xuyên và yoga.

    – Ăn theo chế độ ăn chống viêm và có chứa canxi, vitamin D. Đây là những chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe xương khớp.

    – Ngủ đủ giấc: Nên ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

    – Duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh tăng thêm trọng lượng cho lưng.

    – Không hút thuốc.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không...

    bạn Nên đọc!

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ hormone, khiến quá trình trao đổi chất chậm lại.