spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024
More

    Các thuốc điều trị Hội chứng Stevens – Johnson

    spot_img

    1. Mối nguy khi bị Hội chứng Stevens – Johnson

    Hội chứng Stevens – Johnson là tình trạng tổn thương da nghiêm trọng gây phát ban da, bọng nước và sau đó bong tróc. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm loét các hốc tự nhiên trên cơ thể như mắt, mũi, miệng, họng…

    Người bệnh mắc hội chứng Stevens – Johnson có triệu chứng: Sốt, đau nhức toàn thân, trên da nổi các đám ban đỏ, bọng nước, khi vỡ tạo thành các ổ trợt loét. Niêm mạc miệng, họng, mắt, bộ phận sinh dục và hậu môn bị viêm trợt gây nuốt đau, mắt viêm đỏ, tiết dịch viêm, tiểu buốt…

    Hội chứng Stevens – Johnson có thể gây các biến chứng cấp tính: Viêm phổi, nhiễm trùng máu, sốc, suy đa tạng… hoặc có thể bị các di chứng lâu dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như sẹo giác mạc, hẹp niệu đạo… Nghiêm trọng nhất là tử vong.

    Các thuốc điều trị Hội chứng Stevens - Johnson- Ảnh 2.

    Hội chứng Stevens – Johnson gây tổn thương da nghiêm trọng gây phát ban da, bọng nước và sau đó bong tróc.

    2. Hội chứng Stevens – Johnson được điều trị như thế nào?

    Việc điều trị Hội chứng Stevens – Johnson cần thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa. Mục tiêu của điều trị ở những bệnh nhân mắc Hội chứng Stevens – Johnson là giảm tỷ lệ tử vong và ngăn ngừa biến chứng.

    – Ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ gây bệnh: Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị Hội chứng Stevens – Johnson là ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào nghi ngờ gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều hơn một loại thuốc, có thể khó biết loại thuốc nào gây phản ứng.

    – Chăm sóc hỗ trợ: Chăm sóc hỗ trợ có thể nhận được khi ở bệnh viện bao gồm:

    + Thay thế dịch và dinh dưỡng: Vì mất da dẫn đến mất dịch đáng kể, nên việc thay thế dịch là một phần quan trọng của quá trình điều trị.

    + Chăm sóc vết thương: Chườm lạnh, ướt có thể giúp làm dịu vết phồng rộp trong khi lành lại.

    + Chăm sóc mắt.

    2.1. Thuốc kháng sinh

    Tác dụng: Kháng sinh được dùng trong điều trị hội chứng Stevens – Johnson nhằm chống nhiễm khuẩn da, phổi, nhiễm khuẩn huyết. Các thuốc kháng sinh ưu tiên sử dụng: Nhóm macrolide, quinolone…

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây khó chịu tại dạ dày, nôn, tiêu chảy, đau đầu, thay đổi vị giác…

    2.2. Thuốc chống viêm corticosteroid

    Tác dụng: Với đặc tính chống viêm, nên corticosteroid được dùng trong điều trị Hội chứng Stevens – Johnson. Cân nhắc dùng liều cao ngay ở giai đoạn đầu của bệnh. Có thể lựa chọn: Prednisolon, methylprednisolone.

    Tác dụng phụ có thể gặp: Giữ nước, tăng huyết áp, thay đổi hành vi, tăng cân…

    2. 3. Thuốc giảm đau

    Tác dụng: Có thể sử dụng các thuốc giảm đau để giảm đau đớn cho bệnh nhân.

    – Với trường hợp đau nhẹ: Dùng thuốc giảm đau không chứa opioid như acetaminophen hoặc ibuprofen.

    – Đau vừa đến nặng: Có thể dùng hydromorphone uống/tiêm tĩnh mạch.

    Lưu ý: Dùng thuốc đúng chỉ định để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.

    2. 4. Globulin miễn dịch

    Tác dụng: Globulin miễn dịch được sử dụng để cải thiện các triệu chứng lâm sàng và miễn dịch của bệnh. Globulin miễn dịch có thể làm giảm sản xuất các kháng thể bệnh lý và có thể làm tăng quá trình hòa tan và loại bỏ các phức hợp miễn dịch.

    Tác dụng phụ: Rất hiếm xảy ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phát ban, chóng mặt, buồn nôn, nôn…

    3. Lưu ý khi điều trị Hội chứng Stevens – Johnson

    Để đảm bảo an toàn khi điều trị cho bệnh nhân mắc Hội chứng Stevens – Johnson, cần lưu ý:

    – Các vùng da bong tróc, rách nên băng lại bằng gạc lưới vô trùng chống dính.

    – Dùng kem dưỡng ẩm như vaseline, parafin lên da.

    – Vệ sinh thường xuyên vùng da tổn thương (mắt, mũi, miệng và cơ quan sinh dục) bằng nước muối sinh lý, nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.

    – Có thể bổ sung nước – điện giải cho bệnh nhân qua đường uống nếu bệnh nhân uống được.

    – Nhẹ nhàng khi vận chuyển người bệnh nặng.

    – Tránh va chạm mạnh vào vùng da bị thương của bệnh nhân.

    – Sử dụng bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh.

    – Tránh không để chất thải (phân, nước tiểu) dính vào vùng da bị tổn thương của người bệnh không tự di chuyển được hoặc vùng nằm gần cơ quan sinh dục.

    – Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên cho người bệnh ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp…

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không...

    bạn Nên đọc!

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ hormone, khiến quá trình trao đổi chất chậm lại.

    Các thuốc điều trị Hội chứng Stevens – Johnson

    1. Mối nguy khi bị Hội chứng Stevens – Johnson

    Hội chứng Stevens – Johnson là tình trạng tổn thương da nghiêm trọng gây phát ban da, bọng nước và sau đó bong tróc. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm loét các hốc tự nhiên trên cơ thể như mắt, mũi, miệng, họng…

    Người bệnh mắc hội chứng Stevens – Johnson có triệu chứng: Sốt, đau nhức toàn thân, trên da nổi các đám ban đỏ, bọng nước, khi vỡ tạo thành các ổ trợt loét. Niêm mạc miệng, họng, mắt, bộ phận sinh dục và hậu môn bị viêm trợt gây nuốt đau, mắt viêm đỏ, tiết dịch viêm, tiểu buốt…

    Hội chứng Stevens – Johnson có thể gây các biến chứng cấp tính: Viêm phổi, nhiễm trùng máu, sốc, suy đa tạng… hoặc có thể bị các di chứng lâu dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như sẹo giác mạc, hẹp niệu đạo… Nghiêm trọng nhất là tử vong.

    Các thuốc điều trị Hội chứng Stevens - Johnson- Ảnh 2.

    Hội chứng Stevens – Johnson gây tổn thương da nghiêm trọng gây phát ban da, bọng nước và sau đó bong tróc.

    2. Hội chứng Stevens – Johnson được điều trị như thế nào?

    Việc điều trị Hội chứng Stevens – Johnson cần thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa. Mục tiêu của điều trị ở những bệnh nhân mắc Hội chứng Stevens – Johnson là giảm tỷ lệ tử vong và ngăn ngừa biến chứng.

    – Ngừng sử dụng thuốc nghi ngờ gây bệnh: Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị Hội chứng Stevens – Johnson là ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào nghi ngờ gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều hơn một loại thuốc, có thể khó biết loại thuốc nào gây phản ứng.

    – Chăm sóc hỗ trợ: Chăm sóc hỗ trợ có thể nhận được khi ở bệnh viện bao gồm:

    + Thay thế dịch và dinh dưỡng: Vì mất da dẫn đến mất dịch đáng kể, nên việc thay thế dịch là một phần quan trọng của quá trình điều trị.

    + Chăm sóc vết thương: Chườm lạnh, ướt có thể giúp làm dịu vết phồng rộp trong khi lành lại.

    + Chăm sóc mắt.

    2.1. Thuốc kháng sinh

    Tác dụng: Kháng sinh được dùng trong điều trị hội chứng Stevens – Johnson nhằm chống nhiễm khuẩn da, phổi, nhiễm khuẩn huyết. Các thuốc kháng sinh ưu tiên sử dụng: Nhóm macrolide, quinolone…

    Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây khó chịu tại dạ dày, nôn, tiêu chảy, đau đầu, thay đổi vị giác…

    2.2. Thuốc chống viêm corticosteroid

    Tác dụng: Với đặc tính chống viêm, nên corticosteroid được dùng trong điều trị Hội chứng Stevens – Johnson. Cân nhắc dùng liều cao ngay ở giai đoạn đầu của bệnh. Có thể lựa chọn: Prednisolon, methylprednisolone.

    Tác dụng phụ có thể gặp: Giữ nước, tăng huyết áp, thay đổi hành vi, tăng cân…

    2. 3. Thuốc giảm đau

    Tác dụng: Có thể sử dụng các thuốc giảm đau để giảm đau đớn cho bệnh nhân.

    – Với trường hợp đau nhẹ: Dùng thuốc giảm đau không chứa opioid như acetaminophen hoặc ibuprofen.

    – Đau vừa đến nặng: Có thể dùng hydromorphone uống/tiêm tĩnh mạch.

    Lưu ý: Dùng thuốc đúng chỉ định để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.

    2. 4. Globulin miễn dịch

    Tác dụng: Globulin miễn dịch được sử dụng để cải thiện các triệu chứng lâm sàng và miễn dịch của bệnh. Globulin miễn dịch có thể làm giảm sản xuất các kháng thể bệnh lý và có thể làm tăng quá trình hòa tan và loại bỏ các phức hợp miễn dịch.

    Tác dụng phụ: Rất hiếm xảy ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phát ban, chóng mặt, buồn nôn, nôn…

    3. Lưu ý khi điều trị Hội chứng Stevens – Johnson

    Để đảm bảo an toàn khi điều trị cho bệnh nhân mắc Hội chứng Stevens – Johnson, cần lưu ý:

    – Các vùng da bong tróc, rách nên băng lại bằng gạc lưới vô trùng chống dính.

    – Dùng kem dưỡng ẩm như vaseline, parafin lên da.

    – Vệ sinh thường xuyên vùng da tổn thương (mắt, mũi, miệng và cơ quan sinh dục) bằng nước muối sinh lý, nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.

    – Có thể bổ sung nước – điện giải cho bệnh nhân qua đường uống nếu bệnh nhân uống được.

    – Nhẹ nhàng khi vận chuyển người bệnh nặng.

    – Tránh va chạm mạnh vào vùng da bị thương của bệnh nhân.

    – Sử dụng bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh.

    – Tránh không để chất thải (phân, nước tiểu) dính vào vùng da bị tổn thương của người bệnh không tự di chuyển được hoặc vùng nằm gần cơ quan sinh dục.

    – Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên cho người bệnh ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp…

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không...

    bạn Nên đọc!

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ hormone, khiến quá trình trao đổi chất chậm lại.