spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ bảy, 19 Tháng mười, 2024
More

    Thuốc điều trị hội chứng Cushing

    spot_img

    1. Hội chứng Cushing là gì?

    Hội chứng Cushing là một rối loạn nội tiết xảy ra khi cơ thể phơi nhiễm quá mức với hormone cortisol trong thời gian dài. Cortisol là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến giáp, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, điều chỉnh quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể phản ứng với căng thẳng. Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này.

    Về mặt lâm sàng, hội chứng Cushing có các biểu hiện lâm sàng rõ rệt gồm: Mặt tròn, béo phì, mụn trứng cá, tăng huyết áp, tăng đường huyết, loãng xương… Hơn một nửa số người bệnh mắc hội chứng Cushing bị trầm cảm nặng, trầm cảm không điển hình và các loại rối loạn tâm thần khác.

    2. Điều trị hội chứng Cushing

    Nguyên nhân phổ biến của hội chứng Cushing là sử dụng thuốc corticoid kéo dài, làm thay đổi nồng độ cortisol trong cơ thể. Đối với những bệnh nhân có tiền sử sử dụng corticoid kéo dài, liên tục, việc thay đổi liều thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng của hội chứng Cushing.

    Thuốc điều trị hội chứng Cushing- Ảnh 1.

    Hội chứng Cushing xảy ra khi có cơ thể phơi nhiễm quá mức với hormone cortisol trong thời gian dài.

    Trong những trường hợp khác, phẫu thuật hoặc xạ trị có thể được sử dụng để loại bỏ khối u gây ra tình trạng này. Điều trị nội khoa cũng có thể được sử dụng để kiểm soát mức độ cortisol trong cơ thể và kiểm soát các triệu chứng của hội chứng Cushing.

    3. Các thuốc điều trị hội chứng Cushing

    Các phương pháp điều trị bằng thuốc hiện tại chủ yếu được chia thành ba loại, bao gồm: Thuốc ức chế tổng hợp corticoid (ketoconazole, mitotane), thuốc đối kháng thụ thể glucocorticoid (mifepristone, Relacorilant) và thuốc ức chế bài tiết hormone vỏ thượng thận – ACTH (pasireotide, chất chủ vận dopamine).

    3.1 Thuốc ức chế tổng hợp corticoid

    Ketoconazole là một chất chống nấm, có thể được sử dụng để giảm nồng độ cortisol và làm giảm các triệu chứng của bệnh Cushing. Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát lâu dài tình trạng tăng tiết cortisol có nguồn gốc từ tuyến yên hoặc tuyến thượng thận, gúp ngăn ngừa sự gia tăng dự kiến trong tiết ACTH ở những bệnh nhân mắc bệnh Cushing.

    Các tác dụng phụ phổ biến nhất của ketoconazole bao gồm: Suy thượng thận, các vấn đề về tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy), phát ban, ngứa, tăng men gan, biểu hiện tình trạng tổn thương gan (cần theo dõi chặt chẽ men gan trong khi dùng thuốc này).

    Có tác dụng ức chế các steroid do vỏ thượng thận sản xuất như adrenaline, cortisol và noradrenaline. Thuốc được dùng để kiểm soát hội chứng Cushing thứ phát do rối loạn chức năng tuyến yên; hội chứng Cushing (đơn trị hoặc phối hợp metyrapone hoặc aminoglutethimide để điều trị hội chứng Cushing thứ phát do khối u lạc chỗ sản xuất corticotropin, thường khi phẫu thuật không được).

    Mitotane là một loại thuốc được dung nạp khá tốt, tuy nhiên nên tránh dùng ở phụ nữ đang mang thai hoặc muốn mang thai do tác dụng gây quái thai của thuốc.

    Thuốc điều trị hội chứng Cushing- Ảnh 2.

    Điều trị nội khoa thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác, như phẫu thuật, xạ trị, không hiệu quả.

    3.2 Thuốc đối kháng thụ thể glucocorticoid

    Mifepristone là chất đối kháng thụ thể glucocorticoid đường uống được FDA chấp thuận để điều trị hội chứng Cushing ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đi kèm hoặc chứng không dung nạp glucose đã phẫu thuật thất bại hoặc không phù hợp để phẫu thuật. Thuốc cải thiện đáng kể tình trạng tăng huyết áp và suy giảm chuyển hóa glucose.

    Ở phụ nữ, sử dụng thuốc có thể xảy ra tình trạng nội mạc tử cung dày lên và chảy máu âm đạo bất thường.

    3.3 Thuốc ức chế bài tiết hormone vỏ thượng thận (ACTH)

    Nếu hội chứng Cushing do u tuyến yên sản xuất quá nhiều ACTH, các loại thuốc như pasireotide, thuốc chủ vận dopamine có thể được sử dụng để ức chế hoạt động của tuyến yên. Pasireotide hoạt động ở tuyến yên để giảm lượng ACTH được giải phóng, từ đó giúp ngăn chặn tình trạng sản xuất quá mức cortisol.

    Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng đường huyết, đái tháo đường và nhiễm toan ceton.

    3.4 Thuốc khác

    Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc để điều trị các bệnh phối hợp nếu có, như:

    – Thuốc điều trị tăng huyết áp.

    – Thuốc điều trị đái tháo đường…

    4. Lưu ý khi dùng thuốc trị hội chứng Cushing

    Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tuân thủ liệu trình và theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ cụ thể của thuốc.

    Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm cân, cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể.

    Cố gắng tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục vừa phải 3-5 lần một tuần giúp cải thiện quá trình chuyển hóa chất béo, huyết áp, bệnh đái tháo đường, tính tình, sức khỏe tổng thể, lo âu và trầm cảm.

    Theo dõi tâm lý: Hội chứng Cushing có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc thay đổi tính cách. Người bệnh cần được theo dõi và hỗ trợ tâm lý.

    Điều trị hội chứng Cushing là một quá trình dài và phức tạp, đòi hỏi người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, để đảm bảo hiệu quả điều trị.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?

    Thuốc điều trị hội chứng Cushing

    1. Hội chứng Cushing là gì?

    Hội chứng Cushing là một rối loạn nội tiết xảy ra khi cơ thể phơi nhiễm quá mức với hormone cortisol trong thời gian dài. Cortisol là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến giáp, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, điều chỉnh quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể phản ứng với căng thẳng. Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này.

    Về mặt lâm sàng, hội chứng Cushing có các biểu hiện lâm sàng rõ rệt gồm: Mặt tròn, béo phì, mụn trứng cá, tăng huyết áp, tăng đường huyết, loãng xương… Hơn một nửa số người bệnh mắc hội chứng Cushing bị trầm cảm nặng, trầm cảm không điển hình và các loại rối loạn tâm thần khác.

    2. Điều trị hội chứng Cushing

    Nguyên nhân phổ biến của hội chứng Cushing là sử dụng thuốc corticoid kéo dài, làm thay đổi nồng độ cortisol trong cơ thể. Đối với những bệnh nhân có tiền sử sử dụng corticoid kéo dài, liên tục, việc thay đổi liều thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng của hội chứng Cushing.

    Thuốc điều trị hội chứng Cushing- Ảnh 1.

    Hội chứng Cushing xảy ra khi có cơ thể phơi nhiễm quá mức với hormone cortisol trong thời gian dài.

    Trong những trường hợp khác, phẫu thuật hoặc xạ trị có thể được sử dụng để loại bỏ khối u gây ra tình trạng này. Điều trị nội khoa cũng có thể được sử dụng để kiểm soát mức độ cortisol trong cơ thể và kiểm soát các triệu chứng của hội chứng Cushing.

    3. Các thuốc điều trị hội chứng Cushing

    Các phương pháp điều trị bằng thuốc hiện tại chủ yếu được chia thành ba loại, bao gồm: Thuốc ức chế tổng hợp corticoid (ketoconazole, mitotane), thuốc đối kháng thụ thể glucocorticoid (mifepristone, Relacorilant) và thuốc ức chế bài tiết hormone vỏ thượng thận – ACTH (pasireotide, chất chủ vận dopamine).

    3.1 Thuốc ức chế tổng hợp corticoid

    Ketoconazole là một chất chống nấm, có thể được sử dụng để giảm nồng độ cortisol và làm giảm các triệu chứng của bệnh Cushing. Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát lâu dài tình trạng tăng tiết cortisol có nguồn gốc từ tuyến yên hoặc tuyến thượng thận, gúp ngăn ngừa sự gia tăng dự kiến trong tiết ACTH ở những bệnh nhân mắc bệnh Cushing.

    Các tác dụng phụ phổ biến nhất của ketoconazole bao gồm: Suy thượng thận, các vấn đề về tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy), phát ban, ngứa, tăng men gan, biểu hiện tình trạng tổn thương gan (cần theo dõi chặt chẽ men gan trong khi dùng thuốc này).

    Có tác dụng ức chế các steroid do vỏ thượng thận sản xuất như adrenaline, cortisol và noradrenaline. Thuốc được dùng để kiểm soát hội chứng Cushing thứ phát do rối loạn chức năng tuyến yên; hội chứng Cushing (đơn trị hoặc phối hợp metyrapone hoặc aminoglutethimide để điều trị hội chứng Cushing thứ phát do khối u lạc chỗ sản xuất corticotropin, thường khi phẫu thuật không được).

    Mitotane là một loại thuốc được dung nạp khá tốt, tuy nhiên nên tránh dùng ở phụ nữ đang mang thai hoặc muốn mang thai do tác dụng gây quái thai của thuốc.

    Thuốc điều trị hội chứng Cushing- Ảnh 2.

    Điều trị nội khoa thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác, như phẫu thuật, xạ trị, không hiệu quả.

    3.2 Thuốc đối kháng thụ thể glucocorticoid

    Mifepristone là chất đối kháng thụ thể glucocorticoid đường uống được FDA chấp thuận để điều trị hội chứng Cushing ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đi kèm hoặc chứng không dung nạp glucose đã phẫu thuật thất bại hoặc không phù hợp để phẫu thuật. Thuốc cải thiện đáng kể tình trạng tăng huyết áp và suy giảm chuyển hóa glucose.

    Ở phụ nữ, sử dụng thuốc có thể xảy ra tình trạng nội mạc tử cung dày lên và chảy máu âm đạo bất thường.

    3.3 Thuốc ức chế bài tiết hormone vỏ thượng thận (ACTH)

    Nếu hội chứng Cushing do u tuyến yên sản xuất quá nhiều ACTH, các loại thuốc như pasireotide, thuốc chủ vận dopamine có thể được sử dụng để ức chế hoạt động của tuyến yên. Pasireotide hoạt động ở tuyến yên để giảm lượng ACTH được giải phóng, từ đó giúp ngăn chặn tình trạng sản xuất quá mức cortisol.

    Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng đường huyết, đái tháo đường và nhiễm toan ceton.

    3.4 Thuốc khác

    Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc để điều trị các bệnh phối hợp nếu có, như:

    – Thuốc điều trị tăng huyết áp.

    – Thuốc điều trị đái tháo đường…

    4. Lưu ý khi dùng thuốc trị hội chứng Cushing

    Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tuân thủ liệu trình và theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ cụ thể của thuốc.

    Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm cân, cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể.

    Cố gắng tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục vừa phải 3-5 lần một tuần giúp cải thiện quá trình chuyển hóa chất béo, huyết áp, bệnh đái tháo đường, tính tình, sức khỏe tổng thể, lo âu và trầm cảm.

    Theo dõi tâm lý: Hội chứng Cushing có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc thay đổi tính cách. Người bệnh cần được theo dõi và hỗ trợ tâm lý.

    Điều trị hội chứng Cushing là một quá trình dài và phức tạp, đòi hỏi người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, để đảm bảo hiệu quả điều trị.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?