spot_img
32.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 2 Tháng 7, 2025
More

    Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim với 4 bí quyết sau

    spot_img

    Hiện nay, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim đang có xu hướng tăng và điều đáng lo ngại hơn là đối tượng của căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. 

    Nguyên nhân là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp máu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, có thể gây đột tử.

    Dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện là cơn đau như thắt ngực, với triệu chứng đau bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón tay đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài trong khoản thời gian 20 phút. Ngoài ra, cơn đau còn có thể lan đến cổ, cầm, vai, sau lưng và cả tay bên phải…

    Ai nguy cơ bị nhồi máu cơ tim?

    Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạch vành, dẫn tới nhồi máu cơ tim. Có những yếu tố nguy cơ mà chúng ta không thể kiểm soát, bao gồm:

    • Nam giới trong trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi.
    • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
    • Người đã từng bị đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim trước đó.

    Tuy nhiên cũng có một số yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh để hạn chế sự phát triển của bệnh nhồi máu cơ tim, bao gồm: hút thuốc, bị béo phì hoặc thừa cân, ít vận động, tăng huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường.

    Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim với 4  bí quyết sau- Ảnh 1.

    Kiểm soát huyết áp để phòng nhồi máu cơ tim.

    Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

    Nhồi máu cơ tim có thể phòng ngừa được bằng cách điều trị tích cực các bệnh lý tim mạch liên quan kết hợp với điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh.

    1. Điều chỉnh lối sống 

    Một lối sống khoa học với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim.

    – Hạn chế các loại chất béo có hại có nhiều trong mỡ, da, phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê), lòng đỏ trứng, tôm, thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn…

    – Ăn giảm muối và tăng cường bổ sung chất xơ và các vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.

    – Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe…

    – Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng lưu thông máu qua tim, phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành, giúp bệnh nhân cảm thấy tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Người bệnh nên tập luyện nhẹ nhàng với mức độ gắng sức vừa phải, tốt nhất là đi bộ hoặc đạp xe.

    2. Kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ máu

    Những người bệnh có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường, việc điều trị căn bệnh này là điều vô cùng qua trọng để phòng biến chứng trong đó có tim mạch. Người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đều đặn, không tự ý đổi thuốc, ngừng thuốc.

    Riêng với bệnh nhân tăng huyết áp cần kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Do đó, cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu chỉ số huyết áp ở mức cao thì cần thay đổi lối sống theo hướng ăn nhạt hơn, tăng cường rau xanh, quả tươi, không hút thuốc lá, vận động thể chất đều đặn mỗi ngày… Nếu thay đổi lối sống không giúp hạ huyết áp thì cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    3. Tập thể dục thường xuyên

    Luyện tập thể dục là một trong những biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe. Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ, thực hiện mỗi tuần hai buổi tập luyện các loại hình vận động đòi hỏi sức bền như bơi lội, đạp xe. Tránh căng thẳng thần kinh, bởi khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu cơ tim diễn ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.

    4. Khám sức khỏe định kỳ ngăn ngừa nhồi máu cơ tim

    Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần, có điều kiện thì khám 3 tháng/ lần để kịp thời phát hiện ra bệnh nhồi máu cơ tim.

    Nếu người bệnh có tiền sử bị các bệnh như tăng huyết áp, đau thắt ngực, đái tháo đường thì càng cần phải thận trọng hơn bởi tác nhân chính gây nên nguy cơ bệnh mạch vành là chứng mỡ máu cao và hiện tượng cao huyết áp.

    Kiểm tra sức khỏe thường kỳ còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những người có yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình là một trong các cách phòng tránh nhồi máu cơ tim hiệu quả.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    morning_walk_1749216410435_1749216425049

    Cần đi bộ bao nhiêu để hạ cholesterol?

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ có thể giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, cần...
    4 loại đồ uống khiến cơ thể mất nước nhiều hơn- Ảnh 1.

    4 loại đồ uống khiến cơ thể mất nước nhiều hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Dù chứa nước nhưng một số loại đồ uống lại ẩn chứa những thành phần khiến cơ thể phải...
    morning_walk_1749216410435_1749216425049

    Cần đi bộ bao nhiêu để hạ cholesterol?

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ có thể giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, cần...
    4 loại đồ uống khiến cơ thể mất nước nhiều hơn- Ảnh 1.

    4 loại đồ uống khiến cơ thể mất nước nhiều hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Dù chứa nước nhưng một số loại đồ uống lại ẩn chứa những thành phần khiến cơ thể phải...
    Ăn gì để chậm lão hóa, giúp trẻ lâu?- Ảnh 1.

    Ăn gì để chậm lão hóa, giúp trẻ lâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Trẻ lâu không phải chỉ là vẻ ngoài và nội tâm tươi trẻ mà thân thể cũng phải luôn...

    bạn Nên đọc!

    Cần đi bộ bao nhiêu để hạ cholesterol?

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ có thể giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, cần đi bộ bao nhiêu, với tốc độ như thế nào để đạt được hiệu quả này?

    Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim với 4 bí quyết sau

    Hiện nay, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim đang có xu hướng tăng và điều đáng lo ngại hơn là đối tượng của căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. 

    Nguyên nhân là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp máu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, có thể gây đột tử.

    Dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện là cơn đau như thắt ngực, với triệu chứng đau bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón tay đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài trong khoản thời gian 20 phút. Ngoài ra, cơn đau còn có thể lan đến cổ, cầm, vai, sau lưng và cả tay bên phải…

    Ai nguy cơ bị nhồi máu cơ tim?

    Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạch vành, dẫn tới nhồi máu cơ tim. Có những yếu tố nguy cơ mà chúng ta không thể kiểm soát, bao gồm:

    • Nam giới trong trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi.
    • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
    • Người đã từng bị đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim trước đó.

    Tuy nhiên cũng có một số yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh để hạn chế sự phát triển của bệnh nhồi máu cơ tim, bao gồm: hút thuốc, bị béo phì hoặc thừa cân, ít vận động, tăng huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường.

    Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim với 4  bí quyết sau- Ảnh 1.

    Kiểm soát huyết áp để phòng nhồi máu cơ tim.

    Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

    Nhồi máu cơ tim có thể phòng ngừa được bằng cách điều trị tích cực các bệnh lý tim mạch liên quan kết hợp với điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh.

    1. Điều chỉnh lối sống 

    Một lối sống khoa học với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim.

    – Hạn chế các loại chất béo có hại có nhiều trong mỡ, da, phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê), lòng đỏ trứng, tôm, thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn…

    – Ăn giảm muối và tăng cường bổ sung chất xơ và các vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.

    – Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe…

    – Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng lưu thông máu qua tim, phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành, giúp bệnh nhân cảm thấy tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Người bệnh nên tập luyện nhẹ nhàng với mức độ gắng sức vừa phải, tốt nhất là đi bộ hoặc đạp xe.

    2. Kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ máu

    Những người bệnh có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường, việc điều trị căn bệnh này là điều vô cùng qua trọng để phòng biến chứng trong đó có tim mạch. Người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đều đặn, không tự ý đổi thuốc, ngừng thuốc.

    Riêng với bệnh nhân tăng huyết áp cần kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Do đó, cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu chỉ số huyết áp ở mức cao thì cần thay đổi lối sống theo hướng ăn nhạt hơn, tăng cường rau xanh, quả tươi, không hút thuốc lá, vận động thể chất đều đặn mỗi ngày… Nếu thay đổi lối sống không giúp hạ huyết áp thì cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    3. Tập thể dục thường xuyên

    Luyện tập thể dục là một trong những biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe. Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ, thực hiện mỗi tuần hai buổi tập luyện các loại hình vận động đòi hỏi sức bền như bơi lội, đạp xe. Tránh căng thẳng thần kinh, bởi khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu cơ tim diễn ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.

    4. Khám sức khỏe định kỳ ngăn ngừa nhồi máu cơ tim

    Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần, có điều kiện thì khám 3 tháng/ lần để kịp thời phát hiện ra bệnh nhồi máu cơ tim.

    Nếu người bệnh có tiền sử bị các bệnh như tăng huyết áp, đau thắt ngực, đái tháo đường thì càng cần phải thận trọng hơn bởi tác nhân chính gây nên nguy cơ bệnh mạch vành là chứng mỡ máu cao và hiện tượng cao huyết áp.

    Kiểm tra sức khỏe thường kỳ còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những người có yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình là một trong các cách phòng tránh nhồi máu cơ tim hiệu quả.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    morning_walk_1749216410435_1749216425049

    Cần đi bộ bao nhiêu để hạ cholesterol?

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ có thể giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, cần...
    4 loại đồ uống khiến cơ thể mất nước nhiều hơn- Ảnh 1.

    4 loại đồ uống khiến cơ thể mất nước nhiều hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Dù chứa nước nhưng một số loại đồ uống lại ẩn chứa những thành phần khiến cơ thể phải...
    morning_walk_1749216410435_1749216425049

    Cần đi bộ bao nhiêu để hạ cholesterol?

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ có thể giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, cần...
    4 loại đồ uống khiến cơ thể mất nước nhiều hơn- Ảnh 1.

    4 loại đồ uống khiến cơ thể mất nước nhiều hơn

    (Thông tin sức khỏe) - Dù chứa nước nhưng một số loại đồ uống lại ẩn chứa những thành phần khiến cơ thể phải...
    Ăn gì để chậm lão hóa, giúp trẻ lâu?- Ảnh 1.

    Ăn gì để chậm lão hóa, giúp trẻ lâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Trẻ lâu không phải chỉ là vẻ ngoài và nội tâm tươi trẻ mà thân thể cũng phải luôn...

    bạn Nên đọc!

    Cần đi bộ bao nhiêu để hạ cholesterol?

    (Thông tin sức khỏe) - Đi bộ có thể giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, cần đi bộ bao nhiêu, với tốc độ như thế nào để đạt được hiệu quả này?