spot_img
29 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024
More

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS

    spot_img

    Với những người nhiễm HIV/AIDS, các triệu chứng như đau nhức cơ thể, đau dây thần kinh và rối loạn giấc ngủ thường hay gặp. Xoa bóp, bấm huyệt giúp kích thích các huyệt đạo, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và tăng cường khả năng tự chữa lành của cơ thể.

    HIV có thể gây ra đau mạn tính, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cơ bắp. Thông qua tác động lên các huyệt đạo, xoa bóp, bấm huyệt giúp thư giãn cơ thể, giảm thiểu căng thẳng cơ và giảm mức độ đau.

    Ngoài ra, kỹ thuật này còn kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin – một chất giảm đau tự nhiên, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 2.

    Bấm huyệt hợp cốc giúp giảm đau cho người HIV/AIDS.

    Xoa bóp, bấm huyệt cũng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ cho người bệnh HIV/AIDS. Các rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh, như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

    Bằng cách giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể, xoa bóp, bấm huyệt giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời duy trì giấc ngủ sâu và kéo dài. Trong bài viết này xin giới thiệu một số thao tác xoa bóp, bấm huyệt cơ bản giúp hỗ trợ giấc ngủ và giảm đau cho người bệnh HIV/AIDS:

    1. Bấm huyệt hợp cốc giúp giảm đau cho người HIV/AIDS

    Huyệt hợp cốc nằm ở phần cao nhất giữa cơ ngón cái và ngón trỏ. Đây là một huyệt quan trọng trong việc giảm đau, đặc biệt là các loại đau đầu, đau cơ và đau dây thần kinh.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Dùng ngón cái của tay kia bấm nhẹ vào huyệt hợp cốc.

    Bước 2: Áp lực nên vừa đủ để cảm thấy căng tức nhẹ, nhưng không quá đau.

    Bước 3: Giữ trong khoảng 1-2 phút, sau đó đổi tay và lặp lại. Có thể thực hiện từ 2-3 lần mỗi ngày.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 3.

    Vị trí huyệt thái khê.

    2. Bấm huyệt thái khê

    Huyệt thái khê nằm ở điểm giữa đường nối gân gót chân và mắt cá chân trong, có tác dụng giảm đau thắt lưng, đau khớp và đau cơ toàn thân. Thái khê còn là huyệt bổ thận âm, giao thông Tâm Thận. Tâm chủ tâm thần, kinh Tâm và kinh Thận giao nhau thì ngủ được, ngủ sâu giấc.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Dùng ngón cái bấm vào huyệt thái khê.

    Bước 2: Áp lực vừa đủ để cảm nhận được sự căng tức nhẹ ở mắt cá chân.

    Bước 3: Giữ trong 1-2 phút và lặp lại cho cả hai chân. Nên thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để giảm đau.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 4.

    Bấm huyệt tam âm giao giảm căng thẳng cho người HIV/AIDS.

    3. Bấm huyệt tam âm giao

    Huyệt tam âm giao nằm cách mắt cá chân trong khoảng 3 tấc (khoảng 4-5 cm) lên phía cẳng chân, có tác dụng giảm đau bụng, đau thần kinh và căng thẳng. Đồng thời đây là huyệt hội của 3 kinh âm, có tác dụng bổ Tỳ để dưỡng huyết, điều Can để tàng huyết, bổ Thận để đạt thủy hỏa ký tế, từ đó mà còn có tác dụng an thần, gây ngủ.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Dùng ngón cái bấm vào huyệt tam âm giao, giữ áp lực ổn định.

    Bước 2: Giữ trong 1-2 phút, sau đó thả lỏng và đổi bên. Nên thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau nhức.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 5.

    Vị trí huyệt thần môn.

    4. Bấm huyệt thần môn

    Huyệt nằm ở bờ trong cổ tay, ngay trên đường lằn chỉ cổ tay. Huyệt là nơi hội tụ những đường dương khí mạnh nhất của kinh Tâm, giúp điều Tâm khí, có tác dụng dưỡng Tâm an thần.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Xác định huyệt thần môn ở đâu.

    Bước 2: Dùng đầu ngón tay ấn một lực vừa phải lên huyệt đạo rồi day ấn theo chiều kim đồng hồ. Sau khoảng 3 phút thì dừng lại nghỉ ngơi 1 phút rồi tiếp tục lặp lại chu kỳ thêm 2 lần.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 6.

    Bấm huyệt túc tam lý giúp kích thích hệ miễn dịch cho người HIV/AIDS.

    5. Bấm huyệt túc tam lý

    Huyệt túc tam lý nằm dưới gối, phía ngoài cẳng chân. Cách dễ tìm nhất là đặt 4 ngón tay từ dưới đầu gối xuống theo xương ống chân. Huyệt nằm phía ngoài, cách xương ống chân khoảng 1 cm.

    Xoa bóp và bấm huyệt này giúp kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh lý do virus hoặc vi khuẩn gây ra, đặc biệt là cho người mắc bệnh mạn tính như HIV/AIDS. Đồng thời giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể và tinh thần, từ đó cải thiện giấc ngủ.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng huyệt để làm nóng và kích thích tuần hoàn máu, giúp các cơ thư giãn.

    Bước 2: Dùng ngón tay cái hoặc đầu ngón trỏ bấm nhẹ vào huyệt túc tam lý. Bấm giữ trong khoảng 1-2 phút cho mỗi bên chân, kết hợp thở sâu và đều đặn.

    Xoa bóp bấm huyệt đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh HIV/AIDS, giúp giảm đau, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, xoa bóp bấm huyệt không phải là giải pháp thay thế cho các phương pháp điều trị chính.

    Do đó, cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc xoa bóp bấm huyệt cùng với các biện pháp điều trị khác.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Đái tháo đường và lao phổi – Mối liên quan nguy hiểm

    (Thông tin sức khỏe) - Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm, phát triển...
    7 mẹo tốt cho tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh- Ảnh 1.

    7 mẹo tốt cho tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh

    (Thông tin sức khỏe) - Phụ nữ có khả năng bị mất ngủ cao hơn khoảng 40% so với nam giới. Ở giai đoạn...

    Đái tháo đường và lao phổi – Mối liên quan nguy hiểm

    (Thông tin sức khỏe) - Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm, phát triển...
    7 mẹo tốt cho tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh- Ảnh 1.

    7 mẹo tốt cho tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh

    (Thông tin sức khỏe) - Phụ nữ có khả năng bị mất ngủ cao hơn khoảng 40% so với nam giới. Ở giai đoạn...
    Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị dị ứng thời tiết- Ảnh 1.

    Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị dị ứng thời tiết

    (Thông tin sức khỏe) - Theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống, lựa chọn các loại thực phẩm có thể giúp giảm các...

    bạn Nên đọc!

    Đái tháo đường và lao phổi – Mối liên quan nguy hiểm

    (Thông tin sức khỏe) - Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm, phát triển âm thầm nhưng có thể gây hậu quả nặng nề.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS

    Với những người nhiễm HIV/AIDS, các triệu chứng như đau nhức cơ thể, đau dây thần kinh và rối loạn giấc ngủ thường hay gặp. Xoa bóp, bấm huyệt giúp kích thích các huyệt đạo, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và tăng cường khả năng tự chữa lành của cơ thể.

    HIV có thể gây ra đau mạn tính, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cơ bắp. Thông qua tác động lên các huyệt đạo, xoa bóp, bấm huyệt giúp thư giãn cơ thể, giảm thiểu căng thẳng cơ và giảm mức độ đau.

    Ngoài ra, kỹ thuật này còn kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin – một chất giảm đau tự nhiên, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 2.

    Bấm huyệt hợp cốc giúp giảm đau cho người HIV/AIDS.

    Xoa bóp, bấm huyệt cũng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ cho người bệnh HIV/AIDS. Các rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh, như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

    Bằng cách giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể, xoa bóp, bấm huyệt giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời duy trì giấc ngủ sâu và kéo dài. Trong bài viết này xin giới thiệu một số thao tác xoa bóp, bấm huyệt cơ bản giúp hỗ trợ giấc ngủ và giảm đau cho người bệnh HIV/AIDS:

    1. Bấm huyệt hợp cốc giúp giảm đau cho người HIV/AIDS

    Huyệt hợp cốc nằm ở phần cao nhất giữa cơ ngón cái và ngón trỏ. Đây là một huyệt quan trọng trong việc giảm đau, đặc biệt là các loại đau đầu, đau cơ và đau dây thần kinh.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Dùng ngón cái của tay kia bấm nhẹ vào huyệt hợp cốc.

    Bước 2: Áp lực nên vừa đủ để cảm thấy căng tức nhẹ, nhưng không quá đau.

    Bước 3: Giữ trong khoảng 1-2 phút, sau đó đổi tay và lặp lại. Có thể thực hiện từ 2-3 lần mỗi ngày.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 3.

    Vị trí huyệt thái khê.

    2. Bấm huyệt thái khê

    Huyệt thái khê nằm ở điểm giữa đường nối gân gót chân và mắt cá chân trong, có tác dụng giảm đau thắt lưng, đau khớp và đau cơ toàn thân. Thái khê còn là huyệt bổ thận âm, giao thông Tâm Thận. Tâm chủ tâm thần, kinh Tâm và kinh Thận giao nhau thì ngủ được, ngủ sâu giấc.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Dùng ngón cái bấm vào huyệt thái khê.

    Bước 2: Áp lực vừa đủ để cảm nhận được sự căng tức nhẹ ở mắt cá chân.

    Bước 3: Giữ trong 1-2 phút và lặp lại cho cả hai chân. Nên thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để giảm đau.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 4.

    Bấm huyệt tam âm giao giảm căng thẳng cho người HIV/AIDS.

    3. Bấm huyệt tam âm giao

    Huyệt tam âm giao nằm cách mắt cá chân trong khoảng 3 tấc (khoảng 4-5 cm) lên phía cẳng chân, có tác dụng giảm đau bụng, đau thần kinh và căng thẳng. Đồng thời đây là huyệt hội của 3 kinh âm, có tác dụng bổ Tỳ để dưỡng huyết, điều Can để tàng huyết, bổ Thận để đạt thủy hỏa ký tế, từ đó mà còn có tác dụng an thần, gây ngủ.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Dùng ngón cái bấm vào huyệt tam âm giao, giữ áp lực ổn định.

    Bước 2: Giữ trong 1-2 phút, sau đó thả lỏng và đổi bên. Nên thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau nhức.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 5.

    Vị trí huyệt thần môn.

    4. Bấm huyệt thần môn

    Huyệt nằm ở bờ trong cổ tay, ngay trên đường lằn chỉ cổ tay. Huyệt là nơi hội tụ những đường dương khí mạnh nhất của kinh Tâm, giúp điều Tâm khí, có tác dụng dưỡng Tâm an thần.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Xác định huyệt thần môn ở đâu.

    Bước 2: Dùng đầu ngón tay ấn một lực vừa phải lên huyệt đạo rồi day ấn theo chiều kim đồng hồ. Sau khoảng 3 phút thì dừng lại nghỉ ngơi 1 phút rồi tiếp tục lặp lại chu kỳ thêm 2 lần.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 6.

    Bấm huyệt túc tam lý giúp kích thích hệ miễn dịch cho người HIV/AIDS.

    5. Bấm huyệt túc tam lý

    Huyệt túc tam lý nằm dưới gối, phía ngoài cẳng chân. Cách dễ tìm nhất là đặt 4 ngón tay từ dưới đầu gối xuống theo xương ống chân. Huyệt nằm phía ngoài, cách xương ống chân khoảng 1 cm.

    Xoa bóp và bấm huyệt này giúp kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh lý do virus hoặc vi khuẩn gây ra, đặc biệt là cho người mắc bệnh mạn tính như HIV/AIDS. Đồng thời giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể và tinh thần, từ đó cải thiện giấc ngủ.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng huyệt để làm nóng và kích thích tuần hoàn máu, giúp các cơ thư giãn.

    Bước 2: Dùng ngón tay cái hoặc đầu ngón trỏ bấm nhẹ vào huyệt túc tam lý. Bấm giữ trong khoảng 1-2 phút cho mỗi bên chân, kết hợp thở sâu và đều đặn.

    Xoa bóp bấm huyệt đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh HIV/AIDS, giúp giảm đau, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, xoa bóp bấm huyệt không phải là giải pháp thay thế cho các phương pháp điều trị chính.

    Do đó, cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc xoa bóp bấm huyệt cùng với các biện pháp điều trị khác.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Đái tháo đường và lao phổi – Mối liên quan nguy hiểm

    (Thông tin sức khỏe) - Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm, phát triển...
    7 mẹo tốt cho tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh- Ảnh 1.

    7 mẹo tốt cho tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh

    (Thông tin sức khỏe) - Phụ nữ có khả năng bị mất ngủ cao hơn khoảng 40% so với nam giới. Ở giai đoạn...

    Đái tháo đường và lao phổi – Mối liên quan nguy hiểm

    (Thông tin sức khỏe) - Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm, phát triển...
    7 mẹo tốt cho tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh- Ảnh 1.

    7 mẹo tốt cho tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh

    (Thông tin sức khỏe) - Phụ nữ có khả năng bị mất ngủ cao hơn khoảng 40% so với nam giới. Ở giai đoạn...
    Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị dị ứng thời tiết- Ảnh 1.

    Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị dị ứng thời tiết

    (Thông tin sức khỏe) - Theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống, lựa chọn các loại thực phẩm có thể giúp giảm các...

    bạn Nên đọc!

    Đái tháo đường và lao phổi – Mối liên quan nguy hiểm

    (Thông tin sức khỏe) - Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm, phát triển âm thầm nhưng có thể gây hậu quả nặng nề.