spot_img
26.1 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 4 Tháng 7, 2025
More

    Bệnh truyền nhiễm gia tăng ở phía Nam, sởi và sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

    spot_img

    Tính đến tuần 21 năm 2025, khu vực phía Nam ghi nhận sự gia tăng đáng kể các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi, sốt xuất huyếttay chân miệng, dù một số bệnh có xu hướng giảm nhẹ trong các tuần gần đây.

    Theo báo cáo của PGS.TS.BS Phạm Duy Quang – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Viện Pasteur TPHCM, qua giám sát dịch tễ từ tuần 1 – tuần 21/2025, toàn khu vực phía Nam đã ghi nhận tổng cộng 36.556 ca mắc sởi, trong đó có 6 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2024, số ca mắc sởi tăng vọt với mức chênh lệch lên tới 33.818 ca.

    Bệnh truyền nhiễm gia tăng ở phía Nam, sởi và sốt xuất huyết diễn biến phức tạp- Ảnh 1.

    Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Phạm Thương.

    Tuy nhiên, nhờ chiến dịch tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng sởi hiện đạt 97% trên toàn khu vực. Hiện số ca mắc mới đã giảm mạnh (92%) so với đỉnh dịch vào tuần 50/2024 (3.622 ca/tuần). Riêng tuần 21/2025, khu vực ghi nhận 288 ca mắc, giảm 43,9% so với tuần trước.

    Phân bố ca mắc sởi theo độ tuổi cho thấy, nhóm trẻ từ 1–5 tuổi giảm 94,6%, 6–10 tuổi giảm 93,8%, 11–15 tuổi giảm 89,5% và trẻ từ 6- 9 tháng tuổi giảm 88,1% so với giai đoạn cao điểm.

    PGS.TS.BS Phạm Duy Quang cũng cho biết, bên cạnh sởi, sốt xuất huyết cũng đang tiếp tục diễn biến phức tạp với 20.425 ca mắc và 4 ca tử vong trong 21 tuần đầu năm, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình mỗi tuần ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc. Tuy nhiên, số ca tử vong vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

    Bệnh tay chân miệng cũng ghi nhận 18.993 ca mắc, tăng 19% so với năm 2024, tuy nhiên chưa có trường hợp tử vong nào. Riêng tuần 21, số ca mắc ghi nhận là 2.091 ca, tương đương tuần trước, cho thấy xu hướng đang chững lại.

    Một số bệnh truyền nhiễm khác cũng có dấu hiệu gia tăng như: Rubella với 84 ca (tăng 66 ca so với năm 2024), bệnh não mô cầu 18 ca (tăng 13 ca), trong đó có 1 ca tử vong và ho gà ghi nhận 49 ca mắc, 1 ca tử vong, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn- Ảnh 1.

    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa phẫu thuật tạo hình thành công ca viêm sụn vành tai –...
    7 tác dụng phụ của dầu cá, ai không nên dùng?- Ảnh 1.

    7 tác dụng phụ của dầu cá, ai không nên dùng?

    (Thông tin sức khỏe) - Dầu cá là một chất bổ sung phổ biến giàu axit béo omega-3, hỗ trợ sức khỏe tim mạch...
    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn- Ảnh 1.

    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa phẫu thuật tạo hình thành công ca viêm sụn vành tai –...
    7 tác dụng phụ của dầu cá, ai không nên dùng?- Ảnh 1.

    7 tác dụng phụ của dầu cá, ai không nên dùng?

    (Thông tin sức khỏe) - Dầu cá là một chất bổ sung phổ biến giàu axit béo omega-3, hỗ trợ sức khỏe tim mạch...

    Bản tin Y tế 29/6: Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục tự chế trong hậu môn

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y tế ngày 29/6 gồm những nội dung sau đây: Đồ chơi tự chế mắc kẹt trong...

    bạn Nên đọc!

    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa phẫu thuật tạo hình thành công ca viêm sụn vành tai – u bã đậu tái phát, trên nền bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2, K giáp...

    Bệnh truyền nhiễm gia tăng ở phía Nam, sởi và sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

    Tính đến tuần 21 năm 2025, khu vực phía Nam ghi nhận sự gia tăng đáng kể các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi, sốt xuất huyếttay chân miệng, dù một số bệnh có xu hướng giảm nhẹ trong các tuần gần đây.

    Theo báo cáo của PGS.TS.BS Phạm Duy Quang – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Viện Pasteur TPHCM, qua giám sát dịch tễ từ tuần 1 – tuần 21/2025, toàn khu vực phía Nam đã ghi nhận tổng cộng 36.556 ca mắc sởi, trong đó có 6 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2024, số ca mắc sởi tăng vọt với mức chênh lệch lên tới 33.818 ca.

    Bệnh truyền nhiễm gia tăng ở phía Nam, sởi và sốt xuất huyết diễn biến phức tạp- Ảnh 1.

    Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Phạm Thương.

    Tuy nhiên, nhờ chiến dịch tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng sởi hiện đạt 97% trên toàn khu vực. Hiện số ca mắc mới đã giảm mạnh (92%) so với đỉnh dịch vào tuần 50/2024 (3.622 ca/tuần). Riêng tuần 21/2025, khu vực ghi nhận 288 ca mắc, giảm 43,9% so với tuần trước.

    Phân bố ca mắc sởi theo độ tuổi cho thấy, nhóm trẻ từ 1–5 tuổi giảm 94,6%, 6–10 tuổi giảm 93,8%, 11–15 tuổi giảm 89,5% và trẻ từ 6- 9 tháng tuổi giảm 88,1% so với giai đoạn cao điểm.

    PGS.TS.BS Phạm Duy Quang cũng cho biết, bên cạnh sởi, sốt xuất huyết cũng đang tiếp tục diễn biến phức tạp với 20.425 ca mắc và 4 ca tử vong trong 21 tuần đầu năm, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình mỗi tuần ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc. Tuy nhiên, số ca tử vong vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

    Bệnh tay chân miệng cũng ghi nhận 18.993 ca mắc, tăng 19% so với năm 2024, tuy nhiên chưa có trường hợp tử vong nào. Riêng tuần 21, số ca mắc ghi nhận là 2.091 ca, tương đương tuần trước, cho thấy xu hướng đang chững lại.

    Một số bệnh truyền nhiễm khác cũng có dấu hiệu gia tăng như: Rubella với 84 ca (tăng 66 ca so với năm 2024), bệnh não mô cầu 18 ca (tăng 13 ca), trong đó có 1 ca tử vong và ho gà ghi nhận 49 ca mắc, 1 ca tử vong, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn- Ảnh 1.

    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa phẫu thuật tạo hình thành công ca viêm sụn vành tai –...
    7 tác dụng phụ của dầu cá, ai không nên dùng?- Ảnh 1.

    7 tác dụng phụ của dầu cá, ai không nên dùng?

    (Thông tin sức khỏe) - Dầu cá là một chất bổ sung phổ biến giàu axit béo omega-3, hỗ trợ sức khỏe tim mạch...
    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn- Ảnh 1.

    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa phẫu thuật tạo hình thành công ca viêm sụn vành tai –...
    7 tác dụng phụ của dầu cá, ai không nên dùng?- Ảnh 1.

    7 tác dụng phụ của dầu cá, ai không nên dùng?

    (Thông tin sức khỏe) - Dầu cá là một chất bổ sung phổ biến giàu axit béo omega-3, hỗ trợ sức khỏe tim mạch...

    Bản tin Y tế 29/6: Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục tự chế trong hậu môn

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y tế ngày 29/6 gồm những nội dung sau đây: Đồ chơi tự chế mắc kẹt trong...

    bạn Nên đọc!

    Phẫu thuật thẩm mỹ sẹo, tạo hình vành tai sau tổn thương do khối u lớn

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa phẫu thuật tạo hình thành công ca viêm sụn vành tai – u bã đậu tái phát, trên nền bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2, K giáp...