spot_img
32.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 2 Tháng 7, 2025
More

    Cách ăn sữa chua tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

    spot_img

    1. Các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng triệu chứng trào ngược acid

    Cơ chế trào ngược dạ dày-thực quản là tình trạng trào ngược dịch acid từ dạ dày lên thực quản và gây ra các triệu chứng rất khó chịu như: ợ nóng, ợ chua, ợ rát, viêm họng, viêm thanh quản kéo dài. Sữa có thể gây trào ngược dạ dày chủ yếu do hàm lượng chất béo làm giãn cơ thắt thực quản dưới và làm chậm tiêu hóa, hoặc do tình trạng không dung nạp lactose gây đầy hơi, tăng áp lực ổ bụng. Ngoài ra, cách uống và thời điểm uống sữa cũng đóng vai trò quan trọng.

    Cơ thắt thực quản dưới (LES) có nhiệm vụ ngăn acid dạ dày trào ngược lên. Sữa và các sản phẩm sữa nhiều chất béo (như sữa nguyên kem, kem, phô mai béo, sữa đặc) có thể làm giãn cơ LES. Khi cơ này giãn ra, acid dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác ợ nóng khó chịu.

    Cách ăn sữa chua tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản- Ảnh 1.

    Triệu chứng trào ngược acid có thể tăng khi ăn thực phẩm giàu chất béo.

    Chất béo cũng tiêu hóa chậm hơn các chất dinh dưỡng khác. Khi dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa chất béo, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày sẽ kéo dài, làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ LES, từ đó tăng nguy cơ trào ngược.

    Ngoài ra, ở những trường hợp không dung nạp lactose, khi uống sữa dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy. Tình trạng đầy hơi, chướng bụng do không dung nạp lactose có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng, đẩy acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

    Thời điểm và cách uống sữa cũng có ảnh hưởng quan trọng. Nếu người bệnh uống sữa khi bụng đói dễ kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, hoặc uống sữa quá nhiều trong một lần gây khó tiêu và tăng nguy cơ trào ngược.

    Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày – thực quản không nhất thiết phải tránh hoàn toàn tất cả các sản phẩm từ sữa, nhất là sữa chua.

    2. Cách ăn sữa chua có lợi cho người bị trào ngược dạ dày – thực quản

    Việc bổ sung sữa chua vào chế độ ăn của người bị trào ngược có thể mang lại nhiều lợi ích nhờ chứa probiotics (lợi khuẩn) giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy bụng.

    Kết cấu sánh mịn của sữa chua cũng có thể giúp làm dịu niêm mạc thực quản bị kích ứng và thậm chí giúp trung hòa bớt acid dạ dày ở một mức độ nhất định. Điều cần lưu ý là nên biết cách lựa chọn loại sữa chua và ăn đúng cách.

    Theo TS.BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bị trào ngược dạ dày – thực quản cần chú ý lựa chọn sữa chua tách béo và ít đường hoặc không đường. Nên ăn sữa chua sau bữa chính từ 30- 60 phút.

    Nên ăn sữa chua khi được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh, không nên hâm nóng. Có thể ăn trực tiếp hoặc dùng chung với trái cây tươi khác.

    Kết hợp ăn sữa chua với uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít acid và có hàm lượng nước cao như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, chuối, táo, dưa chuột…

    Cách ăn sữa chua tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản- Ảnh 3.

    Sữa chua chuối là món ăn tốt cho người bị trào ngược dạ dày – thực quản.

    3. Gợi ý một số món sữa chua tốt cho người bị trào ngược dạ dày – thực quản

    Sữa chua yến mạch

    Nguyên liệu: Sữa chua không đường (ít béo hoặc không béo), yến mạch cán dẹt.

    Cách làm: Trộn đều yến mạch với sữa chua. Để hỗn hợp trong tủ lạnh khoảng 15-30 phút cho yến mạch nở mềm là ăn được.

    Sữa chua chuối

    Nguyên liệu: Sữa chua không đường, chuối chín.

    Cách làm: Cắt chuối thành lát hoặc nghiền nát rồi trộn vào sữa chua.

    Sữa chua đu đủ

    Nguyên liệu: Sữa chua không đường, đu đủ chín.

    Cách làm: Cắt đu đủ thành miếng nhỏ hoặc dầm nát rồi trộn đều với sữa chua.

    Sữa chua dưa hấu hoặc dưa lưới

    Nguyên liệu: Sữa chua không đường, dưa hấu hoặc dưa lưới.

    Cách làm: Cắt dưa hấu hoặc dưa lưới thành miếng nhỏ, bỏ hạt rồi trộn cùng sữa chua.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Thuốc

    8 loại thuốc thông dụng có thể làm tăng nguy cơ say nắng

    (Thông tin sức khỏe) - Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn...
    3 bài thuốc Đông y trị loãng xương- Ảnh 1.

    3 bài thuốc Đông y trị loãng xương

    (Thông tin sức khỏe) - Loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi sức mạnh của...
    Thuốc

    8 loại thuốc thông dụng có thể làm tăng nguy cơ say nắng

    (Thông tin sức khỏe) - Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn...
    3 bài thuốc Đông y trị loãng xương- Ảnh 1.

    3 bài thuốc Đông y trị loãng xương

    (Thông tin sức khỏe) - Loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi sức mạnh của...
    Té ngã vào dây kẽm gai tổn thương động mạch cảnh khiến
người đàn ông liệt nửa người - Ảnh 1.

    Té ngã vào dây kẽm gai tổn thương động mạch cảnh khiến người đàn ông liệt nửa người

    (Thông tin sức khỏe) - Không may té ngã trong vườn, ông T.H.N (48 tuổi, trú TP Cần Thơ) va vào dây kẽm gai...

    bạn Nên đọc!

    8 loại thuốc thông dụng có thể làm tăng nguy cơ say nắng

    (Thông tin sức khỏe) - Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn như say nắng và kiệt sức do nhiệt. Vậy đó là những loại thuốc nào và làm gì nếu phải dùng các loại thuốc này?

    Cách ăn sữa chua tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

    1. Các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng triệu chứng trào ngược acid

    Cơ chế trào ngược dạ dày-thực quản là tình trạng trào ngược dịch acid từ dạ dày lên thực quản và gây ra các triệu chứng rất khó chịu như: ợ nóng, ợ chua, ợ rát, viêm họng, viêm thanh quản kéo dài. Sữa có thể gây trào ngược dạ dày chủ yếu do hàm lượng chất béo làm giãn cơ thắt thực quản dưới và làm chậm tiêu hóa, hoặc do tình trạng không dung nạp lactose gây đầy hơi, tăng áp lực ổ bụng. Ngoài ra, cách uống và thời điểm uống sữa cũng đóng vai trò quan trọng.

    Cơ thắt thực quản dưới (LES) có nhiệm vụ ngăn acid dạ dày trào ngược lên. Sữa và các sản phẩm sữa nhiều chất béo (như sữa nguyên kem, kem, phô mai béo, sữa đặc) có thể làm giãn cơ LES. Khi cơ này giãn ra, acid dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác ợ nóng khó chịu.

    Cách ăn sữa chua tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản- Ảnh 1.

    Triệu chứng trào ngược acid có thể tăng khi ăn thực phẩm giàu chất béo.

    Chất béo cũng tiêu hóa chậm hơn các chất dinh dưỡng khác. Khi dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa chất béo, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày sẽ kéo dài, làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ LES, từ đó tăng nguy cơ trào ngược.

    Ngoài ra, ở những trường hợp không dung nạp lactose, khi uống sữa dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy. Tình trạng đầy hơi, chướng bụng do không dung nạp lactose có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng, đẩy acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

    Thời điểm và cách uống sữa cũng có ảnh hưởng quan trọng. Nếu người bệnh uống sữa khi bụng đói dễ kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, hoặc uống sữa quá nhiều trong một lần gây khó tiêu và tăng nguy cơ trào ngược.

    Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày – thực quản không nhất thiết phải tránh hoàn toàn tất cả các sản phẩm từ sữa, nhất là sữa chua.

    2. Cách ăn sữa chua có lợi cho người bị trào ngược dạ dày – thực quản

    Việc bổ sung sữa chua vào chế độ ăn của người bị trào ngược có thể mang lại nhiều lợi ích nhờ chứa probiotics (lợi khuẩn) giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy bụng.

    Kết cấu sánh mịn của sữa chua cũng có thể giúp làm dịu niêm mạc thực quản bị kích ứng và thậm chí giúp trung hòa bớt acid dạ dày ở một mức độ nhất định. Điều cần lưu ý là nên biết cách lựa chọn loại sữa chua và ăn đúng cách.

    Theo TS.BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bị trào ngược dạ dày – thực quản cần chú ý lựa chọn sữa chua tách béo và ít đường hoặc không đường. Nên ăn sữa chua sau bữa chính từ 30- 60 phút.

    Nên ăn sữa chua khi được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh, không nên hâm nóng. Có thể ăn trực tiếp hoặc dùng chung với trái cây tươi khác.

    Kết hợp ăn sữa chua với uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít acid và có hàm lượng nước cao như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, chuối, táo, dưa chuột…

    Cách ăn sữa chua tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản- Ảnh 3.

    Sữa chua chuối là món ăn tốt cho người bị trào ngược dạ dày – thực quản.

    3. Gợi ý một số món sữa chua tốt cho người bị trào ngược dạ dày – thực quản

    Sữa chua yến mạch

    Nguyên liệu: Sữa chua không đường (ít béo hoặc không béo), yến mạch cán dẹt.

    Cách làm: Trộn đều yến mạch với sữa chua. Để hỗn hợp trong tủ lạnh khoảng 15-30 phút cho yến mạch nở mềm là ăn được.

    Sữa chua chuối

    Nguyên liệu: Sữa chua không đường, chuối chín.

    Cách làm: Cắt chuối thành lát hoặc nghiền nát rồi trộn vào sữa chua.

    Sữa chua đu đủ

    Nguyên liệu: Sữa chua không đường, đu đủ chín.

    Cách làm: Cắt đu đủ thành miếng nhỏ hoặc dầm nát rồi trộn đều với sữa chua.

    Sữa chua dưa hấu hoặc dưa lưới

    Nguyên liệu: Sữa chua không đường, dưa hấu hoặc dưa lưới.

    Cách làm: Cắt dưa hấu hoặc dưa lưới thành miếng nhỏ, bỏ hạt rồi trộn cùng sữa chua.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Thuốc

    8 loại thuốc thông dụng có thể làm tăng nguy cơ say nắng

    (Thông tin sức khỏe) - Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn...
    3 bài thuốc Đông y trị loãng xương- Ảnh 1.

    3 bài thuốc Đông y trị loãng xương

    (Thông tin sức khỏe) - Loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi sức mạnh của...
    Thuốc

    8 loại thuốc thông dụng có thể làm tăng nguy cơ say nắng

    (Thông tin sức khỏe) - Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn...
    3 bài thuốc Đông y trị loãng xương- Ảnh 1.

    3 bài thuốc Đông y trị loãng xương

    (Thông tin sức khỏe) - Loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi sức mạnh của...
    Té ngã vào dây kẽm gai tổn thương động mạch cảnh khiến
người đàn ông liệt nửa người - Ảnh 1.

    Té ngã vào dây kẽm gai tổn thương động mạch cảnh khiến người đàn ông liệt nửa người

    (Thông tin sức khỏe) - Không may té ngã trong vườn, ông T.H.N (48 tuổi, trú TP Cần Thơ) va vào dây kẽm gai...

    bạn Nên đọc!

    8 loại thuốc thông dụng có thể làm tăng nguy cơ say nắng

    (Thông tin sức khỏe) - Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn như say nắng và kiệt sức do nhiệt. Vậy đó là những loại thuốc nào và làm gì nếu phải dùng các loại thuốc này?