spot_img
30.4 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 4 Tháng 7, 2025
More

    6 biện pháp nên làm để tránh nhiễm lạnh khi đi ngoài trời mưa

    spot_img

    1. Tại sao mùa hè cơ thể dễ bị nhiễm lạnh?

    Theo Đông y, mùa hè là lúc dương khí thịnh vượng. Vào tiết Hạ chí tức là giữa mùa hè, dương khí đến lúc thịnh vượng nhất, chính lúc này âm khí cũng bắt đầu lớn dần lên. Bên cạnh đó, mùa hè vốn dĩ thân thể con người và tiết trời đều trở nên nóng hơn lại là kết quả của việc dương khí thăng phát, nhưng dương khí càng thăng phát thì bên trong cơ thể người, âm khí lại càng trở nên thịnh vượng hơn. Đây là lý do chính của quan điểm “xuân hạ dưỡng dương” trong dưỡng sinh Đông y.

    Chúng ta cũng vừa sang tháng 6 âm lịch, theo lịch can chi là tháng Mùi. Người xưa lại chia mùa hè ra làm hai mùa nhỏ: Mùa hạ và mùa trưởng hạ. Nếu như mùa hạ mang đầy đủ các đặc tính của mùa hè, thuộc hành hỏa, khí nhiệt thì mùa trưởng hạ lại thuộc hành thổ, khí thấp.

    Mùa trưởng hạ là lúc thấp khí thịnh vượng, độ ẩm không khí cao, thường xuyên xảy ra những cơn mưa bất chợt. Lúc này bên trong cơ thể vốn đã nhiều âm hàn, lại không may gặp phải mưa lạnh rất dễ đến cơ thể nhiễm lạnh.

    12-viec-can-lam-ngay-khi-bi-cum-1

    Nhiễm lạnh khi đi ngoài trời mưa dễ gây cảm cúm.

    Hoàng Đế nội kinh – một cuốn sách kinh điển của Đông y cũng khẳng định: “Trưởng hạ thiện bệnh hàn trúng”, tức là mùa trưởng hạ rất hay mắc các chứng trúng hàn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, sau khi dầm mưa, những biện pháp chống nhiễm lạnh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, tránh các tình trạng như cảm mạo, đau nhức xương khớp, nhức mỏi người, nặng hơn có thể là đau bụng, đi ngoài, viêm phế quản…

    2. Một số phương pháp chống nhiễm lạnh sau khi dầm mưa

    2.1 Lập tức thay quần áo ướt

    Mặc nguyên quần áo ướt khi ra quá nhiều mồ hôi hoặc vừa dầm mưa là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm lạnh. Không chỉ nhiễm lạnh, quần áo ướt còn mang theo thấp tà, dễ nhiễm ngược vào thân thể. Hàn thấp kết hợp sẽ khiến các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy lập tức thay đồ, lau khô người là bước đầu tiên để phòng chống nhiễm lạnh trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

    Song song với việc thay quần áo ướt, có thể sử dụng các biện pháp làm ấm cơ thể nhanh như dùng máy sấy tóc sấy khô tóc, làm ấm người sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc khu trục hàn khí ra khỏi cơ thể.

    2.2 Uống nước ấm

    Sau khi thay quần áo ướt, nên uống thêm một cốc nước ấm, làm ấm cơ thể từ bên trong, hỗ trợ tăng nhanh tốc độ đẩy hàn khí ra ngoài cơ thể. Nước ấm có thể thêm một chút gừng hoặc tía tô để tăng thêm tác dụng.

    Nước ấm thêm vài lát gừng tươi, có thể thêm một chút đường đỏ hoặc mật ong sẽ giúp làm ấm tỳ vị, hỗ trợ phát tán phong hàn. Nước tía tô tươi với vài lát gừng sẽ có tác dụng làm ra mồ hôi nhẹ nhàng, rất thích hợp khi có các dấu hiệu gai lạnh, rùng mình.

    10-loi-ich-tren-ca-tuyet-voi-cua-nuoc-nong-voi-suc-khoe-3

    Uống nước ấm sau khi đi ngoài trời mưa là biện pháp đơn giản để tránh bị nhiễm lạnh.

    2.3 Chườm ấm bụng, lưng, gáy

    Bụng, lưng, gáy là những vùng rất dễ nhiễm hàn tà. Có thể thấy khi cơ thể nhiễm lạnh, thường xuất hiện các triệu chứng đau cứng vùng gáy, đau mỏi lưng, đau bụng đi ngoài… Chính vì vậy việc chườm ấm bụng, lưng và gáy là rất cần thiết. Dùng túi chườm, ngải cứu hoặc đơn giản là máy sấy tóc để làm ấm các vùng này; vừa giúp làm ấm, khu trục hàn tà, lại giúp giảm nhanh các triệu chứng nếu đã bị nhiễm lạnh.

    Trong quá trình chườm ấm, có thể tập trung thêm vào một số vị trí huyệt quan trọng như Phế du, Tỳ du, Phong môn, Thận du ở vùng lưng và Trung quản, Quan nguyên, Khí hải và quanh rốn ở vùng bụng để tăng thêm tác dụng của việc chườm ấm.

    2.4 Ngâm chân nước ấm

    Ngâm chân giúp khai khiếu, hành khí hoạt lạc và rất hiệu quả trong việc tán hàn.

    Dùng nước ấm khoảng 40-45°C để ngâm chân trong khoảng 15-20 phút, có thể cho thêm một chút muối, gừng hoặc một số loại lá xông như sả, lá lốt, vỏ bưởi…

    2.5 Xông nhẹ nhàng

    Nếu cảm thấy lạnh, gai rét, rùng mình mà không ra được mồ hôi thì xông nhẹ nhàng là phương pháp rất thích hợp. Dùng lá xông như sả, tía tô, bạc hà, kinh giới, ngải cứu… nấu sôi, sau đó trùm kín xông khoảng 10-15 phút cho mồ hôi ra dâm dấp là được. Sau đó có thể kết hợp ăn một bát cháo ấm, uống nước gừng rồi nghỉ ngơi.

    Lưu ý sau khi sấy, ngâm chân hay xông các lỗ chân lông sẽ mở rộng, cần tránh gió lùa và nghỉ ngơi đầy đủ. Không nên xông nếu mồ hôi đã ra nhiều, cảm thấy mệt, mất nước hoặc có bệnh lý nền.

    2.6 Điều trị kịp thời nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn

    Nếu đã làm các biện pháp trên mà vẫn cảm thấy gai lạnh, sợ lạnh, nhức đầu, sổ mũi là các dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị nhiễm hàn, cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh các triệu chứng trở nên nặng hơn. Đồng thời cũng cần lưu lý nghỉ ngơi và giữ ấm đầy đủ, mặc đồ ấm, quấn khăn, đi tất, tránh ra gió và tắm lại khi cơ thể còn yếu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lợi ích sức khỏe của quả bơ

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh...
    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?- Ảnh 1.

    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

    (Thông tin sức khỏe) - Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng...
    Lợi ích sức khỏe của quả bơ

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh...
    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?- Ảnh 1.

    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

    (Thông tin sức khỏe) - Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng...
    5 bài tập giúp giảm mỡ bụng dưới- Ảnh 1.

    5 bài tập giúp giảm mỡ bụng dưới

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ bụng dưới là vùng mỡ khó giảm và thường 'cứng đầu' nhất trên cơ thể. Để tác động...

    bạn Nên đọc!

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và suy thận trên toàn thế giới.

    6 biện pháp nên làm để tránh nhiễm lạnh khi đi ngoài trời mưa

    1. Tại sao mùa hè cơ thể dễ bị nhiễm lạnh?

    Theo Đông y, mùa hè là lúc dương khí thịnh vượng. Vào tiết Hạ chí tức là giữa mùa hè, dương khí đến lúc thịnh vượng nhất, chính lúc này âm khí cũng bắt đầu lớn dần lên. Bên cạnh đó, mùa hè vốn dĩ thân thể con người và tiết trời đều trở nên nóng hơn lại là kết quả của việc dương khí thăng phát, nhưng dương khí càng thăng phát thì bên trong cơ thể người, âm khí lại càng trở nên thịnh vượng hơn. Đây là lý do chính của quan điểm “xuân hạ dưỡng dương” trong dưỡng sinh Đông y.

    Chúng ta cũng vừa sang tháng 6 âm lịch, theo lịch can chi là tháng Mùi. Người xưa lại chia mùa hè ra làm hai mùa nhỏ: Mùa hạ và mùa trưởng hạ. Nếu như mùa hạ mang đầy đủ các đặc tính của mùa hè, thuộc hành hỏa, khí nhiệt thì mùa trưởng hạ lại thuộc hành thổ, khí thấp.

    Mùa trưởng hạ là lúc thấp khí thịnh vượng, độ ẩm không khí cao, thường xuyên xảy ra những cơn mưa bất chợt. Lúc này bên trong cơ thể vốn đã nhiều âm hàn, lại không may gặp phải mưa lạnh rất dễ đến cơ thể nhiễm lạnh.

    12-viec-can-lam-ngay-khi-bi-cum-1

    Nhiễm lạnh khi đi ngoài trời mưa dễ gây cảm cúm.

    Hoàng Đế nội kinh – một cuốn sách kinh điển của Đông y cũng khẳng định: “Trưởng hạ thiện bệnh hàn trúng”, tức là mùa trưởng hạ rất hay mắc các chứng trúng hàn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, sau khi dầm mưa, những biện pháp chống nhiễm lạnh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, tránh các tình trạng như cảm mạo, đau nhức xương khớp, nhức mỏi người, nặng hơn có thể là đau bụng, đi ngoài, viêm phế quản…

    2. Một số phương pháp chống nhiễm lạnh sau khi dầm mưa

    2.1 Lập tức thay quần áo ướt

    Mặc nguyên quần áo ướt khi ra quá nhiều mồ hôi hoặc vừa dầm mưa là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm lạnh. Không chỉ nhiễm lạnh, quần áo ướt còn mang theo thấp tà, dễ nhiễm ngược vào thân thể. Hàn thấp kết hợp sẽ khiến các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy lập tức thay đồ, lau khô người là bước đầu tiên để phòng chống nhiễm lạnh trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

    Song song với việc thay quần áo ướt, có thể sử dụng các biện pháp làm ấm cơ thể nhanh như dùng máy sấy tóc sấy khô tóc, làm ấm người sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc khu trục hàn khí ra khỏi cơ thể.

    2.2 Uống nước ấm

    Sau khi thay quần áo ướt, nên uống thêm một cốc nước ấm, làm ấm cơ thể từ bên trong, hỗ trợ tăng nhanh tốc độ đẩy hàn khí ra ngoài cơ thể. Nước ấm có thể thêm một chút gừng hoặc tía tô để tăng thêm tác dụng.

    Nước ấm thêm vài lát gừng tươi, có thể thêm một chút đường đỏ hoặc mật ong sẽ giúp làm ấm tỳ vị, hỗ trợ phát tán phong hàn. Nước tía tô tươi với vài lát gừng sẽ có tác dụng làm ra mồ hôi nhẹ nhàng, rất thích hợp khi có các dấu hiệu gai lạnh, rùng mình.

    10-loi-ich-tren-ca-tuyet-voi-cua-nuoc-nong-voi-suc-khoe-3

    Uống nước ấm sau khi đi ngoài trời mưa là biện pháp đơn giản để tránh bị nhiễm lạnh.

    2.3 Chườm ấm bụng, lưng, gáy

    Bụng, lưng, gáy là những vùng rất dễ nhiễm hàn tà. Có thể thấy khi cơ thể nhiễm lạnh, thường xuất hiện các triệu chứng đau cứng vùng gáy, đau mỏi lưng, đau bụng đi ngoài… Chính vì vậy việc chườm ấm bụng, lưng và gáy là rất cần thiết. Dùng túi chườm, ngải cứu hoặc đơn giản là máy sấy tóc để làm ấm các vùng này; vừa giúp làm ấm, khu trục hàn tà, lại giúp giảm nhanh các triệu chứng nếu đã bị nhiễm lạnh.

    Trong quá trình chườm ấm, có thể tập trung thêm vào một số vị trí huyệt quan trọng như Phế du, Tỳ du, Phong môn, Thận du ở vùng lưng và Trung quản, Quan nguyên, Khí hải và quanh rốn ở vùng bụng để tăng thêm tác dụng của việc chườm ấm.

    2.4 Ngâm chân nước ấm

    Ngâm chân giúp khai khiếu, hành khí hoạt lạc và rất hiệu quả trong việc tán hàn.

    Dùng nước ấm khoảng 40-45°C để ngâm chân trong khoảng 15-20 phút, có thể cho thêm một chút muối, gừng hoặc một số loại lá xông như sả, lá lốt, vỏ bưởi…

    2.5 Xông nhẹ nhàng

    Nếu cảm thấy lạnh, gai rét, rùng mình mà không ra được mồ hôi thì xông nhẹ nhàng là phương pháp rất thích hợp. Dùng lá xông như sả, tía tô, bạc hà, kinh giới, ngải cứu… nấu sôi, sau đó trùm kín xông khoảng 10-15 phút cho mồ hôi ra dâm dấp là được. Sau đó có thể kết hợp ăn một bát cháo ấm, uống nước gừng rồi nghỉ ngơi.

    Lưu ý sau khi sấy, ngâm chân hay xông các lỗ chân lông sẽ mở rộng, cần tránh gió lùa và nghỉ ngơi đầy đủ. Không nên xông nếu mồ hôi đã ra nhiều, cảm thấy mệt, mất nước hoặc có bệnh lý nền.

    2.6 Điều trị kịp thời nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn

    Nếu đã làm các biện pháp trên mà vẫn cảm thấy gai lạnh, sợ lạnh, nhức đầu, sổ mũi là các dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị nhiễm hàn, cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh các triệu chứng trở nên nặng hơn. Đồng thời cũng cần lưu lý nghỉ ngơi và giữ ấm đầy đủ, mặc đồ ấm, quấn khăn, đi tất, tránh ra gió và tắm lại khi cơ thể còn yếu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lợi ích sức khỏe của quả bơ

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh...
    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?- Ảnh 1.

    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

    (Thông tin sức khỏe) - Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng...
    Lợi ích sức khỏe của quả bơ

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh...
    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?- Ảnh 1.

    Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

    (Thông tin sức khỏe) - Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng...
    5 bài tập giúp giảm mỡ bụng dưới- Ảnh 1.

    5 bài tập giúp giảm mỡ bụng dưới

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ bụng dưới là vùng mỡ khó giảm và thường 'cứng đầu' nhất trên cơ thể. Để tác động...

    bạn Nên đọc!

    4 loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao

    (Thông tin sức khỏe) - Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và suy thận trên toàn thế giới.