spot_img
29.4 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 2 Tháng 7, 2025
More

    Người dân không tuỳ tiện dùng cây Mú Từn nấu nước uống, nhiều người đã bị ngộ độc

    spot_img

    Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân đến từ huyện Quỳ Châu bị ngộ độc do uống nước nấu từ cây Mú Từn và uống rượu ngâm từ rễ cây rừng với các triệu chứng tương tự. Khi bị ngộ độc do độc tố của cây Mú Từn, bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh như: Nói nhảm, nói không đúng chủ đề, quấy phá, tay chân khua, lên cơn loạn thần, kích thích vật vã, trường hợp nặng gây tổn thương não, tổn thương thận và rất dễ tử vong.

    Chị Nguyễn Thị Hà, xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu cho biết, chị lấy khúc cây Mú Từn chặt ra nấu nước uống trong 02 ngày, sau đó thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn nhiều, la hét, hoảng loạn, nói nhảm và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện để cấp cứu, điều trị. Sau nửa tháng tinh thần chị mới trở lại trạng thái bình thường.

    photo-1701594132262

    Hình ảnh cây Mú Từn.

    photo-1701594132935

    Cây Mú Từn còn có tên gọi khác là Cù Boong Nậu, thuộc họ dây Khế (Cannabaceae) với tên khoa học là Rourea Oligophlebia Merr.

    Cây Mú Từn là loài cây thường mọc ở khu vực rừng núi sâu, kẽ đá cao, xuất hiện nhiều nhất ở các khu vực Tuyên Quang, Yên Bái, Đà Nẵng, Nghệ An… Mú Từn có thân dài khoảng 5 -15m thuộc họ dây leo thân gỗ, lá mọc kép đối xứng. Loài cây này ít có hoa, cánh hoa dài màu hồng phớt và đài có lông phủ bên ngoài. 

    Rễ cây có màu nâu đỏ ở phía ngoài và trong lõi màu vàng, vỏ ngoài sần sùi, kích thước không đồng đều và rất chắc khỏe. Rễ cây thường được phơi khô, ngâm rượu uống để sử dụng như bài thuốc chữa xương khớp và tăng cường sinh lý. Tuy nhiên ngoài một số bài nghiên cứu nhỏ phân tích về hoạt chất hóa học thì chưa có nghiên cứu về dược tính y học của nó.

    Để chủ động phòng ngừa ngộ độc do độc tố của cây Mú Từn nói riêng và rễ, thân cây rừng nói chung, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An và Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tự ý thu hái, sử dụng các loại nấm rừng và rễ, thân, quả của cây rừng không rõ loại hoặc không rõ công dụng bởi có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. 

    Trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào người dân phải tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy thuốc để được hướng dẫn phù hợp với thể trạng sức khỏe. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...

    bạn Nên đọc!

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển của bệnh thủy đậu sẽ trong khoảng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu và hết hoàn toàn trong khoảng 1 tới 2 tuần.

    Người dân không tuỳ tiện dùng cây Mú Từn nấu nước uống, nhiều người đã bị ngộ độc

    Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân đến từ huyện Quỳ Châu bị ngộ độc do uống nước nấu từ cây Mú Từn và uống rượu ngâm từ rễ cây rừng với các triệu chứng tương tự. Khi bị ngộ độc do độc tố của cây Mú Từn, bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh như: Nói nhảm, nói không đúng chủ đề, quấy phá, tay chân khua, lên cơn loạn thần, kích thích vật vã, trường hợp nặng gây tổn thương não, tổn thương thận và rất dễ tử vong.

    Chị Nguyễn Thị Hà, xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu cho biết, chị lấy khúc cây Mú Từn chặt ra nấu nước uống trong 02 ngày, sau đó thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn nhiều, la hét, hoảng loạn, nói nhảm và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện để cấp cứu, điều trị. Sau nửa tháng tinh thần chị mới trở lại trạng thái bình thường.

    photo-1701594132262

    Hình ảnh cây Mú Từn.

    photo-1701594132935

    Cây Mú Từn còn có tên gọi khác là Cù Boong Nậu, thuộc họ dây Khế (Cannabaceae) với tên khoa học là Rourea Oligophlebia Merr.

    Cây Mú Từn là loài cây thường mọc ở khu vực rừng núi sâu, kẽ đá cao, xuất hiện nhiều nhất ở các khu vực Tuyên Quang, Yên Bái, Đà Nẵng, Nghệ An… Mú Từn có thân dài khoảng 5 -15m thuộc họ dây leo thân gỗ, lá mọc kép đối xứng. Loài cây này ít có hoa, cánh hoa dài màu hồng phớt và đài có lông phủ bên ngoài. 

    Rễ cây có màu nâu đỏ ở phía ngoài và trong lõi màu vàng, vỏ ngoài sần sùi, kích thước không đồng đều và rất chắc khỏe. Rễ cây thường được phơi khô, ngâm rượu uống để sử dụng như bài thuốc chữa xương khớp và tăng cường sinh lý. Tuy nhiên ngoài một số bài nghiên cứu nhỏ phân tích về hoạt chất hóa học thì chưa có nghiên cứu về dược tính y học của nó.

    Để chủ động phòng ngừa ngộ độc do độc tố của cây Mú Từn nói riêng và rễ, thân cây rừng nói chung, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An và Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tự ý thu hái, sử dụng các loại nấm rừng và rễ, thân, quả của cây rừng không rõ loại hoặc không rõ công dụng bởi có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. 

    Trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào người dân phải tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy thuốc để được hướng dẫn phù hợp với thể trạng sức khỏe. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng- Ảnh 1.

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển...
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn củ tỏi mỗi ngày?

    Tỏi tốt cho tim mạch như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...

    bạn Nên đọc!

    Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

    (Thông tin sức khỏe) - Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng lây lan cao. Thời gian phát triển của bệnh thủy đậu sẽ trong khoảng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị thủy đậu và hết hoàn toàn trong khoảng 1 tới 2 tuần.