spot_img
31.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 12 Tháng 7, 2025
More

    TPHCM: Lợi dụng cơ chế tự công bố, nhiều đơn vị hạ mức rủi ro thiết bị y tế để công bố, dễ trúng thầu

    spot_img

    Ngày 10/7, Sở Y tế TPHCM cho biết, sở đã kiểm tra 1.285 cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc); cơ sở kinh doanh thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mỹ phẩm, các cơ sở khám, chữa bệnh, tiến hành xử phạt hơn 3 tỷ đồng.

    Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Y tế TPHCM đã phối hợp với Phòng Y tế quận/huyện và Thành phố Thủ Đức kiểm tra 1.285 cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc); cơ sở kinh doanh thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mỹ phẩm, các cơ sở khám, chữa bệnh.

    Theo đó, Sở Y tế TPHCM đã tiến hành kiểm tra 226 cơ sở, bao gồm: 6 cơ sở mỹ phẩm, 80 cơ sở dược, 121 cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế, 19 cơ sở khám chữa bệnh.

    TPHCM: Lợi dụng cơ chế tự công bố, nhiều đơn vị hạ mức rủi ro thiết bị y tế để công bố, dễ trúng thầu- Ảnh 1.

    Qua rà soát tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Sở Y tế chưa phát hiện có thiết bị y tế giả, kém chất lượng trong các bệnh viện, trung tâm y tế.

    Kết quả, 41 cơ sở mắc vi phạm và bị xử lý với tổng số tiền phạt 2.270.040.000 đồng; buộc nộp lại trị giá tang vật vi phạm (mỹ phẩm): 39.712.800 đồng.

    Số cơ sở vi phạm do Tổ công tác đặc biệt kiểm tra và xử lý: 3 cơ sở (2 cơ sở có hành vi vi phạm về quảng cáo, 1 cơ sở có hành vi về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ) với tổng số tiền xử phạt là: 572.140.000 đồng.

    Bên cạnh đó, Phòng Y tế quận/huyện và Thành phố Thủ Đức cũng đã tiến hành kiểm tra 1059 cơ sở hành nghề y, dược trên địa bàn quản lý; tiến hành xử lý 14 cơ sở với tổng số tiền phạt 169.500.000 đồng.

    Đối với lĩnh vực thiết bị y tế, Sở Y tế TPHCM cũng đã ban hành 17 quyết định thu hồi với 364 số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm được phân loại thiết bị y tế loại A và B. Trong đó, nhiều sản phẩm bị công bố sai như: gel rửa tay, máy đo đường huyết, máy massage, dung dịch rửa phụ khoa, dụng cụ chăm sóc tai mũi họng…

    Qua kiểm tra, Sở Y tế ghi nhận các lỗi thường gặp của các doanh nghiệp như: Sản phẩm không phù hợp với định nghĩa là thiết bị y tế; phân loại thiết bị y tế không đúng quy định, phân loại sai hoặc tự hạ thấp mức độ rủi ro của TBYT; thành phần hồ sơ tự công bố chưa đúng quy định, thông tin hồ sơ không chính xác …

    TPHCM: Lợi dụng cơ chế tự công bố, nhiều đơn vị hạ mức rủi ro thiết bị y tế để công bố, dễ trúng thầu- Ảnh 2.

    Sở Y tế TPHCM đã xử phạt hơn 3 tỷ đồng đối với các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mỹ phẩm, các cơ sở khám, chữa bệnh vi phạm.

    Qua rà soát tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Sở Y tế chưa phát hiện có thiết bị y tế giả, kém chất lượng trong các bệnh viện, trung tâm y tế. Tuy nhiên, có tình trạng một số cơ sở sản xuất, nhập khẩu thiết bị y tế lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế tự công bố để hạ thấp mức độ rủi ro, phân loại thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp (A và B), trong khi đây là đối tượng thuộc nhóm C và D để được công bố dễ dàng hơn hoặc dễ tham dự và trúng thầu.

    Trong thời gian tới, Sở Y tế TPHCM sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý thiết bị y tế, đặc biệt là quản lý việc tự công bố hồ sơ thiết bị y tế trên địa bàn TPHCM, xử lý nghiêm các trường hợp vì lợi ích cố tình phân loại thiết bị y tế không đúng quy định, vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe, quyền lợi hợp pháp của người dân và các doanh nghiệp chân chính.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ- Ảnh 1.

    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ

    (Thông tin sức khỏe) - Thống kê của Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng chủ yếu là trẻ...
    Uống trà sữa có gây suy thận?- Ảnh 1.

    Uống trà sữa có gây suy thận?

    (Thông tin sức khỏe) - Trà sữa là một loại đồ uống ưa thích của nhiều người trẻ hiện nay. Tuy nhiên, ít ai...
    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ- Ảnh 1.

    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ

    (Thông tin sức khỏe) - Thống kê của Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng chủ yếu là trẻ...
    Uống trà sữa có gây suy thận?- Ảnh 1.

    Uống trà sữa có gây suy thận?

    (Thông tin sức khỏe) - Trà sữa là một loại đồ uống ưa thích của nhiều người trẻ hiện nay. Tuy nhiên, ít ai...
    TPHCM tiếp tục hỗ trợ BHYT, BHXH cho người dân vùng sáp nhập- Ảnh 1.

    TPHCM tiếp tục hỗ trợ BHYT, BHXH cho người dân vùng sáp nhập

    (Thông tin sức khỏe) - Dù các Nghị quyết HĐND trước đây đã hết hiệu lực, chính sách hỗ trợ người dân tham gia...

    bạn Nên đọc!

    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ

    (Thông tin sức khỏe) - Thống kê của Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi, trong đó, nhóm trẻ nhỏ từ 1–5 tuổi chiếm đến 93,4%.

    TPHCM: Lợi dụng cơ chế tự công bố, nhiều đơn vị hạ mức rủi ro thiết bị y tế để công bố, dễ trúng thầu

    Ngày 10/7, Sở Y tế TPHCM cho biết, sở đã kiểm tra 1.285 cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc); cơ sở kinh doanh thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mỹ phẩm, các cơ sở khám, chữa bệnh, tiến hành xử phạt hơn 3 tỷ đồng.

    Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Y tế TPHCM đã phối hợp với Phòng Y tế quận/huyện và Thành phố Thủ Đức kiểm tra 1.285 cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc); cơ sở kinh doanh thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mỹ phẩm, các cơ sở khám, chữa bệnh.

    Theo đó, Sở Y tế TPHCM đã tiến hành kiểm tra 226 cơ sở, bao gồm: 6 cơ sở mỹ phẩm, 80 cơ sở dược, 121 cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế, 19 cơ sở khám chữa bệnh.

    TPHCM: Lợi dụng cơ chế tự công bố, nhiều đơn vị hạ mức rủi ro thiết bị y tế để công bố, dễ trúng thầu- Ảnh 1.

    Qua rà soát tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Sở Y tế chưa phát hiện có thiết bị y tế giả, kém chất lượng trong các bệnh viện, trung tâm y tế.

    Kết quả, 41 cơ sở mắc vi phạm và bị xử lý với tổng số tiền phạt 2.270.040.000 đồng; buộc nộp lại trị giá tang vật vi phạm (mỹ phẩm): 39.712.800 đồng.

    Số cơ sở vi phạm do Tổ công tác đặc biệt kiểm tra và xử lý: 3 cơ sở (2 cơ sở có hành vi vi phạm về quảng cáo, 1 cơ sở có hành vi về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ) với tổng số tiền xử phạt là: 572.140.000 đồng.

    Bên cạnh đó, Phòng Y tế quận/huyện và Thành phố Thủ Đức cũng đã tiến hành kiểm tra 1059 cơ sở hành nghề y, dược trên địa bàn quản lý; tiến hành xử lý 14 cơ sở với tổng số tiền phạt 169.500.000 đồng.

    Đối với lĩnh vực thiết bị y tế, Sở Y tế TPHCM cũng đã ban hành 17 quyết định thu hồi với 364 số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm được phân loại thiết bị y tế loại A và B. Trong đó, nhiều sản phẩm bị công bố sai như: gel rửa tay, máy đo đường huyết, máy massage, dung dịch rửa phụ khoa, dụng cụ chăm sóc tai mũi họng…

    Qua kiểm tra, Sở Y tế ghi nhận các lỗi thường gặp của các doanh nghiệp như: Sản phẩm không phù hợp với định nghĩa là thiết bị y tế; phân loại thiết bị y tế không đúng quy định, phân loại sai hoặc tự hạ thấp mức độ rủi ro của TBYT; thành phần hồ sơ tự công bố chưa đúng quy định, thông tin hồ sơ không chính xác …

    TPHCM: Lợi dụng cơ chế tự công bố, nhiều đơn vị hạ mức rủi ro thiết bị y tế để công bố, dễ trúng thầu- Ảnh 2.

    Sở Y tế TPHCM đã xử phạt hơn 3 tỷ đồng đối với các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mỹ phẩm, các cơ sở khám, chữa bệnh vi phạm.

    Qua rà soát tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Sở Y tế chưa phát hiện có thiết bị y tế giả, kém chất lượng trong các bệnh viện, trung tâm y tế. Tuy nhiên, có tình trạng một số cơ sở sản xuất, nhập khẩu thiết bị y tế lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế tự công bố để hạ thấp mức độ rủi ro, phân loại thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp (A và B), trong khi đây là đối tượng thuộc nhóm C và D để được công bố dễ dàng hơn hoặc dễ tham dự và trúng thầu.

    Trong thời gian tới, Sở Y tế TPHCM sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý thiết bị y tế, đặc biệt là quản lý việc tự công bố hồ sơ thiết bị y tế trên địa bàn TPHCM, xử lý nghiêm các trường hợp vì lợi ích cố tình phân loại thiết bị y tế không đúng quy định, vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe, quyền lợi hợp pháp của người dân và các doanh nghiệp chân chính.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ- Ảnh 1.

    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ

    (Thông tin sức khỏe) - Thống kê của Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng chủ yếu là trẻ...
    Uống trà sữa có gây suy thận?- Ảnh 1.

    Uống trà sữa có gây suy thận?

    (Thông tin sức khỏe) - Trà sữa là một loại đồ uống ưa thích của nhiều người trẻ hiện nay. Tuy nhiên, ít ai...
    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ- Ảnh 1.

    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ

    (Thông tin sức khỏe) - Thống kê của Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng chủ yếu là trẻ...
    Uống trà sữa có gây suy thận?- Ảnh 1.

    Uống trà sữa có gây suy thận?

    (Thông tin sức khỏe) - Trà sữa là một loại đồ uống ưa thích của nhiều người trẻ hiện nay. Tuy nhiên, ít ai...
    TPHCM tiếp tục hỗ trợ BHYT, BHXH cho người dân vùng sáp nhập- Ảnh 1.

    TPHCM tiếp tục hỗ trợ BHYT, BHXH cho người dân vùng sáp nhập

    (Thông tin sức khỏe) - Dù các Nghị quyết HĐND trước đây đã hết hiệu lực, chính sách hỗ trợ người dân tham gia...

    bạn Nên đọc!

    Bệnh tay chân miệng mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ

    (Thông tin sức khỏe) - Thống kê của Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi, trong đó, nhóm trẻ nhỏ từ 1–5 tuổi chiếm đến 93,4%.