spot_img
31.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 15 Tháng 7, 2025
More

    TPHCM: Sốt xuất huyết gia tăng báo động, 6 ca tử vong

    spot_img

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).

    Cụ thể, khu vực TPHCM (cũ) ghi nhận tổng cộng 11.014 ca (tăng 158% so với cùng kỳ 2024); khu vực Bình Dương (cũ) ghi nhận 2.494 ca (tăng 145% so với cùng kỳ 2024); khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) ghi nhận 862 ca (tăng 122% so với cùng kỳ năm 2024).

    Cũng trong thời gian này, toàn địa bàn ghi nhận tổng cộng 6 ca tử vong do sốt xuất huyết, trong đó khu vực TPHCM cũ ghi nhận 3 ca tử vong, khu vực Bình Dương ghi nhận 2 ca tử vong và khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận 1 ca tử vong.

    TPHCM: Sốt xuất huyết gia tăng báo động, 6 ca tử vong- Ảnh 1.

    Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM đến tuần 27/2025. Ảnh: HCDC.

    Chỉ riêng trong tuần 27 (từ ngày 30/6 đến 6/7), toàn thành phố có thêm 838 ca mắc mới, tăng 43 ca so với tuần trước (795 ca). Các chuyên gia dịch tễ nhận định, TPHCM đang bước vào cao điểm mùa mưa, điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi và phát triển mạnh.

    Số ca mắc hàng tuần có xu hướng tăng nhanh và lan rộng trên địa bàn. Nếu công tác diệt lăng quăng, kiểm soát ổ dịch tại cộng đồng không được duy trì quyết liệt và thường xuyên, nguy cơ hình thành các chuỗi lây nhiễm thứ phát là rất cao. Điều này có thể gây áp lực khổng lồ lên hệ thống điều trị, đặc biệt là tại các bệnh viện nhi và bệnh viện tuyến quận, huyện.

    So sánh với chu kỳ dịch bệnh các năm trước (2019-2022), giai đoạn từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8 luôn là thời điểm dịch bùng phát mạnh mẽ nhất. Với xu hướng hiện tại, TPHCM xác định phương châm hành động then chốt là “chủ động phòng ngừa – phát hiện sớm – xử lý triệt để”.

    Đặc biệt, trong tháng cao điểm phòng, chống dịch bệnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, ngành y tế và cộng đồng sẽ quyết định hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong những tháng cao điểm còn lại của năm 2025.

    TPHCM: Sốt xuất huyết gia tăng báo động, 6 ca tử vong- Ảnh 2.

    Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Nam Thương.

    Trước tình hình này, ngành y tế thành phố khẩn trương triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó. Công tác giám sát dịch tễ, xử lý ổ dịch và đánh giá các điểm nguy cơ được tăng cường tối đa.

    Cụ thể, ngành y tế đã tăng cường các hoạt động giám sát, xử lý ổ dịch và đánh giá điểm nguy cơ, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh tại hộ gia đình. Công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết được đẩy mạnh qua nhiều kênh, trong đó ứng dụng “Y tế trực tuyến” tiếp tục được sử dụng để tiếp nhận phản ánh và theo dõi xử lý các điểm nguy cơ.

    Ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân không chủ quan, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại hộ gia đình, cộng đồng và các cơ sở công cộng như: tìm và loại bỏ vật chứa nước để không cho muỗi đẻ trứng, diệt lăng quăng; đậy kín xô, thùng, hồ,… chứa nước sinh hoạt khi không sử dụng; diệt muỗi và phòng ngừa muỗi chích bằng các biện pháp như: Ngủ mùng, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt muỗi…

    Ngay khi bị sốt, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    la-e-la-la-gi-la-e-trang-1660380933-910-width600height427

    Lá é, gia vị trong nhiều món ăn chữa được bệnh gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Lá é được sử dụng trong nhiều món ăn quen thuộc như gà hấp lá é, ếch nấu lá...
    Các lựa chọn thuốc và không dùng thuốc điều trị đau răng- Ảnh 2.

    Các lựa chọn thuốc và không dùng thuốc điều trị đau răng

    (Thông tin sức khỏe) – Đau răng khiến người bệnh nhức, buốt răng, khó ăn uống, làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến...
    la-e-la-la-gi-la-e-trang-1660380933-910-width600height427

    Lá é, gia vị trong nhiều món ăn chữa được bệnh gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Lá é được sử dụng trong nhiều món ăn quen thuộc như gà hấp lá é, ếch nấu lá...
    Các lựa chọn thuốc và không dùng thuốc điều trị đau răng- Ảnh 2.

    Các lựa chọn thuốc và không dùng thuốc điều trị đau răng

    (Thông tin sức khỏe) – Đau răng khiến người bệnh nhức, buốt răng, khó ăn uống, làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến...
    Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung- Ảnh 1.

    Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm sẽ cải thiện đáng kể cơ hội điều trị thành công tiền ung thư và...

    bạn Nên đọc!

    Lá é, gia vị trong nhiều món ăn chữa được bệnh gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Lá é được sử dụng trong nhiều món ăn quen thuộc như gà hấp lá é, ếch nấu lá é, lá é xào vịt... Tuy nhiên, loại rau gia vị đặc trưng của Nam Trung Bộ và Tây Nguyên này còn có thể sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau.

    TPHCM: Sốt xuất huyết gia tăng báo động, 6 ca tử vong

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).

    Cụ thể, khu vực TPHCM (cũ) ghi nhận tổng cộng 11.014 ca (tăng 158% so với cùng kỳ 2024); khu vực Bình Dương (cũ) ghi nhận 2.494 ca (tăng 145% so với cùng kỳ 2024); khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) ghi nhận 862 ca (tăng 122% so với cùng kỳ năm 2024).

    Cũng trong thời gian này, toàn địa bàn ghi nhận tổng cộng 6 ca tử vong do sốt xuất huyết, trong đó khu vực TPHCM cũ ghi nhận 3 ca tử vong, khu vực Bình Dương ghi nhận 2 ca tử vong và khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận 1 ca tử vong.

    TPHCM: Sốt xuất huyết gia tăng báo động, 6 ca tử vong- Ảnh 1.

    Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM đến tuần 27/2025. Ảnh: HCDC.

    Chỉ riêng trong tuần 27 (từ ngày 30/6 đến 6/7), toàn thành phố có thêm 838 ca mắc mới, tăng 43 ca so với tuần trước (795 ca). Các chuyên gia dịch tễ nhận định, TPHCM đang bước vào cao điểm mùa mưa, điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi và phát triển mạnh.

    Số ca mắc hàng tuần có xu hướng tăng nhanh và lan rộng trên địa bàn. Nếu công tác diệt lăng quăng, kiểm soát ổ dịch tại cộng đồng không được duy trì quyết liệt và thường xuyên, nguy cơ hình thành các chuỗi lây nhiễm thứ phát là rất cao. Điều này có thể gây áp lực khổng lồ lên hệ thống điều trị, đặc biệt là tại các bệnh viện nhi và bệnh viện tuyến quận, huyện.

    So sánh với chu kỳ dịch bệnh các năm trước (2019-2022), giai đoạn từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8 luôn là thời điểm dịch bùng phát mạnh mẽ nhất. Với xu hướng hiện tại, TPHCM xác định phương châm hành động then chốt là “chủ động phòng ngừa – phát hiện sớm – xử lý triệt để”.

    Đặc biệt, trong tháng cao điểm phòng, chống dịch bệnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, ngành y tế và cộng đồng sẽ quyết định hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong những tháng cao điểm còn lại của năm 2025.

    TPHCM: Sốt xuất huyết gia tăng báo động, 6 ca tử vong- Ảnh 2.

    Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Nam Thương.

    Trước tình hình này, ngành y tế thành phố khẩn trương triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó. Công tác giám sát dịch tễ, xử lý ổ dịch và đánh giá các điểm nguy cơ được tăng cường tối đa.

    Cụ thể, ngành y tế đã tăng cường các hoạt động giám sát, xử lý ổ dịch và đánh giá điểm nguy cơ, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh tại hộ gia đình. Công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết được đẩy mạnh qua nhiều kênh, trong đó ứng dụng “Y tế trực tuyến” tiếp tục được sử dụng để tiếp nhận phản ánh và theo dõi xử lý các điểm nguy cơ.

    Ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân không chủ quan, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại hộ gia đình, cộng đồng và các cơ sở công cộng như: tìm và loại bỏ vật chứa nước để không cho muỗi đẻ trứng, diệt lăng quăng; đậy kín xô, thùng, hồ,… chứa nước sinh hoạt khi không sử dụng; diệt muỗi và phòng ngừa muỗi chích bằng các biện pháp như: Ngủ mùng, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt muỗi…

    Ngay khi bị sốt, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    la-e-la-la-gi-la-e-trang-1660380933-910-width600height427

    Lá é, gia vị trong nhiều món ăn chữa được bệnh gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Lá é được sử dụng trong nhiều món ăn quen thuộc như gà hấp lá é, ếch nấu lá...
    Các lựa chọn thuốc và không dùng thuốc điều trị đau răng- Ảnh 2.

    Các lựa chọn thuốc và không dùng thuốc điều trị đau răng

    (Thông tin sức khỏe) – Đau răng khiến người bệnh nhức, buốt răng, khó ăn uống, làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến...
    la-e-la-la-gi-la-e-trang-1660380933-910-width600height427

    Lá é, gia vị trong nhiều món ăn chữa được bệnh gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Lá é được sử dụng trong nhiều món ăn quen thuộc như gà hấp lá é, ếch nấu lá...
    Các lựa chọn thuốc và không dùng thuốc điều trị đau răng- Ảnh 2.

    Các lựa chọn thuốc và không dùng thuốc điều trị đau răng

    (Thông tin sức khỏe) – Đau răng khiến người bệnh nhức, buốt răng, khó ăn uống, làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến...
    Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung- Ảnh 1.

    Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm sẽ cải thiện đáng kể cơ hội điều trị thành công tiền ung thư và...

    bạn Nên đọc!

    Lá é, gia vị trong nhiều món ăn chữa được bệnh gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Lá é được sử dụng trong nhiều món ăn quen thuộc như gà hấp lá é, ếch nấu lá é, lá é xào vịt... Tuy nhiên, loại rau gia vị đặc trưng của Nam Trung Bộ và Tây Nguyên này còn có thể sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau.