spot_img
27.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 15 Tháng 7, 2025
More

    Cách giảm đau nhanh cơn gout cấp

    spot_img

    1. Nhận biết các dấu hiệu của cơn gout cấp

    Theo Học viện Thấp khớp Hoa Kỳ (ACR), việc điều trị cơn gout cấp bùng phát nên bắt đầu trong vòng 24 giờ kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên. Điều trị sớm không chỉ làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà còn rút ngắn thời gian của cơn gout.

    Khi một cơn gout xảy ra, dấu hiệu đầu tiên thường là cảm giác nóng rát, ngứa hoặc ngứa ran ở khớp bị ảnh hưởng, sau đó là sưng và đau ngày càng tăng. Những “dấu hiệu cảnh báo” ban đầu này thường xuất hiện một hoặc hai giờ trước khi các triệu chứng “cổ điển” của bệnh gout xuất hiện.

    • Đau dữ dội đột ngột
    • Cảm giác khớp bị “bốc cháy”
    • Sưng và đỏ
    • Cứng khớp

    Thông thường, sẽ không có dấu hiệu cảnh báo nào và các triệu chứng sẽ phát triển đột ngột vào giữa đêm, khiến bạn thức giấc.

    nhung-dieu-can-lam-khi-trieu-chung-gout-tai-phat11652239700

    Sưng đỏ, đau là dấu hiệu nhận biết cơn gout cấp.

    2. Biện pháp điều trị tại nhà giảm nhanh cơn đau

    Bước đầu tiên để điều trị cơn gout cấp bùng phát là nhanh chóng giảm đau, sau đó là các nỗ lực hạ nồng độ axit uric trong máu:

    Thuốc giảm đau không kê đơn

    Một trong những lựa chọn đầu tiên để giảm đau do bệnh gout là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại enzyme gọi là cyclooxygenase (COX) mà cơ thể sử dụng để tạo ra prostaglandin, là những chất gây viêm và đau. Bằng cách giảm nồng độ prostaglandin, cơn đau do cơn gout và tình trạng viêm có thể nhanh chóng được làm dịu.

    Chườm đá

    Có thể giảm đau nhanh chóng do cơn gout bằng cách chườm túi đá, chườm lạnh… Chườm đá có tác dụng làm co mạch máu, giúp giảm viêm và nhanh chóng làm giảm cơn đau nhói, sưng khớp.

    Bạn có thể chườm đá vào khớp bị ảnh hưởng trong 15 đến 20 phút nhưng nên đặt một lớp vải chắn giữa da và túi đá để tránh bị tê cóng. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng cấp tính bắt đầu thuyên giảm.

    Nghỉ ngơi

    Bệnh gout trở nên tồi tệ hơn khi vận động, đặc biệt là khi ngón chân cái bị ảnh hưởng. Áp lực trực tiếp và máu dồn về bàn chân có thể khiến việc đi bộ trở nên không thể chịu đựng được và tăng độ nhạy cảm đến mức ngay cả trọng lượng của ga trải giường cũng gây đau.

    Cho đến khi các triệu chứng cấp tính qua đi, tốt nhất là bạn nên nâng khớp bị ảnh hưởng lên cao hơn tim để giảm cơn đau nhói, sưng và đỏ.

    Uống nhiều nước

    Uống nhiều nước có thể giúp làm loãng nồng độ axit uric trong máu và đào thải axit uric dư thừa qua nước tiểu; ngăn ngừa các biến chứng như sỏi thận và tinh thể cứng khớp gọi là tophi.

    Các chuyên gia khuyên bạn nên uống tới 4 lít chất lỏng mỗi ngày, ít nhất một nửa trong số đó phải là nước lọc. Tránh uống rượu, đặc biệt là bia, vì có thể chứa các hợp chất gọi là purin làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

    Cách giảm đau nhanh cơn gout cấp- Ảnh 2.

    Giảm cân là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa cơn gout cấp.

    3. Cách nào ngăn ngừa gout tái phát?

    Sau khi đã kiểm soát được các triệu chứng của cơn gout cấp tính, mục tiêu tiếp theo là ngăn bệnh gout tái phát. Điều này có thể thực hiện được bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai.

    Thay đổi lối sống

    Lựa chọn lối sống lành mạnh tương ứng với tỷ lệ thuyên giảm lâu hơn ở những người bị bệnh gout, bao gồm:

    Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong máu. Tập trung vào các bài tập tác động thấp như bơi lội, đạp xe và đi bộ, giúp giảm áp lực lên các khớp.

    Giảm cân: Béo phì tự nó làm tăng nguy cơ mắc và tái phát bệnh gout nên giảm cân là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

    Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Điều này bao gồm việc tránh các thực phẩm có hàm lượng purin cao, chẳng hạn như thịt nội tạng, động vật có vỏ, thịt chế biến, đồ uống có đường, bia và rượu. Thay vào đó, hãy ăn một chế độ ăn ít purin và uống nhiều nước để duy trì mức axit uric trong máu ở mức thấp.

    Sử dụng thuốc

    Ở những người có tiền sử tái phát bệnh gout, thuốc dự phòng (phòng ngừa) có thể được kê đơn để tần suất xuất hiện bệnh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Selen là một khoáng chất vi lượng thiết yếu hỗ trợ chức năng tuyến giáp và sức khỏe miễn...
    6 bài tập thể dục phù hợp khi thời tiết trên 35 độ C- Ảnh 1.

    6 bài tập thể dục phù hợp khi thời tiết trên 35 độ C

    (Thông tin sức khỏe) - Khi nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 35 độ C, tập luyện không đúng cách sẽ khiến cơ thể...
    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Selen là một khoáng chất vi lượng thiết yếu hỗ trợ chức năng tuyến giáp và sức khỏe miễn...
    6 bài tập thể dục phù hợp khi thời tiết trên 35 độ C- Ảnh 1.

    6 bài tập thể dục phù hợp khi thời tiết trên 35 độ C

    (Thông tin sức khỏe) - Khi nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 35 độ C, tập luyện không đúng cách sẽ khiến cơ thể...
    Thay thế trà buổi tối bằng một thức uống thảo mộc giàu protein

    5 mẹo giúp duy trì khối lượng cơ sau tuổi 40

    (Thông tin sức khỏe) - Bước sang tuổi 40, cơ thể bắt đầu trải qua nhiều thay đổi đáng kể như quá trình trao...

    bạn Nên đọc!

    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Selen là một khoáng chất vi lượng thiết yếu hỗ trợ chức năng tuyến giáp và sức khỏe miễn dịch. Nhiều loại protein động vật như thịt và hải sản cung cấp selen. Bên cạnh đó một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng giàu chất này.

    Cách giảm đau nhanh cơn gout cấp

    1. Nhận biết các dấu hiệu của cơn gout cấp

    Theo Học viện Thấp khớp Hoa Kỳ (ACR), việc điều trị cơn gout cấp bùng phát nên bắt đầu trong vòng 24 giờ kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên. Điều trị sớm không chỉ làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà còn rút ngắn thời gian của cơn gout.

    Khi một cơn gout xảy ra, dấu hiệu đầu tiên thường là cảm giác nóng rát, ngứa hoặc ngứa ran ở khớp bị ảnh hưởng, sau đó là sưng và đau ngày càng tăng. Những “dấu hiệu cảnh báo” ban đầu này thường xuất hiện một hoặc hai giờ trước khi các triệu chứng “cổ điển” của bệnh gout xuất hiện.

    • Đau dữ dội đột ngột
    • Cảm giác khớp bị “bốc cháy”
    • Sưng và đỏ
    • Cứng khớp

    Thông thường, sẽ không có dấu hiệu cảnh báo nào và các triệu chứng sẽ phát triển đột ngột vào giữa đêm, khiến bạn thức giấc.

    nhung-dieu-can-lam-khi-trieu-chung-gout-tai-phat11652239700

    Sưng đỏ, đau là dấu hiệu nhận biết cơn gout cấp.

    2. Biện pháp điều trị tại nhà giảm nhanh cơn đau

    Bước đầu tiên để điều trị cơn gout cấp bùng phát là nhanh chóng giảm đau, sau đó là các nỗ lực hạ nồng độ axit uric trong máu:

    Thuốc giảm đau không kê đơn

    Một trong những lựa chọn đầu tiên để giảm đau do bệnh gout là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại enzyme gọi là cyclooxygenase (COX) mà cơ thể sử dụng để tạo ra prostaglandin, là những chất gây viêm và đau. Bằng cách giảm nồng độ prostaglandin, cơn đau do cơn gout và tình trạng viêm có thể nhanh chóng được làm dịu.

    Chườm đá

    Có thể giảm đau nhanh chóng do cơn gout bằng cách chườm túi đá, chườm lạnh… Chườm đá có tác dụng làm co mạch máu, giúp giảm viêm và nhanh chóng làm giảm cơn đau nhói, sưng khớp.

    Bạn có thể chườm đá vào khớp bị ảnh hưởng trong 15 đến 20 phút nhưng nên đặt một lớp vải chắn giữa da và túi đá để tránh bị tê cóng. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng cấp tính bắt đầu thuyên giảm.

    Nghỉ ngơi

    Bệnh gout trở nên tồi tệ hơn khi vận động, đặc biệt là khi ngón chân cái bị ảnh hưởng. Áp lực trực tiếp và máu dồn về bàn chân có thể khiến việc đi bộ trở nên không thể chịu đựng được và tăng độ nhạy cảm đến mức ngay cả trọng lượng của ga trải giường cũng gây đau.

    Cho đến khi các triệu chứng cấp tính qua đi, tốt nhất là bạn nên nâng khớp bị ảnh hưởng lên cao hơn tim để giảm cơn đau nhói, sưng và đỏ.

    Uống nhiều nước

    Uống nhiều nước có thể giúp làm loãng nồng độ axit uric trong máu và đào thải axit uric dư thừa qua nước tiểu; ngăn ngừa các biến chứng như sỏi thận và tinh thể cứng khớp gọi là tophi.

    Các chuyên gia khuyên bạn nên uống tới 4 lít chất lỏng mỗi ngày, ít nhất một nửa trong số đó phải là nước lọc. Tránh uống rượu, đặc biệt là bia, vì có thể chứa các hợp chất gọi là purin làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

    Cách giảm đau nhanh cơn gout cấp- Ảnh 2.

    Giảm cân là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa cơn gout cấp.

    3. Cách nào ngăn ngừa gout tái phát?

    Sau khi đã kiểm soát được các triệu chứng của cơn gout cấp tính, mục tiêu tiếp theo là ngăn bệnh gout tái phát. Điều này có thể thực hiện được bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai.

    Thay đổi lối sống

    Lựa chọn lối sống lành mạnh tương ứng với tỷ lệ thuyên giảm lâu hơn ở những người bị bệnh gout, bao gồm:

    Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong máu. Tập trung vào các bài tập tác động thấp như bơi lội, đạp xe và đi bộ, giúp giảm áp lực lên các khớp.

    Giảm cân: Béo phì tự nó làm tăng nguy cơ mắc và tái phát bệnh gout nên giảm cân là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

    Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Điều này bao gồm việc tránh các thực phẩm có hàm lượng purin cao, chẳng hạn như thịt nội tạng, động vật có vỏ, thịt chế biến, đồ uống có đường, bia và rượu. Thay vào đó, hãy ăn một chế độ ăn ít purin và uống nhiều nước để duy trì mức axit uric trong máu ở mức thấp.

    Sử dụng thuốc

    Ở những người có tiền sử tái phát bệnh gout, thuốc dự phòng (phòng ngừa) có thể được kê đơn để tần suất xuất hiện bệnh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Selen là một khoáng chất vi lượng thiết yếu hỗ trợ chức năng tuyến giáp và sức khỏe miễn...
    6 bài tập thể dục phù hợp khi thời tiết trên 35 độ C- Ảnh 1.

    6 bài tập thể dục phù hợp khi thời tiết trên 35 độ C

    (Thông tin sức khỏe) - Khi nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 35 độ C, tập luyện không đúng cách sẽ khiến cơ thể...
    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Selen là một khoáng chất vi lượng thiết yếu hỗ trợ chức năng tuyến giáp và sức khỏe miễn...
    6 bài tập thể dục phù hợp khi thời tiết trên 35 độ C- Ảnh 1.

    6 bài tập thể dục phù hợp khi thời tiết trên 35 độ C

    (Thông tin sức khỏe) - Khi nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 35 độ C, tập luyện không đúng cách sẽ khiến cơ thể...
    Thay thế trà buổi tối bằng một thức uống thảo mộc giàu protein

    5 mẹo giúp duy trì khối lượng cơ sau tuổi 40

    (Thông tin sức khỏe) - Bước sang tuổi 40, cơ thể bắt đầu trải qua nhiều thay đổi đáng kể như quá trình trao...

    bạn Nên đọc!

    Top 10 loại thực phẩm giàu selen giúp tuyến giáp và miễn dịch khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Selen là một khoáng chất vi lượng thiết yếu hỗ trợ chức năng tuyến giáp và sức khỏe miễn dịch. Nhiều loại protein động vật như thịt và hải sản cung cấp selen. Bên cạnh đó một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng giàu chất này.