spot_img
27 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 24 Tháng 7, 2025
More

    4 loại đồ uống tự nhiên giúp giảm nhanh nồng độ axit uric

    spot_img

    Axit uric là một chất thải được hình thành khi cơ thể phân hủy purin, có trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản và rượu bia. Thận lọc và đào thải axit uric qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc thận không đào thải được đúng cách, nồng độ axit uric sẽ tăng lên, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đau khớp, sỏi thận, tổn thương thận, viêm, cứng khớp, rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường và béo phì…

    Dưới đây là các loại đồ uống tại nhà có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên và cách pha chế chúng:

    1. Nước ép dưa chuột giúp giảm axit uric

    Với 90% hàm lượng nước, dưa chuột là một phương thuốc đơn giản, có tác dụng giúp đào thải độc tố, bao gồm cả axit uric. Bên cạnh đó, nước ép dưa chuột có chứa flavonoid giúp ức chế xanthine oxidase, một loại enzyme tham gia vào quá trình sản xuất axit uric, từ đó làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

    Cách làm: Gọt vỏ, cho dưa chuột vào máy ép chậm hoặc thái nhỏ và xay nhuyễn một quả dưa chuột với 1/4 cốc nước rồi cho qua rây, lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước rồi thưởng thức.

    nuoc-ep-dua-chuot-tang-cuong-suc-khoe-cua-xuong

    Nước ép dưa chuột chứa flavonoid giúp giảm nồng độ axit uric.

    2. Nước ép dưa hấu

    Nước ép dưa hấu cũng giàu nước, giúp bài tiết độc tố và có tác dụng giảm tình trạng axit uric cao. Ngoài ra, nước ép dưa hấu cũng đã được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là loại nước này có thể làm tăng bài tiết axit uric qua nước tiểu, giúp thận đào thải axit uric dư thừa hiệu quả hơn.

    Cách làm: Gọt vỏ và bỏ hạt 1 quả dưa hấu cỡ vừa. Xay nhuyễn, lọc lấy nước và uống hoặc cho vào máy ép chậm để ép lấy nước uống.

    3. Trà gừng

    Trà gừng giúp giảm nồng độ axit uric nhờ đặc tính chống viêm. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, gừng chứa polyphenol, flavonoid có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa.

    Trong khi đó, tình trạng viêm thường đi kèm với axit uric cao và bệnh gou nên khi sử dụng trà gừng thường xuyên có thể giúp giảm sưng, giảm đau khớp, giảm viêm liên quan đến tăng axit uric máu và các cơn gout.

    Hơn nữa, với đặc tính kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên, trà gừng cũng có thể làm dịu cơn đau họng và giảm nghẹt mũi. Gừng cũng chứa gingerol, một hợp chất chống viêm mạnh mẽ có thể giúp giảm đau khớp và đau nhức cơ bắp.

    Cách làm: Đun sôi 2 cốc nước, cho 1 thìa canh gừng vào. Đun sôi tiếp trong vài phút, lọc lấy nước, thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh và mật ong hoặc đường thốt nốt tùy khẩu vị, rồi thưởng thức khi còn nóng.

    4. Trà xanh

    Trà xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp xử lý và đào thải axit uric dư thừa. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, polyphenol – đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG) và axit gallic ức chế xanthine oxidase, enzyme chính trong quá trình sản xuất axit uric. Điều này giúp giảm sản xuất axit uric và tăng cường đào thải axit uric qua các chất vận chuyển urat ở thận.

    Cách làm: Lá trà xanh lượng vừa đủ, rửa sạch, cho vào ấm. Thêm nước sôi lần 1 để tráng chè rồi đổ đi. Thêm nước sôi lần 2 và ngâm lá trà trong 5 phút. Sau đó, lọc lấy nước và dùng kèm với vài giọt nước cốt chanh và mật ong, nếu muốn.

    Mời bạn xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?- Ảnh 1.

    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?

    (Thông tin sức khỏe) - Liệu giảm cân cấp tốc có mang lại kết quả bền vững? Nhiều người sau khi giảm nhanh lại...
    6 tác dụng phụ nghiêm trọng của vitamin C cần biết khi tiêu thụ- Ảnh 1.

    6 tác dụng phụ nghiêm trọng của vitamin C cần biết khi tiêu thụ

    (Thông tin sức khỏe) - Thực phẩm bổ sung vitamin C thường an toàn cho hầu hết với mọi người, nhưng việc sử dụng...
    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?- Ảnh 1.

    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?

    (Thông tin sức khỏe) - Liệu giảm cân cấp tốc có mang lại kết quả bền vững? Nhiều người sau khi giảm nhanh lại...
    6 tác dụng phụ nghiêm trọng của vitamin C cần biết khi tiêu thụ- Ảnh 1.

    6 tác dụng phụ nghiêm trọng của vitamin C cần biết khi tiêu thụ

    (Thông tin sức khỏe) - Thực phẩm bổ sung vitamin C thường an toàn cho hầu hết với mọi người, nhưng việc sử dụng...
    Bệnh viện tuyến tỉnh phối hợp với chuyên gia Úc phẫu thuật dị tật tiết niệu cho bé trai 6 tuổi- Ảnh 1.

    Bệnh viện tuyến tỉnh phối hợp với chuyên gia Úc phẫu thuật dị tật tiết niệu cho bé trai 6 tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phối hợp với Tổ chức MESCH (Úc) thực hiện ca phẫu thuật...

    bạn Nên đọc!

    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?

    (Thông tin sức khỏe) - Liệu giảm cân cấp tốc có mang lại kết quả bền vững? Nhiều người sau khi giảm nhanh lại tăng cân trở lại, thậm chí vượt cả mức ban đầu. Điều gì đang xảy ra với cơ thể khi bạn giảm cân quá nhanh?

    4 loại đồ uống tự nhiên giúp giảm nhanh nồng độ axit uric

    Axit uric là một chất thải được hình thành khi cơ thể phân hủy purin, có trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản và rượu bia. Thận lọc và đào thải axit uric qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc thận không đào thải được đúng cách, nồng độ axit uric sẽ tăng lên, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đau khớp, sỏi thận, tổn thương thận, viêm, cứng khớp, rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường và béo phì…

    Dưới đây là các loại đồ uống tại nhà có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên và cách pha chế chúng:

    1. Nước ép dưa chuột giúp giảm axit uric

    Với 90% hàm lượng nước, dưa chuột là một phương thuốc đơn giản, có tác dụng giúp đào thải độc tố, bao gồm cả axit uric. Bên cạnh đó, nước ép dưa chuột có chứa flavonoid giúp ức chế xanthine oxidase, một loại enzyme tham gia vào quá trình sản xuất axit uric, từ đó làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

    Cách làm: Gọt vỏ, cho dưa chuột vào máy ép chậm hoặc thái nhỏ và xay nhuyễn một quả dưa chuột với 1/4 cốc nước rồi cho qua rây, lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước rồi thưởng thức.

    nuoc-ep-dua-chuot-tang-cuong-suc-khoe-cua-xuong

    Nước ép dưa chuột chứa flavonoid giúp giảm nồng độ axit uric.

    2. Nước ép dưa hấu

    Nước ép dưa hấu cũng giàu nước, giúp bài tiết độc tố và có tác dụng giảm tình trạng axit uric cao. Ngoài ra, nước ép dưa hấu cũng đã được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là loại nước này có thể làm tăng bài tiết axit uric qua nước tiểu, giúp thận đào thải axit uric dư thừa hiệu quả hơn.

    Cách làm: Gọt vỏ và bỏ hạt 1 quả dưa hấu cỡ vừa. Xay nhuyễn, lọc lấy nước và uống hoặc cho vào máy ép chậm để ép lấy nước uống.

    3. Trà gừng

    Trà gừng giúp giảm nồng độ axit uric nhờ đặc tính chống viêm. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, gừng chứa polyphenol, flavonoid có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa.

    Trong khi đó, tình trạng viêm thường đi kèm với axit uric cao và bệnh gou nên khi sử dụng trà gừng thường xuyên có thể giúp giảm sưng, giảm đau khớp, giảm viêm liên quan đến tăng axit uric máu và các cơn gout.

    Hơn nữa, với đặc tính kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên, trà gừng cũng có thể làm dịu cơn đau họng và giảm nghẹt mũi. Gừng cũng chứa gingerol, một hợp chất chống viêm mạnh mẽ có thể giúp giảm đau khớp và đau nhức cơ bắp.

    Cách làm: Đun sôi 2 cốc nước, cho 1 thìa canh gừng vào. Đun sôi tiếp trong vài phút, lọc lấy nước, thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh và mật ong hoặc đường thốt nốt tùy khẩu vị, rồi thưởng thức khi còn nóng.

    4. Trà xanh

    Trà xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp xử lý và đào thải axit uric dư thừa. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, polyphenol – đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG) và axit gallic ức chế xanthine oxidase, enzyme chính trong quá trình sản xuất axit uric. Điều này giúp giảm sản xuất axit uric và tăng cường đào thải axit uric qua các chất vận chuyển urat ở thận.

    Cách làm: Lá trà xanh lượng vừa đủ, rửa sạch, cho vào ấm. Thêm nước sôi lần 1 để tráng chè rồi đổ đi. Thêm nước sôi lần 2 và ngâm lá trà trong 5 phút. Sau đó, lọc lấy nước và dùng kèm với vài giọt nước cốt chanh và mật ong, nếu muốn.

    Mời bạn xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?- Ảnh 1.

    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?

    (Thông tin sức khỏe) - Liệu giảm cân cấp tốc có mang lại kết quả bền vững? Nhiều người sau khi giảm nhanh lại...
    6 tác dụng phụ nghiêm trọng của vitamin C cần biết khi tiêu thụ- Ảnh 1.

    6 tác dụng phụ nghiêm trọng của vitamin C cần biết khi tiêu thụ

    (Thông tin sức khỏe) - Thực phẩm bổ sung vitamin C thường an toàn cho hầu hết với mọi người, nhưng việc sử dụng...
    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?- Ảnh 1.

    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?

    (Thông tin sức khỏe) - Liệu giảm cân cấp tốc có mang lại kết quả bền vững? Nhiều người sau khi giảm nhanh lại...
    6 tác dụng phụ nghiêm trọng của vitamin C cần biết khi tiêu thụ- Ảnh 1.

    6 tác dụng phụ nghiêm trọng của vitamin C cần biết khi tiêu thụ

    (Thông tin sức khỏe) - Thực phẩm bổ sung vitamin C thường an toàn cho hầu hết với mọi người, nhưng việc sử dụng...
    Bệnh viện tuyến tỉnh phối hợp với chuyên gia Úc phẫu thuật dị tật tiết niệu cho bé trai 6 tuổi- Ảnh 1.

    Bệnh viện tuyến tỉnh phối hợp với chuyên gia Úc phẫu thuật dị tật tiết niệu cho bé trai 6 tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phối hợp với Tổ chức MESCH (Úc) thực hiện ca phẫu thuật...

    bạn Nên đọc!

    Tại sao giảm cân nhanh lại dễ tăng cân trở lại?

    (Thông tin sức khỏe) - Liệu giảm cân cấp tốc có mang lại kết quả bền vững? Nhiều người sau khi giảm nhanh lại tăng cân trở lại, thậm chí vượt cả mức ban đầu. Điều gì đang xảy ra với cơ thể khi bạn giảm cân quá nhanh?