spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát khi trời lạnh

    spot_img

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát có xu hướng gia tăng khi trời lạnh

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp, tỷ lệ tử vong xếp vào hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh có xu hướng tái phát gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh, do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút. Đây là một bệnh lý hô hấp khiến cho người bệnh khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp.

    Bệnh thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc đứng vai trò hàng đầu. Nếu không được khám phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì có thể gây ra biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

    Cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát khi trời lạnh- Ảnh 1.

    Tổn thương ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính.

    Không ít trường hợp bệnh nhân mắc COPD nhập viện ở giai đoạn nặng. Khi đó người bệnh đã bị tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, lượng khí hít vào trong phế nang không được đẩy ra hết. Lượng khí tích tụ này ngày càng tăng làm phế nang căng giãn, mỏng dần và dễ vỡ, gây tràn khí màng phổi nguy hiểm đến tính mạng.

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chia làm hai dạng:

    – Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng lớp niêm mạc của các ống phế quản bị viêm. Lớp lót trong các ống phế quản phổi bị sưng tấy, đỏ và chứa đầy các chất nhầy. Các chất nhầy này là nguyên nhân gây hẹp đường thở.

    – Khí phế thũng: Là bệnh gây ra tình trạng khó thở do các túi phổi bị tổn thương lâu ngày khiến các túi phổi bị suy yếu và vỡ ra, thay thế phần không gian nhỏ bằng không gian lớn, gây giảm diện tích bề mặt phổi, giảm lượng oxy đi vào máu.

    Biểu hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh có những cơn ho, khạc đờm, thở khò khè, tức ngực kéo dài. Nếu không điều trị người bệnh bắt đầu cảm thấy khó thở, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, thiếu năng lượng. Khó thở ngày càng tăng, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất.

    Cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát khi trời lạnh- Ảnh 2.

    Chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính.

    • Ở độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang.
    • Khó thở độ 1: Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên.
    • Khó thở độ 2: Khó thở khi leo dốc.
    • Khó thở độ 3: Khó thở khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác.
    • Khó thở độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ.
    • Khó thở độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt.

    Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mùa lạnh.

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu và con số này còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số. Do vậy, việc phòng ngừa COPD được khuyến cáo như sau:

    Những thay đổi về nhiệt độ và thời tiết có thể làm cho các triệu chứng COPD trở nên tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu, không khí lạnh, khô hoặc nóng có thể gây bùng phát các triệu chứng COPD. Do đó, khi thời tiết trở lạnh, trở gió, hãy mặc ấm, che miệng, mũi cẩn thận khi ra ngoài.

    Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo một số nghiên cứu, những người hút thuốc có nguy cơ mắc COPD cao hơn 10 lần so với những người không hút thuốc. Có tới 80-90% bệnh nhân COPD hút thuốc và gần 50% người hút thuốc lâu năm bị COPD. Hút thuốc lá thụ động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa COPD là nói không với hút thuốc lá (chủ động và thụ động).

    Bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, khói nhiên liệu…, là những tác nhân khiến các triệu chứng COPD dễ tái phát. Cần luôn giữ cho không khí ở nơi sinh sống luôn sạch sẽ, thông thoáng.

    – Nhiễm trùng đường hô hấp rất nguy hiểm đối với những người bị COPD vì nó ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp. Một số yếu tố lây nhiễm, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm, có thể làm cho tình trạng khó thở, ho khan và thở khò khè trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa COPD là giảm nguy cơ nhiễm trùng. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn nên rửa tay thường xuyên và đảm bảo rằng họ đã được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết.

    Đặc biệt, với người cao tuổi mắc bệnh COPD, để phòng ngừa bệnh tái phát, giảm nguy cơ biến chứng nên hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc với các dị nguyên có thể làm tái phát bệnh. Người bệnh COPD nên duy trì luyện tập các bộ môn thể thao như đạp xe, đi bộ… ở mức độ trung bình từ 30-60 phút/ngày, tùy theo khả năng. Với bệnh nhân nặng có thể giảm thời gian luyện tập hoặc tập thở bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức…

    – Đối với những người bị COPD trước mùa lạnh nên tiêm phòng cúm và tuân thủ việc dùng thuốc để ngừng tái phát COPD đợt cấp.

    Ngoài việc luyện tập, người bệnh COPD cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đồ loãng, nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh. Khi bệnh tái phát hoặc diễn biến nặng thì nên đi khám bệnh ngay.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát khi trời lạnh

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát có xu hướng gia tăng khi trời lạnh

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp, tỷ lệ tử vong xếp vào hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh có xu hướng tái phát gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh, do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút. Đây là một bệnh lý hô hấp khiến cho người bệnh khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp.

    Bệnh thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc đứng vai trò hàng đầu. Nếu không được khám phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì có thể gây ra biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

    Cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát khi trời lạnh- Ảnh 1.

    Tổn thương ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính.

    Không ít trường hợp bệnh nhân mắc COPD nhập viện ở giai đoạn nặng. Khi đó người bệnh đã bị tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, lượng khí hít vào trong phế nang không được đẩy ra hết. Lượng khí tích tụ này ngày càng tăng làm phế nang căng giãn, mỏng dần và dễ vỡ, gây tràn khí màng phổi nguy hiểm đến tính mạng.

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chia làm hai dạng:

    – Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng lớp niêm mạc của các ống phế quản bị viêm. Lớp lót trong các ống phế quản phổi bị sưng tấy, đỏ và chứa đầy các chất nhầy. Các chất nhầy này là nguyên nhân gây hẹp đường thở.

    – Khí phế thũng: Là bệnh gây ra tình trạng khó thở do các túi phổi bị tổn thương lâu ngày khiến các túi phổi bị suy yếu và vỡ ra, thay thế phần không gian nhỏ bằng không gian lớn, gây giảm diện tích bề mặt phổi, giảm lượng oxy đi vào máu.

    Biểu hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh có những cơn ho, khạc đờm, thở khò khè, tức ngực kéo dài. Nếu không điều trị người bệnh bắt đầu cảm thấy khó thở, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, thiếu năng lượng. Khó thở ngày càng tăng, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất.

    Cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát khi trời lạnh- Ảnh 2.

    Chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính.

    • Ở độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang.
    • Khó thở độ 1: Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên.
    • Khó thở độ 2: Khó thở khi leo dốc.
    • Khó thở độ 3: Khó thở khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác.
    • Khó thở độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ.
    • Khó thở độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt.

    Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mùa lạnh.

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu và con số này còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số. Do vậy, việc phòng ngừa COPD được khuyến cáo như sau:

    Những thay đổi về nhiệt độ và thời tiết có thể làm cho các triệu chứng COPD trở nên tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu, không khí lạnh, khô hoặc nóng có thể gây bùng phát các triệu chứng COPD. Do đó, khi thời tiết trở lạnh, trở gió, hãy mặc ấm, che miệng, mũi cẩn thận khi ra ngoài.

    Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo một số nghiên cứu, những người hút thuốc có nguy cơ mắc COPD cao hơn 10 lần so với những người không hút thuốc. Có tới 80-90% bệnh nhân COPD hút thuốc và gần 50% người hút thuốc lâu năm bị COPD. Hút thuốc lá thụ động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa COPD là nói không với hút thuốc lá (chủ động và thụ động).

    Bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, khói nhiên liệu…, là những tác nhân khiến các triệu chứng COPD dễ tái phát. Cần luôn giữ cho không khí ở nơi sinh sống luôn sạch sẽ, thông thoáng.

    – Nhiễm trùng đường hô hấp rất nguy hiểm đối với những người bị COPD vì nó ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp. Một số yếu tố lây nhiễm, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm, có thể làm cho tình trạng khó thở, ho khan và thở khò khè trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa COPD là giảm nguy cơ nhiễm trùng. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn nên rửa tay thường xuyên và đảm bảo rằng họ đã được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết.

    Đặc biệt, với người cao tuổi mắc bệnh COPD, để phòng ngừa bệnh tái phát, giảm nguy cơ biến chứng nên hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc với các dị nguyên có thể làm tái phát bệnh. Người bệnh COPD nên duy trì luyện tập các bộ môn thể thao như đạp xe, đi bộ… ở mức độ trung bình từ 30-60 phút/ngày, tùy theo khả năng. Với bệnh nhân nặng có thể giảm thời gian luyện tập hoặc tập thở bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức…

    – Đối với những người bị COPD trước mùa lạnh nên tiêm phòng cúm và tuân thủ việc dùng thuốc để ngừng tái phát COPD đợt cấp.

    Ngoài việc luyện tập, người bệnh COPD cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đồ loãng, nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh. Khi bệnh tái phát hoặc diễn biến nặng thì nên đi khám bệnh ngay.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!