spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 27 Tháng 7, 2025
More

    Mưa lũ gây nguy cơ mắc viêm gan A

    spot_img

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,4 triệu trường hợp mắc viêm gan A. Dạng viêm gan này rất dễ lây lan qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

    Nguyên nhân gây viêm gan A

    Viêm gan A là bệnh gan do virus gây ra, có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Virus viêm gan A (Hepatitis A Virus – HAV) được truyền qua đường tiêu hóa, từ nguồn thức ăn và nước uống nhiễm bẩn.

    Viêm gan A là bệnh do virus làm tổn thương tế bào gan và suy giảm chức năng gan. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người theo đường phân – miệng, thường xuất phát từ nguồn nước nhiễm bẩn hoặc thực phẩm nhiễm virus nhưng chưa được nấu kỹ. Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh bao gồm:

    • Ô nhiễm nguồn nước

    Sau mưa lũ, nguồn nước sạch thường bị ô nhiễm bởi rác thải, phân động vật và các chất bẩn. Virus viêm gan A có thể lây qua đường tiêu hóa, đặc biệt là qua nước uống hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn. Khi sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh hoặc thực phẩm không được xử lý đúng cách, nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

    • Vệ sinh kém

    Trong và sau mùa lũ, điều kiện vệ sinh môi trường rất khó kiểm soát, đặc biệt ở các khu vực bị ngập lụt. Thiếu nước sạch để rửa tay, vệ sinh cá nhân và chế biến thực phẩm là yếu tố làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

    • Tập trung đông người

    Sau lũ lụt, người dân thường tập trung tại các khu vực tạm cư hoặc điểm cứu trợ. Nếu có người mắc bệnh, virus rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước và thực phẩm.

    Mưa lũ gây nguy cơ mắc viêm gan A- Ảnh 2.

    Viêm gan A là bệnh gan do virus gây ra.

    Biểu hiện viêm gan A

    • Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
    • Sốt nhẹ: Có thể là dấu hiệu ban đầu, kèm với cảm giác ớn lạnh, đau nhức cơ bắp.
    • Buồn nôn và nôn: Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở vùng bụng.
    • Đau bụng: Đặc biệt là vùng bụng trên, dưới xương sườn bên phải (vùng gan).
    • Nước tiểu sẫm màu: Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc nâu sẫm, giống màu trà hoặc cola.
    • Vàng da và mắt: Do bilirubin tích tụ, da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng.
    • Phân nhạt màu: Phân có thể trắng xám hoặc nhạt màu do gan không đủ mật.
    • Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, có thể sụt cân.
    • Ngứa: Có thể xuất hiện do chất độc tích tụ trong máu mà gan không lọc được.

    Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng trên, đặc biệt là sau mùa mưa lũ, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Viêm gan A thường tự khỏi sau vài tuần đến vài tháng, nhưng theo dõi y tế là rất quan trọng để tránh biến chứng.

    Phòng tránh bệnh viêm gan A

    Hiện nay, viêm gan A chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi và theo dõi chức năng gan.

    Ngoài tiêm phòng bằng vaccine viêm gan A để bảo vệ cơ thể, bạn nên áp dụng các phương pháp phòng tránh sau:

    Vệ sinh môi trường và nguồn nước:

    Đặc biệt trú trọng trong mùa mưa lũ, các vùng chưa có nước máy cần vệ sinh giếng khơi, khử trùng bằng cloramin B theo hướng dẫn của y tế địa phương.

    Quản lý tốt chất thải, không để phân, nước tiểu, chất thải công nghiệp và y tế làm ô nhiễm môi trường.

    Khơi thông ao tù, nước đọng.

    Vận động người dân giữ gìn vệ sinh trong từng gia đình, khu dân cư.

    Vệ sinh cá nhân:

    Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chế biến thực phẩm hoặc tiếp xúc môi trường bẩn.

    Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

    Ăn chín, uống chín, tránh đồ sống tái.

    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

    Ngủ đủ, tránh stress để bảo vệ hệ miễn dịch.

    Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ trao đổi chất, thải độc qua da, giảm gánh nặng cho gan và thận.

    Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm nếu có nguy cơ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ- Ảnh 1.

    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ

    (Thông tin sức khỏe) - Bạn không cần tập luyện nặng hay nhịn ăn khắt khe để giảm mỡ. Thay vào đó, những hành...
    Vitamin và khoáng chất nào tốt cho người viêm loét đại tràng?- Ảnh 1.

    Vitamin và khoáng chất nào tốt cho người viêm loét đại tràng?

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm loét đại tràng có thể khiến người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng do giảm hấp thụ vitamin và...
    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ- Ảnh 1.

    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ

    (Thông tin sức khỏe) - Bạn không cần tập luyện nặng hay nhịn ăn khắt khe để giảm mỡ. Thay vào đó, những hành...
    Vitamin và khoáng chất nào tốt cho người viêm loét đại tràng?- Ảnh 1.

    Vitamin và khoáng chất nào tốt cho người viêm loét đại tràng?

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm loét đại tràng có thể khiến người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng do giảm hấp thụ vitamin và...
    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ- Ảnh 1.

    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ

    (Thông tin sức khỏe) - Ngừng thở khi ngủ là hội chứng có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Nếu để bệnh kéo dài...

    bạn Nên đọc!

    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ

    (Thông tin sức khỏe) - Bạn không cần tập luyện nặng hay nhịn ăn khắt khe để giảm mỡ. Thay vào đó, những hành động nhỏ như ăn tối đúng giờ, tắm nước ấm hay ngủ trong môi trường mát mẻ có thể âm thầm kích hoạt cơ chế đốt mỡ trong khi bạn đang ngủ...

    Mưa lũ gây nguy cơ mắc viêm gan A

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,4 triệu trường hợp mắc viêm gan A. Dạng viêm gan này rất dễ lây lan qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

    Nguyên nhân gây viêm gan A

    Viêm gan A là bệnh gan do virus gây ra, có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Virus viêm gan A (Hepatitis A Virus – HAV) được truyền qua đường tiêu hóa, từ nguồn thức ăn và nước uống nhiễm bẩn.

    Viêm gan A là bệnh do virus làm tổn thương tế bào gan và suy giảm chức năng gan. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người theo đường phân – miệng, thường xuất phát từ nguồn nước nhiễm bẩn hoặc thực phẩm nhiễm virus nhưng chưa được nấu kỹ. Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh bao gồm:

    • Ô nhiễm nguồn nước

    Sau mưa lũ, nguồn nước sạch thường bị ô nhiễm bởi rác thải, phân động vật và các chất bẩn. Virus viêm gan A có thể lây qua đường tiêu hóa, đặc biệt là qua nước uống hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn. Khi sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh hoặc thực phẩm không được xử lý đúng cách, nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

    • Vệ sinh kém

    Trong và sau mùa lũ, điều kiện vệ sinh môi trường rất khó kiểm soát, đặc biệt ở các khu vực bị ngập lụt. Thiếu nước sạch để rửa tay, vệ sinh cá nhân và chế biến thực phẩm là yếu tố làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

    • Tập trung đông người

    Sau lũ lụt, người dân thường tập trung tại các khu vực tạm cư hoặc điểm cứu trợ. Nếu có người mắc bệnh, virus rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước và thực phẩm.

    Mưa lũ gây nguy cơ mắc viêm gan A- Ảnh 2.

    Viêm gan A là bệnh gan do virus gây ra.

    Biểu hiện viêm gan A

    • Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
    • Sốt nhẹ: Có thể là dấu hiệu ban đầu, kèm với cảm giác ớn lạnh, đau nhức cơ bắp.
    • Buồn nôn và nôn: Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở vùng bụng.
    • Đau bụng: Đặc biệt là vùng bụng trên, dưới xương sườn bên phải (vùng gan).
    • Nước tiểu sẫm màu: Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc nâu sẫm, giống màu trà hoặc cola.
    • Vàng da và mắt: Do bilirubin tích tụ, da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng.
    • Phân nhạt màu: Phân có thể trắng xám hoặc nhạt màu do gan không đủ mật.
    • Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, có thể sụt cân.
    • Ngứa: Có thể xuất hiện do chất độc tích tụ trong máu mà gan không lọc được.

    Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng trên, đặc biệt là sau mùa mưa lũ, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Viêm gan A thường tự khỏi sau vài tuần đến vài tháng, nhưng theo dõi y tế là rất quan trọng để tránh biến chứng.

    Phòng tránh bệnh viêm gan A

    Hiện nay, viêm gan A chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi và theo dõi chức năng gan.

    Ngoài tiêm phòng bằng vaccine viêm gan A để bảo vệ cơ thể, bạn nên áp dụng các phương pháp phòng tránh sau:

    Vệ sinh môi trường và nguồn nước:

    Đặc biệt trú trọng trong mùa mưa lũ, các vùng chưa có nước máy cần vệ sinh giếng khơi, khử trùng bằng cloramin B theo hướng dẫn của y tế địa phương.

    Quản lý tốt chất thải, không để phân, nước tiểu, chất thải công nghiệp và y tế làm ô nhiễm môi trường.

    Khơi thông ao tù, nước đọng.

    Vận động người dân giữ gìn vệ sinh trong từng gia đình, khu dân cư.

    Vệ sinh cá nhân:

    Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chế biến thực phẩm hoặc tiếp xúc môi trường bẩn.

    Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

    Ăn chín, uống chín, tránh đồ sống tái.

    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

    Ngủ đủ, tránh stress để bảo vệ hệ miễn dịch.

    Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ trao đổi chất, thải độc qua da, giảm gánh nặng cho gan và thận.

    Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm nếu có nguy cơ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ- Ảnh 1.

    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ

    (Thông tin sức khỏe) - Bạn không cần tập luyện nặng hay nhịn ăn khắt khe để giảm mỡ. Thay vào đó, những hành...
    Vitamin và khoáng chất nào tốt cho người viêm loét đại tràng?- Ảnh 1.

    Vitamin và khoáng chất nào tốt cho người viêm loét đại tràng?

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm loét đại tràng có thể khiến người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng do giảm hấp thụ vitamin và...
    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ- Ảnh 1.

    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ

    (Thông tin sức khỏe) - Bạn không cần tập luyện nặng hay nhịn ăn khắt khe để giảm mỡ. Thay vào đó, những hành...
    Vitamin và khoáng chất nào tốt cho người viêm loét đại tràng?- Ảnh 1.

    Vitamin và khoáng chất nào tốt cho người viêm loét đại tràng?

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm loét đại tràng có thể khiến người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng do giảm hấp thụ vitamin và...
    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ- Ảnh 1.

    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ

    (Thông tin sức khỏe) - Ngừng thở khi ngủ là hội chứng có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Nếu để bệnh kéo dài...

    bạn Nên đọc!

    5 thói quen buổi tối giúp đốt mỡ khi ngủ

    (Thông tin sức khỏe) - Bạn không cần tập luyện nặng hay nhịn ăn khắt khe để giảm mỡ. Thay vào đó, những hành động nhỏ như ăn tối đúng giờ, tắm nước ấm hay ngủ trong môi trường mát mẻ có thể âm thầm kích hoạt cơ chế đốt mỡ trong khi bạn đang ngủ...