spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Món ăn từ cải cúc tốt cho người tăng huyết áp

    spot_img

    Cải cúc còn có tên là cúc tần ô, rau cúc, rau tần ô; tên khoa học là Chrysanthemum coronarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae)…

    Là loài cây thảo sống hằng năm, có thể cao tới 1,2m. Lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thùy hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, mùi thơm nhẹ.

    Cải cúc là gì? Những công dụng tuyệt vời của cải cúc

    Ngoài công dụng dùng làm thức ăn, cải cúc còn là một vị thuốc.

    1. Công dụng của rau cải cúc

    Tác dụng chữa bệnh của cải cúc được đề cập trong nhiều sách thuốc và sách về ẩm thực liệu pháp. Theo Đông y: Cải cúc có vị cay ngọt, tính bình; vào các kinh Can, Phế, Tỳ và Vị. Có tác dụng dưỡng tâm, nhuận phế, bổ gan mát máu, trừ ho nhiệt, tiêu viêm loét. Dùng chữa ho nhiều đờm, phiền nhiệt, váng đầu, cao huyết áp, mất ngủ, viêm dạ dày, viêm ruột và đi lỵ.

    Trong dân gian, cải cúc được xem như loại rau khai vị, giúp ăn ngon, xúc tiến tiêu hóa, trừ đờm, tán phong nhiệt. Nấu chín ăn có tác dụng bổ tỳ, trợ giúp tiêu hóa; đối với người tỳ vị hư nhược, thức ăn tích trệ, bụng ngực đầy chướng, tiêu hóa kém, chán ăn thường xuyên dùng cải cúc có tác dụng trị liệu nhất định.

    Đối với người đau bụng lạnh, thoát vị, sa trực tràng, có thể sử dụng như biện pháp hỗ trợ trong điều trị. Tuy nhiên, khi sử dụng cải cúc xào nấu với nhiều dầu mỡ, có thể gây tích trệ và sinh nội nhiệt.

    Vì sao cần đo huyết áp? Cách bảo vệ huyết áp luôn ổn định

    Rau cải cúc điều hòa huyết áp và phòng ngừa váng đầu, chóng mặt.

    Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Do trong cải cúc có chứa tinh dầu và choline nên có mùi thơm, có khả năng khai vị xúc tiến tiêu hóa. Thường xuyên sử dụng cũng có lợi đối với những người ho khạc ra đờm đặc và đại tiện bí kết, vì cải cúc có tác dụng trừ đờm đặc, thông đại tiện và trừ hôi miệng. Trong cải cúc có chứa tinh dầu, do đó không nên nấu quá lâu. Cũng không nên thái nhỏ rồi mới rửa hoặc ngâm nước lâu làm giảm thành phần dinh dưỡng.

    2. Cách sử dụng cải cúc ở người tăng huyết áp

    – Chữa váng đầu do tăng huyết áp

    Cải cúc tươi một mớ (300g), rửa sạch, cắt ngắn, ép lấy nước cốt, hòa thêm chút nước đã đun sôi còn ấm; ngày uống 2 lần, mỗi lần 80ml.

    – Chữa tăng huyết áp

    + Thành phần: Cải cúc tươi 300g, trứng gà 3 quả.

    + Cách làm: Cải cúc rửa sạch, cắt ngắn đem nấu đến khi rau gần chín; đập trứng gà vào, lấy lòng trắng (không dùng lòng đỏ), đun thêm vài phút, nêm gia vị vừa miệng. Dùng làm món canh, ăn trong các bữa cơm. Dùng thường xuyên có tác dụng điều hòa huyết áp và phòng ngừa váng đầu, chóng mặt.

    Mời bạn xem thêm video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Món ăn từ cải cúc tốt cho người tăng huyết áp

    Cải cúc còn có tên là cúc tần ô, rau cúc, rau tần ô; tên khoa học là Chrysanthemum coronarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae)…

    Là loài cây thảo sống hằng năm, có thể cao tới 1,2m. Lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thùy hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, mùi thơm nhẹ.

    Cải cúc là gì? Những công dụng tuyệt vời của cải cúc

    Ngoài công dụng dùng làm thức ăn, cải cúc còn là một vị thuốc.

    1. Công dụng của rau cải cúc

    Tác dụng chữa bệnh của cải cúc được đề cập trong nhiều sách thuốc và sách về ẩm thực liệu pháp. Theo Đông y: Cải cúc có vị cay ngọt, tính bình; vào các kinh Can, Phế, Tỳ và Vị. Có tác dụng dưỡng tâm, nhuận phế, bổ gan mát máu, trừ ho nhiệt, tiêu viêm loét. Dùng chữa ho nhiều đờm, phiền nhiệt, váng đầu, cao huyết áp, mất ngủ, viêm dạ dày, viêm ruột và đi lỵ.

    Trong dân gian, cải cúc được xem như loại rau khai vị, giúp ăn ngon, xúc tiến tiêu hóa, trừ đờm, tán phong nhiệt. Nấu chín ăn có tác dụng bổ tỳ, trợ giúp tiêu hóa; đối với người tỳ vị hư nhược, thức ăn tích trệ, bụng ngực đầy chướng, tiêu hóa kém, chán ăn thường xuyên dùng cải cúc có tác dụng trị liệu nhất định.

    Đối với người đau bụng lạnh, thoát vị, sa trực tràng, có thể sử dụng như biện pháp hỗ trợ trong điều trị. Tuy nhiên, khi sử dụng cải cúc xào nấu với nhiều dầu mỡ, có thể gây tích trệ và sinh nội nhiệt.

    Vì sao cần đo huyết áp? Cách bảo vệ huyết áp luôn ổn định

    Rau cải cúc điều hòa huyết áp và phòng ngừa váng đầu, chóng mặt.

    Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Do trong cải cúc có chứa tinh dầu và choline nên có mùi thơm, có khả năng khai vị xúc tiến tiêu hóa. Thường xuyên sử dụng cũng có lợi đối với những người ho khạc ra đờm đặc và đại tiện bí kết, vì cải cúc có tác dụng trừ đờm đặc, thông đại tiện và trừ hôi miệng. Trong cải cúc có chứa tinh dầu, do đó không nên nấu quá lâu. Cũng không nên thái nhỏ rồi mới rửa hoặc ngâm nước lâu làm giảm thành phần dinh dưỡng.

    2. Cách sử dụng cải cúc ở người tăng huyết áp

    – Chữa váng đầu do tăng huyết áp

    Cải cúc tươi một mớ (300g), rửa sạch, cắt ngắn, ép lấy nước cốt, hòa thêm chút nước đã đun sôi còn ấm; ngày uống 2 lần, mỗi lần 80ml.

    – Chữa tăng huyết áp

    + Thành phần: Cải cúc tươi 300g, trứng gà 3 quả.

    + Cách làm: Cải cúc rửa sạch, cắt ngắn đem nấu đến khi rau gần chín; đập trứng gà vào, lấy lòng trắng (không dùng lòng đỏ), đun thêm vài phút, nêm gia vị vừa miệng. Dùng làm món canh, ăn trong các bữa cơm. Dùng thường xuyên có tác dụng điều hòa huyết áp và phòng ngừa váng đầu, chóng mặt.

    Mời bạn xem thêm video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!