spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Cách chấm dứt môi khô nẻ khi trời lạnh

    spot_img

    Vì sao da môi khô nẻ, bong tróc?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đôi môi khô nẻ, bong tróc. Trong đó, phổ biến nhất là do sự thay đổi thời tiết. Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm xuống thấp cùng với không khí khô hanh thì làn môi sẽ xuất hiện ngay triệu chứng khô nẻ, bật máu, da môi bong tróc…

    Khi môi khô, chúng ta lại có phản xạ liếm môi liên tục sẽ khiến môi càng khô nẻ nhiều hơn. Ngoài ra, môi khô nẻ còn liên quan đến các vấn đề khác như:

    • Do thiếu nước.
    • Do thiếu vi chất như kẽm, sắt, vitamin…
    • Do dị ứng với son môi.
    • Ăn thực phẩm cay, nóng, mặn.
    • Môi không được chăm sóc thường xuyên…
    Cách chấm dứt môi khô nẻ khi trời lạnh- Ảnh 1.

    Môi khô nẻ nhiều hơn khi thời tiết lạnh, hanh khô…

    Cách khắc phục môi khô nẻ

    Tẩy tế bào da chết mỗi tuần 2 lần cho môi để loại bỏ da chết, hạn chế bong tróc, đồng thời thúc đẩy sản sinh tế bào da mới để lấy lại sự mềm mại cho da môi. Khi tế bào da chết bị loại bỏ, thì các bước dùng sản phẩm dưỡng môi cũng hiệu quả hơn.

    – Hằng ngày sử dụng son/kem dưỡng ẩm cho môi 3-5 lần để môi luôn được dưỡng ẩm.

    – Uống đủ nước để cơ thể được cấp nước đầy đủ, hạn chế da khô và giúp môi không bị bong tróc.

    – Khi trang điểm, nên lựa chọn son môi nhiều dưỡng, hạn chế sử dụng son lì.

    – Mật ong + chanh tươi:

    Lấy 2 thìa cà phê mật ong trộn đều với 1 thìa cà phê nước cốt chanh.

    Dùng tăm bông nhúng vào dung dịch trên rồi nhẹ nhàng thoa đều lên môi, để nguyên khoảng 5 – 7 phút. Có thể thoa thêm lượt nữa trong thời gian chờ đợi.

    Dùng gạc sạch thấm nước ấm rồi lau sạch.

    Có thể thay thế mật ong bằng các nguyên liệu khác như đường, dầu oliu.

    – Cam hoặc chanh:

    Dùng trực tiếp cam hoặc chanh bằng cách cắt cam/chanh thành miếng rồi chà xát nhẹ nhàng lên môi trong khoảng 2 – 3 phút, sau đó rửa lại sạch bằng nước ấm.

    – Sữa chua:

    Sữa chua thường được sử dụng trong làm đẹp da rất hiệu quả. Cách làm cũng rất đơn giản: Thoa trực tiếp sữa chua lên môi, dùng tăm bông nhẹ nhàng lăn trên môi trong khoảng 2 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

    Cách chấm dứt môi khô nẻ khi trời lạnh- Ảnh 3.

    Có thể dùng các sản phẩm sẵn có tại nhà để chăm sóc cho đôi môi.

    – Bột yến mạch + mật ong:

    Lấy 2 thìa mật ong trộn đều với bột yến mạch thành hỗn hợp sệt.

    Đắp hỗn hợp lên môi để nguyên khoảng 5 – 7 phút, sau đó dùng tay nhẹ nhàng massage rồi rửa lại bằng nước ấm.

    Sau khi tẩy da chết cho môi, cần sử dụng ngay kem dưỡng ẩm để giữ cho da môi được mềm mịn và căng mọng.

    – Quả bơ + mật ong: Mỗi buổi tối, lấy một miếng bơ chín, nghiền nhuyễn rồi trộn đều với mật ong, sau đó đắp lên môi để nguyên khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

    Bơ không chỉ là một loại quả giàu dinh dưỡng mà còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều sản phẩm chăm sóc da mặt, da môi. Trong quả bơ chứa nhiều beta carotene, lecithin, protein, acid béo, vitamin A, vitamin E, vitamin D…

    Khi kết hợp với các chất có trong mật ong như đường fructose, glucose, vitamin C, vitamin B2 và các khoáng chất sẽ làm tăng cường dưỡng da, cung cấp độ ẩm cho da… Từ đó giúp không chỉ da mặt mịn màng mà da môi cũng hồng mọng.

    – Nha đam: Dùng gel trong nha đam đắp trực tiếp lên da môi, để nguyên khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước ấm.

    Trong gel nha đam có chứa nhiều dưỡng chất như lignin, salicylic acid, acid amin, anthraquinon, khoáng chất, vitamin nước… có tác dụng dưỡng ẩm, tái tạo tế bào da mới tươi sáng, giúp chống viêm… nên rất phù hợp khi sử dụng để điều trị tình trạng da môi bị bong tróc.

    – Dưa chuột: Cắt dưa chuột thành lát mỏng rồi đắp lên bề mặt da môi khoảng 15 phút.

    Dưa chuột chứa nhiều nước và các thành phần như vitamin C, acid folic… có khả năng kích thích tăng trưởng tế bào da mới, chống lại các độc tố từ môi trường. Từ đó giúp da mịn màng, mềm mại cho đôi môi…

    Ngoài các biện pháp chăm sóc, thì cần lưu ý đến các vấn đề như: Không hút thuốc lá; hạn chế ăn đồ cay; hạn chế bia rượu; nhớ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường… nhằm tránh tác hại xấu ảnh hưởng đến làn môi.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Cách chấm dứt môi khô nẻ khi trời lạnh

    Vì sao da môi khô nẻ, bong tróc?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đôi môi khô nẻ, bong tróc. Trong đó, phổ biến nhất là do sự thay đổi thời tiết. Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm xuống thấp cùng với không khí khô hanh thì làn môi sẽ xuất hiện ngay triệu chứng khô nẻ, bật máu, da môi bong tróc…

    Khi môi khô, chúng ta lại có phản xạ liếm môi liên tục sẽ khiến môi càng khô nẻ nhiều hơn. Ngoài ra, môi khô nẻ còn liên quan đến các vấn đề khác như:

    • Do thiếu nước.
    • Do thiếu vi chất như kẽm, sắt, vitamin…
    • Do dị ứng với son môi.
    • Ăn thực phẩm cay, nóng, mặn.
    • Môi không được chăm sóc thường xuyên…
    Cách chấm dứt môi khô nẻ khi trời lạnh- Ảnh 1.

    Môi khô nẻ nhiều hơn khi thời tiết lạnh, hanh khô…

    Cách khắc phục môi khô nẻ

    Tẩy tế bào da chết mỗi tuần 2 lần cho môi để loại bỏ da chết, hạn chế bong tróc, đồng thời thúc đẩy sản sinh tế bào da mới để lấy lại sự mềm mại cho da môi. Khi tế bào da chết bị loại bỏ, thì các bước dùng sản phẩm dưỡng môi cũng hiệu quả hơn.

    – Hằng ngày sử dụng son/kem dưỡng ẩm cho môi 3-5 lần để môi luôn được dưỡng ẩm.

    – Uống đủ nước để cơ thể được cấp nước đầy đủ, hạn chế da khô và giúp môi không bị bong tróc.

    – Khi trang điểm, nên lựa chọn son môi nhiều dưỡng, hạn chế sử dụng son lì.

    – Mật ong + chanh tươi:

    Lấy 2 thìa cà phê mật ong trộn đều với 1 thìa cà phê nước cốt chanh.

    Dùng tăm bông nhúng vào dung dịch trên rồi nhẹ nhàng thoa đều lên môi, để nguyên khoảng 5 – 7 phút. Có thể thoa thêm lượt nữa trong thời gian chờ đợi.

    Dùng gạc sạch thấm nước ấm rồi lau sạch.

    Có thể thay thế mật ong bằng các nguyên liệu khác như đường, dầu oliu.

    – Cam hoặc chanh:

    Dùng trực tiếp cam hoặc chanh bằng cách cắt cam/chanh thành miếng rồi chà xát nhẹ nhàng lên môi trong khoảng 2 – 3 phút, sau đó rửa lại sạch bằng nước ấm.

    – Sữa chua:

    Sữa chua thường được sử dụng trong làm đẹp da rất hiệu quả. Cách làm cũng rất đơn giản: Thoa trực tiếp sữa chua lên môi, dùng tăm bông nhẹ nhàng lăn trên môi trong khoảng 2 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

    Cách chấm dứt môi khô nẻ khi trời lạnh- Ảnh 3.

    Có thể dùng các sản phẩm sẵn có tại nhà để chăm sóc cho đôi môi.

    – Bột yến mạch + mật ong:

    Lấy 2 thìa mật ong trộn đều với bột yến mạch thành hỗn hợp sệt.

    Đắp hỗn hợp lên môi để nguyên khoảng 5 – 7 phút, sau đó dùng tay nhẹ nhàng massage rồi rửa lại bằng nước ấm.

    Sau khi tẩy da chết cho môi, cần sử dụng ngay kem dưỡng ẩm để giữ cho da môi được mềm mịn và căng mọng.

    – Quả bơ + mật ong: Mỗi buổi tối, lấy một miếng bơ chín, nghiền nhuyễn rồi trộn đều với mật ong, sau đó đắp lên môi để nguyên khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

    Bơ không chỉ là một loại quả giàu dinh dưỡng mà còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều sản phẩm chăm sóc da mặt, da môi. Trong quả bơ chứa nhiều beta carotene, lecithin, protein, acid béo, vitamin A, vitamin E, vitamin D…

    Khi kết hợp với các chất có trong mật ong như đường fructose, glucose, vitamin C, vitamin B2 và các khoáng chất sẽ làm tăng cường dưỡng da, cung cấp độ ẩm cho da… Từ đó giúp không chỉ da mặt mịn màng mà da môi cũng hồng mọng.

    – Nha đam: Dùng gel trong nha đam đắp trực tiếp lên da môi, để nguyên khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước ấm.

    Trong gel nha đam có chứa nhiều dưỡng chất như lignin, salicylic acid, acid amin, anthraquinon, khoáng chất, vitamin nước… có tác dụng dưỡng ẩm, tái tạo tế bào da mới tươi sáng, giúp chống viêm… nên rất phù hợp khi sử dụng để điều trị tình trạng da môi bị bong tróc.

    – Dưa chuột: Cắt dưa chuột thành lát mỏng rồi đắp lên bề mặt da môi khoảng 15 phút.

    Dưa chuột chứa nhiều nước và các thành phần như vitamin C, acid folic… có khả năng kích thích tăng trưởng tế bào da mới, chống lại các độc tố từ môi trường. Từ đó giúp da mịn màng, mềm mại cho đôi môi…

    Ngoài các biện pháp chăm sóc, thì cần lưu ý đến các vấn đề như: Không hút thuốc lá; hạn chế ăn đồ cay; hạn chế bia rượu; nhớ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường… nhằm tránh tác hại xấu ảnh hưởng đến làn môi.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!