spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    7 biện pháp không dùng thuốc phòng ngừa đột quỵ trong dịp Tết

    spot_img

    Trong dịp Tết, ngoài không khí lạnh sự thay đổi trong lối sống hàng ngày làm ảnh hưởng đến việc dùng thuốc ở một số người mắc bệnh mạn tính.

    Một số người có thể không tuân thủ lịch trình ngủ nghỉ thông thường hoặc quên lịch uống thuốc. Những thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ đối với những người mắc bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường hay tăng huyết áp.

    Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa đột quỵ và bài tập để bảo vệ sức khỏe trong những ngày Tết sắp tới:

    1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

    Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, chiên rán và các loại thực phẩm giàu đạm và chất béo trong dịp Tết. Những chất này kết hợp với các yếu tố khác có thể tạo ra cục máu đông, gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tăng huyết áp… điều này rất nguy hiểm.

    Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau xanh. Giảm muối cho các món ăn hàng ngày. Thay thế các loại thực phẩm nhiều tinh bột như cơm trắng, bánh mì trắng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt. Điều này cũng giúp tăng cường sức khỏe. Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào để tránh tăng cân quá mức.

    2. Uống rượu, bia có chừng mực

    Trong những dịp lễ Tết, việc uống quá nhiều rượu bia không kiểm soát được có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    Lượng tiêu thụ rượu ở mức vừa phải là tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.

    what-is-a-fruitarian-diet-700-350

    Thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh, quả chín và hạn chế rượu, bia trong ngày Tết.

    3. Không hút thuốc lá, thuốc lào

    Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ vì nhiều lý do. Nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Ngoài ra, khói thuốc cũng có thể làm dày thành mạch máu do tích tụ cholesterol, dẫn đến xơ vữa động mạch, một trong những nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Do đó, bạn không nên hút thuốc lá, thuốc lào dưới mọi hình thức.

    4. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ

    Đảm bảo cơ thể luôn ấm áp, đặc biệt ở khu vực có thời tiết lạnh hoặc khi ra ngoài vào buổi tối. Mặc đủ quần áo ấm, đội mũ, quàng khăn, đeo găng tay và khẩu trang, và sử dụng dầu để giữ ấm cơ thể.

    Tránh thức khuya, làm việc quá sức. Tránh tắm muộn sau 22 giờ để đề phòng nhiễm lạnh và nguy cơ đột quỵ. Hãy chú trọng việc đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ giấc.

    goi banh chung(2)

    Giữ ấm cơ thể, mặc đủ quần áo ấm, bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết.

    5. Tuân thủ chế độ điều trị

    Để giữ gìn sức khỏe, bạn nên tuân thủ việc dùng thuốc hàng ngày, đúng giờ và theo liều lượng đã được chỉ định. Có một số phương pháp hữu ích để giúp bạn duy trì việc này, bao gồm việc đặt báo thức để nhắc nhở, sử dụng bảng theo dõi hoặc hộp chia thuốc hàng ngày. Những biện pháp này giúp bạn không quên uống thuốc và đảm bảo bạn luôn tuân thủ đúng liều lượng.

    6. Duy trì thói quen tập thể dục

    Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chỉ cần 30 phút tập thể dục mỗi lần/ngày và duy trì 5 lần một tuần có thể giảm nguy cơ đột quỵ 25%. Thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol cao, trầm cảm và căng thẳng.

    Người trưởng thành nên dành khoảng 2 giờ 30 phút (150 phút) mỗi tuần để tập các bài tập đơn giản. Những hoạt động nhỏ hàng ngày như đi bộ thay vì đi xe, đi cầu thang thay vì đi thang máy, làm vườn và dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ đột quỵ.

    Tuy nhiên, ở các tỉnh miền Bắc nước ta, những dịp giáp Tết thời tiết thường rất lạnh, người có nguy cơ đột quỵ không nên cố gắng vận động đặc biệt là ngoài trời kể cả việc đi bộ nhanh. Nên tránh đổ mồ hôi nhiều khi thời tiết lạnh, mạch máu có thể bị co thắt đột ngột rất nguy hiểm.

    tap-the-duc-tang-can-thumbnail

    Cố gắng duy trì thói quen tập thể dục nhưng các bài tập gây đổ mồ hôi nhiều.

    7. Một số bài tập giúp phòng ngừa đột quỵ

    – Xoay cổ: Thả lỏng cổ và di chuyển cổ gập ra trước và ra sau, sau đó gập sang hai bên trái và phải. Kết thúc động tác bằng cách xoay cổ một vòng theo chiều kim đồng hồ và một vòng theo chiều ngược lại. Lặp lại chuỗi động tác này 3-5 lần, thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

    – Xoa bóp gáy: Xoa hai tay vào nhau cho đến khi lòng bàn tay nóng lên, sau đó nhanh chóng đặt tay lên gáy, lệch về phía cơ cầu vai. Bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp vùng này.

    cach-massage-bam-huyet-tri-dau-moi-vai-gay-1

    Xoa bóp vùng gáy giúp tăng cường lưu thông máu.

    – Day ấn huyệt phong trì: Dùng 2 ngón tay cái day ấn huyệt phong trì nằm ở hai bên gáy. Các ngón tay khác ôm lấy đầu để tạo điểm tựa. Lần lượt xoay ngón tay cái theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Mỗi vòng bạn xoay khoảng 30 lần cho tới khi nhận thấy cảm giác căng tức nặng thì ngừng. Thực hiện 2 lần mỗi ngày. Bài tập có tác dụng thư giãn cơ, tăng cường điều hòa lưu thông máu.

    – Vận động khớp vai: Đặt hai tay lên vai và xoay vai từ sau ra trước 10-12 lần, sau đó xoay ngược lại từ trước ra sau 10-12 lần. Cuối cùng, nhấc cả hai vai lên 10 lần. Lặp lại chuỗi động tác này 3-5 lần, thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

    Mời bạn xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    7 biện pháp không dùng thuốc phòng ngừa đột quỵ trong dịp Tết

    Trong dịp Tết, ngoài không khí lạnh sự thay đổi trong lối sống hàng ngày làm ảnh hưởng đến việc dùng thuốc ở một số người mắc bệnh mạn tính.

    Một số người có thể không tuân thủ lịch trình ngủ nghỉ thông thường hoặc quên lịch uống thuốc. Những thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ đối với những người mắc bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường hay tăng huyết áp.

    Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa đột quỵ và bài tập để bảo vệ sức khỏe trong những ngày Tết sắp tới:

    1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

    Tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, chiên rán và các loại thực phẩm giàu đạm và chất béo trong dịp Tết. Những chất này kết hợp với các yếu tố khác có thể tạo ra cục máu đông, gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tăng huyết áp… điều này rất nguy hiểm.

    Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau xanh. Giảm muối cho các món ăn hàng ngày. Thay thế các loại thực phẩm nhiều tinh bột như cơm trắng, bánh mì trắng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt. Điều này cũng giúp tăng cường sức khỏe. Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào để tránh tăng cân quá mức.

    2. Uống rượu, bia có chừng mực

    Trong những dịp lễ Tết, việc uống quá nhiều rượu bia không kiểm soát được có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    Lượng tiêu thụ rượu ở mức vừa phải là tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.

    what-is-a-fruitarian-diet-700-350

    Thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh, quả chín và hạn chế rượu, bia trong ngày Tết.

    3. Không hút thuốc lá, thuốc lào

    Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ vì nhiều lý do. Nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Ngoài ra, khói thuốc cũng có thể làm dày thành mạch máu do tích tụ cholesterol, dẫn đến xơ vữa động mạch, một trong những nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Do đó, bạn không nên hút thuốc lá, thuốc lào dưới mọi hình thức.

    4. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ

    Đảm bảo cơ thể luôn ấm áp, đặc biệt ở khu vực có thời tiết lạnh hoặc khi ra ngoài vào buổi tối. Mặc đủ quần áo ấm, đội mũ, quàng khăn, đeo găng tay và khẩu trang, và sử dụng dầu để giữ ấm cơ thể.

    Tránh thức khuya, làm việc quá sức. Tránh tắm muộn sau 22 giờ để đề phòng nhiễm lạnh và nguy cơ đột quỵ. Hãy chú trọng việc đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ giấc.

    goi banh chung(2)

    Giữ ấm cơ thể, mặc đủ quần áo ấm, bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết.

    5. Tuân thủ chế độ điều trị

    Để giữ gìn sức khỏe, bạn nên tuân thủ việc dùng thuốc hàng ngày, đúng giờ và theo liều lượng đã được chỉ định. Có một số phương pháp hữu ích để giúp bạn duy trì việc này, bao gồm việc đặt báo thức để nhắc nhở, sử dụng bảng theo dõi hoặc hộp chia thuốc hàng ngày. Những biện pháp này giúp bạn không quên uống thuốc và đảm bảo bạn luôn tuân thủ đúng liều lượng.

    6. Duy trì thói quen tập thể dục

    Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chỉ cần 30 phút tập thể dục mỗi lần/ngày và duy trì 5 lần một tuần có thể giảm nguy cơ đột quỵ 25%. Thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol cao, trầm cảm và căng thẳng.

    Người trưởng thành nên dành khoảng 2 giờ 30 phút (150 phút) mỗi tuần để tập các bài tập đơn giản. Những hoạt động nhỏ hàng ngày như đi bộ thay vì đi xe, đi cầu thang thay vì đi thang máy, làm vườn và dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ đột quỵ.

    Tuy nhiên, ở các tỉnh miền Bắc nước ta, những dịp giáp Tết thời tiết thường rất lạnh, người có nguy cơ đột quỵ không nên cố gắng vận động đặc biệt là ngoài trời kể cả việc đi bộ nhanh. Nên tránh đổ mồ hôi nhiều khi thời tiết lạnh, mạch máu có thể bị co thắt đột ngột rất nguy hiểm.

    tap-the-duc-tang-can-thumbnail

    Cố gắng duy trì thói quen tập thể dục nhưng các bài tập gây đổ mồ hôi nhiều.

    7. Một số bài tập giúp phòng ngừa đột quỵ

    – Xoay cổ: Thả lỏng cổ và di chuyển cổ gập ra trước và ra sau, sau đó gập sang hai bên trái và phải. Kết thúc động tác bằng cách xoay cổ một vòng theo chiều kim đồng hồ và một vòng theo chiều ngược lại. Lặp lại chuỗi động tác này 3-5 lần, thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

    – Xoa bóp gáy: Xoa hai tay vào nhau cho đến khi lòng bàn tay nóng lên, sau đó nhanh chóng đặt tay lên gáy, lệch về phía cơ cầu vai. Bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp vùng này.

    cach-massage-bam-huyet-tri-dau-moi-vai-gay-1

    Xoa bóp vùng gáy giúp tăng cường lưu thông máu.

    – Day ấn huyệt phong trì: Dùng 2 ngón tay cái day ấn huyệt phong trì nằm ở hai bên gáy. Các ngón tay khác ôm lấy đầu để tạo điểm tựa. Lần lượt xoay ngón tay cái theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Mỗi vòng bạn xoay khoảng 30 lần cho tới khi nhận thấy cảm giác căng tức nặng thì ngừng. Thực hiện 2 lần mỗi ngày. Bài tập có tác dụng thư giãn cơ, tăng cường điều hòa lưu thông máu.

    – Vận động khớp vai: Đặt hai tay lên vai và xoay vai từ sau ra trước 10-12 lần, sau đó xoay ngược lại từ trước ra sau 10-12 lần. Cuối cùng, nhấc cả hai vai lên 10 lần. Lặp lại chuỗi động tác này 3-5 lần, thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

    Mời bạn xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!