spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Viêm bể thận cấp có nguy hiểm?

    spot_img

    Viêm bể thận cấp do nguyên nhân gì?

    Nguyên nhân gây viêm thận, bể thận cấp là do vi khuẩn, chủ yếu là các vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella, Proteus mirabilis, Enterobacter.., các vi khuẩn Gram dương ít gặp hơn như: Tụ cầu, liên cầu, Enterococcus.

    Vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu trên từ 2 con đường chính sau: đi ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản, đài bể thận hoặc theo đường máu tới trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết.

    Yếu tố thuận lợi gây viêm bể thận cấp là do bệnh nhân đang mắc nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, viêm tuyến tiền liệt, viêm phần phụ (nữ), có sonde dẫn lưu nước tiểu, sau phẫu thuật đường tiết niệu, có sỏi thận niệu quản, dị dạng hẹp niệu quản, u đường tiết niệu, phụ nữ mang thai.

    Viêm bể thận cấp có nguy hiểm?- Ảnh 1.

    Nguyên nhân gây viêm thận bể thận cấp là do vi khuẩn.

    Viêm thận bể thận cấp có dấu hiệu gì?

    Biểu hiện toàn thân: sốt cao đột ngột, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, mệt lả, li bì, chán ăn, chướng bụng, buồn nôn. Tình trạng rất nặng nếu người bệnh xuất hiện hôn mê, tụt huyết áp, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, tiểu ít, phù toàn thân.

    Biểu hiện tại đường tiết niệu: đau âm ỉ ở vùng hố sườn thắt lưng, có cơn đau dữ dội lan xuống bàng quang và bộ phận sinh dục ngoài, đái buốt, đái rắt, đái ra máu.

    Biến chứng của viêm bể thận cấp

    Viêm bể thận cấp có thể gây biến chứng sau:

    • Áp xe thận và quanh thận
    • Sốc nhiễm trùng toàn thân
    • Suy thận cấp
    • Hoại tử mô thận dẫn tới mất chức năng thận, suy thận mạn và viêm thận bể thận mạn kéo dài.
    Viêm bể thận cấp có nguy hiểm?- Ảnh 2.

    Viêm bể thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính đường niệu trên gồm nhu mô thận, đài bể thận, niệu quản.

    Viêm bể thận cấp có nguy hiểm?

    Khi mắc viêm bể thận cấp cần điều trị kịp thời. Nếu nhiễm trùng mới khu trú tại thận, vi khuẩn nuôi cấy nhạy cảm đáp ứng tốt kháng sinh, tiên lượng thường tốt, thời gian điều trị kháng sinh từ 2-3 tuần.

    Trong trường hợp nhiễm trùng lan tỏa toàn thân với biến chứng sốc, suy thận, nhiễm vi khuẩn đa kháng kháng sinh thì tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

    Điều trị viêm bể thận cấp gồm:

    – Nội khoa: Dùng kháng sinh sớm, kháng sinh thích hợp, thuốc giảm đau hạ sốt, cân bằng nước điện giải, dinh dưỡng, thời gian điều trị ít nhất 2-4 tuần tùy tiến triển.

    – Can thiệp phẫu thuật nếu có chỉ định: Phẫu thuật tán sỏi, dẫn lưu mủ bể thận ra ngoài, dẫn lưu áp xe thận, cắt thận nếu thận mất chức năng hoàn toàn.

    – Nếu người bệnh có tình trạng sốc nhiễm trùng toàn thân nặng: Đặt ống nội khí quản, thở máy, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, lọc máu cấp cứu, sonde dẫn lưu nước tiểu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...
    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    bạn Nên đọc!

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số mẹo đơn giản có thể kiểm soát và duy trì cân nặng khỏe mạnh trong độ tuổi 50.

    Viêm bể thận cấp có nguy hiểm?

    Viêm bể thận cấp do nguyên nhân gì?

    Nguyên nhân gây viêm thận, bể thận cấp là do vi khuẩn, chủ yếu là các vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella, Proteus mirabilis, Enterobacter.., các vi khuẩn Gram dương ít gặp hơn như: Tụ cầu, liên cầu, Enterococcus.

    Vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu trên từ 2 con đường chính sau: đi ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản, đài bể thận hoặc theo đường máu tới trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết.

    Yếu tố thuận lợi gây viêm bể thận cấp là do bệnh nhân đang mắc nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, viêm tuyến tiền liệt, viêm phần phụ (nữ), có sonde dẫn lưu nước tiểu, sau phẫu thuật đường tiết niệu, có sỏi thận niệu quản, dị dạng hẹp niệu quản, u đường tiết niệu, phụ nữ mang thai.

    Viêm bể thận cấp có nguy hiểm?- Ảnh 1.

    Nguyên nhân gây viêm thận bể thận cấp là do vi khuẩn.

    Viêm thận bể thận cấp có dấu hiệu gì?

    Biểu hiện toàn thân: sốt cao đột ngột, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, mệt lả, li bì, chán ăn, chướng bụng, buồn nôn. Tình trạng rất nặng nếu người bệnh xuất hiện hôn mê, tụt huyết áp, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, tiểu ít, phù toàn thân.

    Biểu hiện tại đường tiết niệu: đau âm ỉ ở vùng hố sườn thắt lưng, có cơn đau dữ dội lan xuống bàng quang và bộ phận sinh dục ngoài, đái buốt, đái rắt, đái ra máu.

    Biến chứng của viêm bể thận cấp

    Viêm bể thận cấp có thể gây biến chứng sau:

    • Áp xe thận và quanh thận
    • Sốc nhiễm trùng toàn thân
    • Suy thận cấp
    • Hoại tử mô thận dẫn tới mất chức năng thận, suy thận mạn và viêm thận bể thận mạn kéo dài.
    Viêm bể thận cấp có nguy hiểm?- Ảnh 2.

    Viêm bể thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính đường niệu trên gồm nhu mô thận, đài bể thận, niệu quản.

    Viêm bể thận cấp có nguy hiểm?

    Khi mắc viêm bể thận cấp cần điều trị kịp thời. Nếu nhiễm trùng mới khu trú tại thận, vi khuẩn nuôi cấy nhạy cảm đáp ứng tốt kháng sinh, tiên lượng thường tốt, thời gian điều trị kháng sinh từ 2-3 tuần.

    Trong trường hợp nhiễm trùng lan tỏa toàn thân với biến chứng sốc, suy thận, nhiễm vi khuẩn đa kháng kháng sinh thì tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

    Điều trị viêm bể thận cấp gồm:

    – Nội khoa: Dùng kháng sinh sớm, kháng sinh thích hợp, thuốc giảm đau hạ sốt, cân bằng nước điện giải, dinh dưỡng, thời gian điều trị ít nhất 2-4 tuần tùy tiến triển.

    – Can thiệp phẫu thuật nếu có chỉ định: Phẫu thuật tán sỏi, dẫn lưu mủ bể thận ra ngoài, dẫn lưu áp xe thận, cắt thận nếu thận mất chức năng hoàn toàn.

    – Nếu người bệnh có tình trạng sốc nhiễm trùng toàn thân nặng: Đặt ống nội khí quản, thở máy, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, lọc máu cấp cứu, sonde dẫn lưu nước tiểu.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...
    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    bạn Nên đọc!

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số mẹo đơn giản có thể kiểm soát và duy trì cân nặng khỏe mạnh trong độ tuổi 50.