spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Xuất huyết não có tái phát không?

    spot_img

    Bệnh xuất huyết não có tỷ lệ tử vong rất cao, khoảng 40%. Nếu may mắn qua khỏi, tỷ lệ tàn tật cũng không hề nhỏ, khoảng 35%. Điều quan trọng, xuất huyết có tỷ lệ tái phát cao. Theo nghiên cứu, có khoảng 20% bệnh nhân bị tái phát bệnh trong năm đầu tiên, 50% bệnh nhân bị tái phát bệnh trong 5 năm kế tiếp. Điều đáng nói hơn là tái phát xuất huyết não sẽ nặng hơn nhiều so với ban đầu khiến cho việc điều trị tốn kém nhiều chi phí hơn và khả năng hồi phục cũng bị giảm xuống.

    Vì vậy, việc nhận biết để điều trị sớm nhằm giúp kích thước khối máu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh là điều vô cùng quan trọng.

    Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết não

    Hầu hết các trường hợp xuất huyết não khởi phát đột ngột mà không có bất cứ dấu hiệu gợi ý nào. Một số dấu hiệu được cảnh báo nên lưu ý gồm:

    • Bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, bủn rủn chân tay và ngã chúi xuống một bên hoặc bị tê liệt một cánh tay, một bên chân.
    • Không nói được, nói không rõ tiếng, mặt méo xệch, miệng cũng méo.
    • Cơ thể vã mồ hôi, tiêu tiểu không tự chủ, nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, sốt.
    • Rối loạn về nuốt như nuốt khó, nuốt dễ bị sặc, không nhai được.
    • Trí nhớ giảm sút nhanh chóng, hay quên hoặc quên hoàn toàn mọi thứ nhanh chóng…
    Xuất huyết não có tái phát không?- Ảnh 1.

    Tổn thương do xuất huyết não.

    Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ vì người bị xuất huyết não nên được cấp cứu trong thời gian 3 – 4 giờ sau khi bệnh khởi phát để giảm bớt được mức độ nguy hiểm và hạn chế biến chứng do bệnh.

    Cách theo dõi, chăm sóc xuất huyết não

    Sau khi xuất viện về nhà, người bệnh xuất huyết não cần được chăm sóc đúng và theo dõi sát sao.

    • Người bệnh cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, tái khám đúng hẹn.
    • Cần theo dõi huyết áp nếu người bệnh có tiền sử cao huyết áp. Cần tập vận động chủ động bên lành, thụ động nữa bên liệt.
    • Người nhà nên động viên, trấn an người bệnh tránh tâm lý mặc cảm. Giúp người bệnh xoay trở, vỗ lưng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ tránh ứ động đờm nhớt, ngừa loét.
    • Nên giúp người bệnh massage, xoa bóp những vùng da dễ tỳ đè ( ụ vai, khuỷu tay, vùng xương cùng cụt, gai chậu, mặt ngoài và trong mắc cá chân, gót chân…).
    Xuất huyết não có tái phát không?- Ảnh 2.

    Bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, bủn rủn chân tay thận trọng với xuất huyết não.

    • Chế độ ăn với người bệnh xuất huyết não bao gồm dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo 1-1,5g đạm/kg/ngày. Cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, nước hoa quả,… Người bệnh nên hạn chế sử dụng chất béo, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, hạn chế dùng muối và các chất kích thích bia, rượu, cà phê, trà,…
    • Người bệnh nên nằm phòng khô ráo, thoáng khí, trong tầm mắt người nhà.

    Quá trình phục hồi tốt hay không phụ thuộc vào mức độ bệnh, mức độ chữa trị và cơ thể của từng người và nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độ tuổi, tình trạng sức khỏe, xuất huyết nặng hay nhẹ. Phần lớn bệnh nhân cần thời gian phục hồi trên một tháng, thậm chí cả năm.

    Trên một nửa số bệnh nhân ít nhiều vẫn còn di chứng, một số bệnh nhân cần chăm sóc tại giường kéo dài. Có khoảng một phần ba số bệnh nhân không may mắn, không thể qua khỏi do bệnh quá nặng, dù đã điều trị đúng đắn và tích cực.

    Phòng ngừa xuất huyết não tái phát

    Do xuất huyết não dễ tái phát nên việc phòng ngừa lần hai là vô cùng quan trọng. Để phòng tránh bệnh xuất huyết não cần tránh cho thân nhiệt người bệnh thay đổi đột ngột.

    Giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh, các đợt gió mùa và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.

    Không nên tắm khuya và tiếp xúc với gió, đặc biệt đối với người cao huyết áp.

    Cố gắng luôn ổn định tinh thần. Tránh làm việc hay suy nghĩ dẫn đến stress, tránh xúc động mạnh và hãy nhớ ngủ đủ giấc.

    Kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. Nên ăn nhiều rau xanh và chất xơ tránh bị táo bón.

    Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim…

    Không vận động thể lực quá mạnh như: đá bóng, vác nặng hay chạy nhanh… Người bình thường nên tập thể dục với cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, biện pháp này đã được Hội Tim mạch Hoa kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ nhấn mạnh.

    Khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để đánh giá thực trạng sức khỏe, phát hiện kịp thời dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết não. Hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ và thăm khám.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Xuất huyết não có tái phát không?

    Bệnh xuất huyết não có tỷ lệ tử vong rất cao, khoảng 40%. Nếu may mắn qua khỏi, tỷ lệ tàn tật cũng không hề nhỏ, khoảng 35%. Điều quan trọng, xuất huyết có tỷ lệ tái phát cao. Theo nghiên cứu, có khoảng 20% bệnh nhân bị tái phát bệnh trong năm đầu tiên, 50% bệnh nhân bị tái phát bệnh trong 5 năm kế tiếp. Điều đáng nói hơn là tái phát xuất huyết não sẽ nặng hơn nhiều so với ban đầu khiến cho việc điều trị tốn kém nhiều chi phí hơn và khả năng hồi phục cũng bị giảm xuống.

    Vì vậy, việc nhận biết để điều trị sớm nhằm giúp kích thước khối máu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh là điều vô cùng quan trọng.

    Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết não

    Hầu hết các trường hợp xuất huyết não khởi phát đột ngột mà không có bất cứ dấu hiệu gợi ý nào. Một số dấu hiệu được cảnh báo nên lưu ý gồm:

    • Bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, bủn rủn chân tay và ngã chúi xuống một bên hoặc bị tê liệt một cánh tay, một bên chân.
    • Không nói được, nói không rõ tiếng, mặt méo xệch, miệng cũng méo.
    • Cơ thể vã mồ hôi, tiêu tiểu không tự chủ, nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, sốt.
    • Rối loạn về nuốt như nuốt khó, nuốt dễ bị sặc, không nhai được.
    • Trí nhớ giảm sút nhanh chóng, hay quên hoặc quên hoàn toàn mọi thứ nhanh chóng…
    Xuất huyết não có tái phát không?- Ảnh 1.

    Tổn thương do xuất huyết não.

    Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ vì người bị xuất huyết não nên được cấp cứu trong thời gian 3 – 4 giờ sau khi bệnh khởi phát để giảm bớt được mức độ nguy hiểm và hạn chế biến chứng do bệnh.

    Cách theo dõi, chăm sóc xuất huyết não

    Sau khi xuất viện về nhà, người bệnh xuất huyết não cần được chăm sóc đúng và theo dõi sát sao.

    • Người bệnh cần uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, tái khám đúng hẹn.
    • Cần theo dõi huyết áp nếu người bệnh có tiền sử cao huyết áp. Cần tập vận động chủ động bên lành, thụ động nữa bên liệt.
    • Người nhà nên động viên, trấn an người bệnh tránh tâm lý mặc cảm. Giúp người bệnh xoay trở, vỗ lưng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ tránh ứ động đờm nhớt, ngừa loét.
    • Nên giúp người bệnh massage, xoa bóp những vùng da dễ tỳ đè ( ụ vai, khuỷu tay, vùng xương cùng cụt, gai chậu, mặt ngoài và trong mắc cá chân, gót chân…).
    Xuất huyết não có tái phát không?- Ảnh 2.

    Bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, bủn rủn chân tay thận trọng với xuất huyết não.

    • Chế độ ăn với người bệnh xuất huyết não bao gồm dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo 1-1,5g đạm/kg/ngày. Cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, nước hoa quả,… Người bệnh nên hạn chế sử dụng chất béo, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, hạn chế dùng muối và các chất kích thích bia, rượu, cà phê, trà,…
    • Người bệnh nên nằm phòng khô ráo, thoáng khí, trong tầm mắt người nhà.

    Quá trình phục hồi tốt hay không phụ thuộc vào mức độ bệnh, mức độ chữa trị và cơ thể của từng người và nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độ tuổi, tình trạng sức khỏe, xuất huyết nặng hay nhẹ. Phần lớn bệnh nhân cần thời gian phục hồi trên một tháng, thậm chí cả năm.

    Trên một nửa số bệnh nhân ít nhiều vẫn còn di chứng, một số bệnh nhân cần chăm sóc tại giường kéo dài. Có khoảng một phần ba số bệnh nhân không may mắn, không thể qua khỏi do bệnh quá nặng, dù đã điều trị đúng đắn và tích cực.

    Phòng ngừa xuất huyết não tái phát

    Do xuất huyết não dễ tái phát nên việc phòng ngừa lần hai là vô cùng quan trọng. Để phòng tránh bệnh xuất huyết não cần tránh cho thân nhiệt người bệnh thay đổi đột ngột.

    Giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh, các đợt gió mùa và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.

    Không nên tắm khuya và tiếp xúc với gió, đặc biệt đối với người cao huyết áp.

    Cố gắng luôn ổn định tinh thần. Tránh làm việc hay suy nghĩ dẫn đến stress, tránh xúc động mạnh và hãy nhớ ngủ đủ giấc.

    Kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. Nên ăn nhiều rau xanh và chất xơ tránh bị táo bón.

    Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim…

    Không vận động thể lực quá mạnh như: đá bóng, vác nặng hay chạy nhanh… Người bình thường nên tập thể dục với cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, biện pháp này đã được Hội Tim mạch Hoa kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ nhấn mạnh.

    Khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để đánh giá thực trạng sức khỏe, phát hiện kịp thời dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết não. Hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ và thăm khám.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!