spot_img
25.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 18 Tháng 7, 2025
More

    Viêm màng não mô cầu có lây không?

    spot_img

    Bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì?

    Bệnh viêm màng não do não mô cầu (viêm màng não mô cầu) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc.

    Bệnh viêm màng não mô cầu xuất hiện tản phát trong suốt năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân.

    Bất kỳ ai đều có khả năng bị viêm màng não mô cầu, tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

    Viêm màng não mô cầu có lây không?- Ảnh 1.

    Bệnh viêm màng não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước

    Dấu hiệu khi mắc viêm màng não mô cầu

    Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do đó các triệu chứng của bệnh xuất hiện đột ngột, bao gồm:

    • Sốt cao đột ngột
    • Buồn nôn, nôn
    • Đau đầu dữ dội
    • Có thể lơ mơ hoặc hôn mê
    • Cổ cứng
    • Xuất hiện tử ban điển hình: Xảy ra 1-2 ngày sau sốt, lúc đầu dạng chấm sau đó lan nhanh như hình bản đồ hay dạng bọng nước, kích thước 1-2mm đến vài cm. Tử ban có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, bờ không đều, bề mặt phẳng đôi khi có hoại từ ở trung tâm, thường xuất hiện ở vùng hông và hai chi dưới.

    Bệnh viêm màng não mô cầu có lây không và lây như nào?

    Bệnh viêm màng não mô cầu rất dễ lây truyền qua đường hô hấp do hít phải những giọt nhỏ dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh và có thể bùng phát thành dịch.

    Các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, ly tách, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại… đều có thể dẫn đến lây truyền bệnh.

    Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

    Biến chứng nguy hiểm của viêm màng não mô cầu

    Bệnh viêm màng não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Tuy nhiên viêm màng não mô cầu có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn tật chỉ trong vòng 24 giờ.

    Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.

    Viêm màng não mô cầu có lây không?- Ảnh 2.

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh viêm màng não mô cầu nhất. Ảnh minh họa

    Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu

    Để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn và trẻ em cần:

    – Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đặc biệt là địa phương có bệnh lưu hành, để người dân hiểu và phát hiện sớm bệnh, tiến hành cách ly bệnh nhân và hợp tác với cán bộ y tế phòng dịch.

    – Giữ vệ sinh nơi ở, giữ vệ sinh môi trường, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.

    – Địa điểm ổ dịch cũ phải giám sát, phát hiện ngay các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi. Có thể xét nghiệm bệnh nhân cũ và người lân cận nếu có điều kiện, để tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu.

    – Bệnh nhân cần được điều trị triệt để tại cơ sở y tế. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng.

    – Tiêm vaccine là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Nếu con bạn chưa được tiêm phòng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vaccine và phác đồ tiêm phù hợp.

    Trong trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương...
    Kiểm soát acid uric trong cơ thể - nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?- Ảnh 1.

    Kiểm soát acid uric trong cơ thể – nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ acid uric. Tìm hiểu...

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương...
    Kiểm soát acid uric trong cơ thể - nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?- Ảnh 1.

    Kiểm soát acid uric trong cơ thể – nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ acid uric. Tìm hiểu...
    Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi- Ảnh 1.

    Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi tóc nặng khoảng 500gr trong bụng bé trai...

    bạn Nên đọc!

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương tính với vi khuẩn Whitmore; Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại; Bé trai 9 tuổi bị que nứa đâm rách vòm miệng; Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi nhỏ li ti...

    Viêm màng não mô cầu có lây không?

    Bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì?

    Bệnh viêm màng não do não mô cầu (viêm màng não mô cầu) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc.

    Bệnh viêm màng não mô cầu xuất hiện tản phát trong suốt năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân.

    Bất kỳ ai đều có khả năng bị viêm màng não mô cầu, tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

    Viêm màng não mô cầu có lây không?- Ảnh 1.

    Bệnh viêm màng não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước

    Dấu hiệu khi mắc viêm màng não mô cầu

    Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do đó các triệu chứng của bệnh xuất hiện đột ngột, bao gồm:

    • Sốt cao đột ngột
    • Buồn nôn, nôn
    • Đau đầu dữ dội
    • Có thể lơ mơ hoặc hôn mê
    • Cổ cứng
    • Xuất hiện tử ban điển hình: Xảy ra 1-2 ngày sau sốt, lúc đầu dạng chấm sau đó lan nhanh như hình bản đồ hay dạng bọng nước, kích thước 1-2mm đến vài cm. Tử ban có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, bờ không đều, bề mặt phẳng đôi khi có hoại từ ở trung tâm, thường xuất hiện ở vùng hông và hai chi dưới.

    Bệnh viêm màng não mô cầu có lây không và lây như nào?

    Bệnh viêm màng não mô cầu rất dễ lây truyền qua đường hô hấp do hít phải những giọt nhỏ dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh và có thể bùng phát thành dịch.

    Các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, ly tách, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại… đều có thể dẫn đến lây truyền bệnh.

    Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

    Biến chứng nguy hiểm của viêm màng não mô cầu

    Bệnh viêm màng não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Tuy nhiên viêm màng não mô cầu có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn tật chỉ trong vòng 24 giờ.

    Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.

    Viêm màng não mô cầu có lây không?- Ảnh 2.

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh viêm màng não mô cầu nhất. Ảnh minh họa

    Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu

    Để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn và trẻ em cần:

    – Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đặc biệt là địa phương có bệnh lưu hành, để người dân hiểu và phát hiện sớm bệnh, tiến hành cách ly bệnh nhân và hợp tác với cán bộ y tế phòng dịch.

    – Giữ vệ sinh nơi ở, giữ vệ sinh môi trường, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.

    – Địa điểm ổ dịch cũ phải giám sát, phát hiện ngay các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi. Có thể xét nghiệm bệnh nhân cũ và người lân cận nếu có điều kiện, để tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu.

    – Bệnh nhân cần được điều trị triệt để tại cơ sở y tế. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng.

    – Tiêm vaccine là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Nếu con bạn chưa được tiêm phòng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vaccine và phác đồ tiêm phù hợp.

    Trong trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương...
    Kiểm soát acid uric trong cơ thể - nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?- Ảnh 1.

    Kiểm soát acid uric trong cơ thể – nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ acid uric. Tìm hiểu...

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương...
    Kiểm soát acid uric trong cơ thể - nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?- Ảnh 1.

    Kiểm soát acid uric trong cơ thể – nên ăn và nên tránh những thực phẩm gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ acid uric. Tìm hiểu...
    Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi- Ảnh 1.

    Búi tóc nặng gần nửa cân nằm trong bụng bé trai 5 tuổi

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vừa phẫu thuật lấy búi tóc nặng khoảng 500gr trong bụng bé trai...

    bạn Nên đọc!

    Bản tin Y tế 11/7: Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi

    (Thông tin sức khỏe) - Bản tin Y Tế ngày 11/7 gồm những nội dung sau đây: Đắk Lắk: Phát hiện 2 ca dương tính với vi khuẩn Whitmore; Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại; Bé trai 9 tuổi bị que nứa đâm rách vòm miệng; Hai bên thận người đàn ông bị bịt kín bởi hàng trăm nghìn viên sỏi nhỏ li ti...