spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

    spot_img

    Có bạn đọc gửi câu hỏi về tòa soạn: 55 tuổi, vẫn sử dụng thuốc tránh thai đều 21 ngày mỗi tháng và chưa có dấu hiệu mãn kinh. Có nên tiếp tục uống thuốc tránh thai hay ngưng sử dụng? Nếu ngừng thuốc, có cần ngừa thai không?

    Dưới đây là chia sẻ của BS. Nguyễn Bích Ngọc, Khoa Phụ Ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về câu hỏi này.

    Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?- Ảnh 1.

    BS. Nguyễn Bích Ngọc, Khoa Phụ Ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

    1. Tuổi tiền mãn kinh có thể mang thai được không?

    BS. Nguyễn Bích Ngọc cho biết, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thường gặp nhiều rối loạn trong cơ thể và chu kỳ kinh nguyệt (có thể kinh nguyệt không đều, tháng có tháng không, thưa dần, hoặc tăng/giảm lượng máu kinh bất thường…). Khi mới mất kinh vài tháng ở giai đoạn này thì chưa chắc đã mãn kinh thật sự.

    Tuy khả năng không cao, nhưng phụ nữ vẫn có thể mang thai ở giai đoạn này. Vì lúc này vẫn có kinh nguyệt, buồng trứng vẫn hoạt động.

    Một số trường hợp trước khi mãn kinh thật sự, buồng trứng có thể sẽ hoạt động hết công suất, một vài nang trứng sẽ chín và rụng bất chợt.

    Do vậy, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh cần có một biện pháp tránh thai hiệu quả, an toàn, thích hợp để kiểm soát được việc có thai cho đến thời kỳ mãn kinh, nếu như không muốn mang thai ở tuổi trung niên.

    Khi đã mãn kinh – trải qua 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt – thì không còn khả năng mang thai, không cần ngừa thai nữa.

    2. Có nên sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày ở tuổi tiền mãn kinh không?

    Thuốc tránh thai hàng ngày là một loại thuốc dạng viên uống có chứa hormon nhằm kiểm soát hoạt động của buồng trứng và tử cung, từ đó ngăn ngừa khả năng thụ thai. Hầu hết các loại thuốc tránh thai hàng ngày có thành phần chính là hormon estrogen và progesterone. Sự kết hợp của hai loại hormon này có tác dụng kiểm soát hoạt động của buồng trứng, ngăn rụng trứng tự nhiên vào mỗi chu kỳ, tránh thụ thai.

    Bên cạnh đó, thuốc ngừa thai còn làm chất nhầy quanh cổ tử cung trở nên đặc hơn, khiến tinh trùng khó di chuyển vào tử cung. Trong trường hợp trứng gặp tinh trùng và thụ tinh, hai loại hormon có trong thuốc sẽ tác động lên niêm mạc tử cung, khiến trứng đã thụ tinh khó bám vào thành tử cung để làm tổ và phát triển.

    Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày không gây cản trở quan hệ tình dục hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do vậy, uống thuốc tránh thai hàng ngày là cách ngừa thai khá an toàn đối với phụ nữ độ tuổi 20, 30. Thế nhưng, biện pháp này không được khuyến khích ở tuổi tiền mãn kinh.

    Giải thích rõ hơn về điều này, BS. Nguyễn Bích Ngọc cho biết, sử dụng thuốc tránh thai nội tiết ở phụ nữ tiền mãn kinh có liên quan đến nguy cơ gia tăng cục máu đông và nguy cơ đau tim, đột quỵ, ung thư vú. Hơn thế, thuốc tránh thai nội tiết có thể che lấp các dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh như kinh nguyệt không đều, nên khó nhận biết được thời điểm khi mãn kinh. Sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai kết hợp estrogen – progesterone sẽ dẫn đến hậu quả ra máu kinh rỉ rả, ngay cả sau khi mãn kinh.

    Có nghiên cứu cho rằng nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai nội tiết ở phụ nữ lúc 51 tuổi (tuổi mãn kinh trung bình), trong khi nghiên cứu khác khuyến cáo phụ nữ ngừng uống thuốc ngừa thai ở tuổi 55. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng mãn kinh ở cùng thời điểm và vẫn cần phải kiểm soát việc có thai. Do đó, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn ngừng thuốc tránh thai hàng ngày.

    Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?- Ảnh 2.

    Uống thuốc tránh thai hàng ngày không được khuyến khích ở phụ nữ tiền mãn kinh.

    3. Các biện pháp tránh thai an toàn ở tuổi tiền mãn kinh

    Các biện pháp tránh thai ở độ tuổi 20, 30 có thể không phải là lựa chọn tốt nhất ở tuổi 40, 50. Theo đó, BS. Nguyễn Bích Ngọc khuyến khích phụ nữ tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng bao cao su hoặc đặt vòng tránh thai.

    Bao cao su là phương pháp duy nhất có thể giúp phòng tránh hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, độ tuổi 40 trở đi thường ít tiết ra chất dịch bôi trơn âm đạo. Vì vậy, sử dụng bao cao su sẽ là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ trung niên.

    Ngoài ra, có thể đặt vòng tránh thai TCU 380A. TCU 380A có cấu trúc bằng nhựa polyethylene kết hợp với một lượng nhỏ dây đồng quấn quanh thân vòng tránh thai. Khi được đặt vào tử cung, vòng tránh thai giúp ngừa mang thai bằng cách giải phóng ra một lượng đồng nhỏ giúp ngăn chặn thụ tinh, và ngăn chặn sự phát triển của phôi trong trường hợp thụ tinh xảy ra.

    Phương pháp này cho hiệu quả tránh thai từ 5 – 10 năm, không chứa hormon nên phù hợp cho những phụ nữ không muốn hoặc không thể sử dụng các phương pháp tránh thai có chứa hormon.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

    Có bạn đọc gửi câu hỏi về tòa soạn: 55 tuổi, vẫn sử dụng thuốc tránh thai đều 21 ngày mỗi tháng và chưa có dấu hiệu mãn kinh. Có nên tiếp tục uống thuốc tránh thai hay ngưng sử dụng? Nếu ngừng thuốc, có cần ngừa thai không?

    Dưới đây là chia sẻ của BS. Nguyễn Bích Ngọc, Khoa Phụ Ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về câu hỏi này.

    Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?- Ảnh 1.

    BS. Nguyễn Bích Ngọc, Khoa Phụ Ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

    1. Tuổi tiền mãn kinh có thể mang thai được không?

    BS. Nguyễn Bích Ngọc cho biết, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thường gặp nhiều rối loạn trong cơ thể và chu kỳ kinh nguyệt (có thể kinh nguyệt không đều, tháng có tháng không, thưa dần, hoặc tăng/giảm lượng máu kinh bất thường…). Khi mới mất kinh vài tháng ở giai đoạn này thì chưa chắc đã mãn kinh thật sự.

    Tuy khả năng không cao, nhưng phụ nữ vẫn có thể mang thai ở giai đoạn này. Vì lúc này vẫn có kinh nguyệt, buồng trứng vẫn hoạt động.

    Một số trường hợp trước khi mãn kinh thật sự, buồng trứng có thể sẽ hoạt động hết công suất, một vài nang trứng sẽ chín và rụng bất chợt.

    Do vậy, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh cần có một biện pháp tránh thai hiệu quả, an toàn, thích hợp để kiểm soát được việc có thai cho đến thời kỳ mãn kinh, nếu như không muốn mang thai ở tuổi trung niên.

    Khi đã mãn kinh – trải qua 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt – thì không còn khả năng mang thai, không cần ngừa thai nữa.

    2. Có nên sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày ở tuổi tiền mãn kinh không?

    Thuốc tránh thai hàng ngày là một loại thuốc dạng viên uống có chứa hormon nhằm kiểm soát hoạt động của buồng trứng và tử cung, từ đó ngăn ngừa khả năng thụ thai. Hầu hết các loại thuốc tránh thai hàng ngày có thành phần chính là hormon estrogen và progesterone. Sự kết hợp của hai loại hormon này có tác dụng kiểm soát hoạt động của buồng trứng, ngăn rụng trứng tự nhiên vào mỗi chu kỳ, tránh thụ thai.

    Bên cạnh đó, thuốc ngừa thai còn làm chất nhầy quanh cổ tử cung trở nên đặc hơn, khiến tinh trùng khó di chuyển vào tử cung. Trong trường hợp trứng gặp tinh trùng và thụ tinh, hai loại hormon có trong thuốc sẽ tác động lên niêm mạc tử cung, khiến trứng đã thụ tinh khó bám vào thành tử cung để làm tổ và phát triển.

    Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày không gây cản trở quan hệ tình dục hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do vậy, uống thuốc tránh thai hàng ngày là cách ngừa thai khá an toàn đối với phụ nữ độ tuổi 20, 30. Thế nhưng, biện pháp này không được khuyến khích ở tuổi tiền mãn kinh.

    Giải thích rõ hơn về điều này, BS. Nguyễn Bích Ngọc cho biết, sử dụng thuốc tránh thai nội tiết ở phụ nữ tiền mãn kinh có liên quan đến nguy cơ gia tăng cục máu đông và nguy cơ đau tim, đột quỵ, ung thư vú. Hơn thế, thuốc tránh thai nội tiết có thể che lấp các dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh như kinh nguyệt không đều, nên khó nhận biết được thời điểm khi mãn kinh. Sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai kết hợp estrogen – progesterone sẽ dẫn đến hậu quả ra máu kinh rỉ rả, ngay cả sau khi mãn kinh.

    Có nghiên cứu cho rằng nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai nội tiết ở phụ nữ lúc 51 tuổi (tuổi mãn kinh trung bình), trong khi nghiên cứu khác khuyến cáo phụ nữ ngừng uống thuốc ngừa thai ở tuổi 55. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng mãn kinh ở cùng thời điểm và vẫn cần phải kiểm soát việc có thai. Do đó, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn ngừng thuốc tránh thai hàng ngày.

    Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?- Ảnh 2.

    Uống thuốc tránh thai hàng ngày không được khuyến khích ở phụ nữ tiền mãn kinh.

    3. Các biện pháp tránh thai an toàn ở tuổi tiền mãn kinh

    Các biện pháp tránh thai ở độ tuổi 20, 30 có thể không phải là lựa chọn tốt nhất ở tuổi 40, 50. Theo đó, BS. Nguyễn Bích Ngọc khuyến khích phụ nữ tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng bao cao su hoặc đặt vòng tránh thai.

    Bao cao su là phương pháp duy nhất có thể giúp phòng tránh hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, độ tuổi 40 trở đi thường ít tiết ra chất dịch bôi trơn âm đạo. Vì vậy, sử dụng bao cao su sẽ là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ trung niên.

    Ngoài ra, có thể đặt vòng tránh thai TCU 380A. TCU 380A có cấu trúc bằng nhựa polyethylene kết hợp với một lượng nhỏ dây đồng quấn quanh thân vòng tránh thai. Khi được đặt vào tử cung, vòng tránh thai giúp ngừa mang thai bằng cách giải phóng ra một lượng đồng nhỏ giúp ngăn chặn thụ tinh, và ngăn chặn sự phát triển của phôi trong trường hợp thụ tinh xảy ra.

    Phương pháp này cho hiệu quả tránh thai từ 5 – 10 năm, không chứa hormon nên phù hợp cho những phụ nữ không muốn hoặc không thể sử dụng các phương pháp tránh thai có chứa hormon.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!