spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Điều cần tuyệt đối tránh nếu không muốn bị sỏi túi mật

    spot_img

    Nhịn ăn gây nguy cơ mắc sỏi túi mật

    Hiện nay, có nhiều người sử dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn để giảm cân. Tuy nhiên, nhịn ăn gián đoạn nói riêng và việc nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ gây sỏi túi mật.

    Khi gan tiết mật ra và đưa vào trong túi mật, dịch mật sẽ được cô đặc. Lúc cơ thể tiêu thụ thức ăn, dịch mật sẽ được đẩy ra để giúp tiêu hóa thức ăn. Nếu trong thời gian dài cơ thể không tiêu thụ thức ăn đồng nghĩa với việc dịch mật không được đẩy xuống mà tiếp tục quá trình cô đặc sẽ dẫn tới các buồng sỏi. Lâu dần tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.

    Do vậy, với những người nhịn ăn, nhịn ăn gián đoạn, ăn không đúng bữa sẽ có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn. Bạn không nên nhịn ăn tùy tiện mà cần có sự tư vấn, giám sát của nhân viên y tế.

    Điều cần tuyệt đối tránh nếu không muốn bị sỏi túi mật- Ảnh 1.

    Việc nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật.

    Ngoài ra còn một số đối tượng có nguy cơ cao bị sỏi túi mật là:

    • Phụ nữ trên 40 tuổi hoặc đã sinh con nhiều lần
    • Phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai
    • Người thừa cân, béo phì hoặc ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ làm lắng đọng cholesterol
    • Có người thân trong gia đình mắc sỏi túi mật
    • Người mắc tan máu bẩm sinh khiến lượng bilirubin trong máu tăng hoặc bị bệnh lý Crohn.

    Sỏi túi mật có tự hết không?

    Sỏi túi mật được hình thành và phát triển trong ống mật hoặc túi mật. Việc viên sỏi túi mật biến mất là không thể. Nếu sỏi túi mật đã hình thành thì theo thời gian kích thước sẽ tăng lên và không thể dùng các loại thuốc đông y, tây y để làm tan sỏi. 

    Trên thực tế cũng chưa có nghiên cứu, bằng chứng nào khẳng định các bài thuốc có thể làm tan sỏi túi mật thậm chí một số loại thuốc còn khiến tăng lưu lượng ở dịch mật và khiến viên sỏi rơi xuống. Người dân không nên tin các quảng cáo về thuốc làm tan sỏi túi mật.

    Điều cần tuyệt đối tránh nếu không muốn bị sỏi túi mật- Ảnh 2.

    Một bệnh nhân mắc sỏi túi mật biến chứng gây vàng da.

    Trong một số trường hợp, viên sỏi túi mật biến mất là do viên sỏi đã di chuyển tới vị trí khác như ống mật chủ, ống mật…. Trường hợp này thường xảy ra với các viên sỏi nhỏ và có thể gây ra các biến chứng như viêm tụy cấp, tắc mật…

    Để điều trị sỏi túi mật, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Trong trường hợp người bệnh không có triệu chứng sẽ không phải cắt túi mật. Tuy nhiên nếu trường hợp sỏi bé (dưới 3mm), sỏi to (trên 2m), bệnh nhân là người sắp ghép tạng hoặc mắc đái tháo đường… thì cần cắt sỏi túi mật dự phòng.

    Một số trường hợp bệnh nhân mắc sỏi túi mật nhưng chủ quan không điều trị đã dẫn tới mất khả năng lao động hoặc gây ra những biến chứng nặng nề. 

    Biểu hiện mắc sỏi túi mật

    Sỏi túi mật thường khiến người bệnh đau đớn. Tuy nhiên, các cơn đau này có thể gây nhầm lẫn với bệnh lý khác. Sỏi túi mật thường gây ra cơn đau ở hạ sườn phải sau đó đau ra sau lưng và lan lên vai. Nếu trường hợp sỏi túi mật biến chứng có thể khiến người bệnh sốt, vàng da.

    Khi người bệnh có các cơn đau không rõ nguyên nhân, cần tới cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Điều cần tuyệt đối tránh nếu không muốn bị sỏi túi mật

    Nhịn ăn gây nguy cơ mắc sỏi túi mật

    Hiện nay, có nhiều người sử dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn để giảm cân. Tuy nhiên, nhịn ăn gián đoạn nói riêng và việc nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ gây sỏi túi mật.

    Khi gan tiết mật ra và đưa vào trong túi mật, dịch mật sẽ được cô đặc. Lúc cơ thể tiêu thụ thức ăn, dịch mật sẽ được đẩy ra để giúp tiêu hóa thức ăn. Nếu trong thời gian dài cơ thể không tiêu thụ thức ăn đồng nghĩa với việc dịch mật không được đẩy xuống mà tiếp tục quá trình cô đặc sẽ dẫn tới các buồng sỏi. Lâu dần tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.

    Do vậy, với những người nhịn ăn, nhịn ăn gián đoạn, ăn không đúng bữa sẽ có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn. Bạn không nên nhịn ăn tùy tiện mà cần có sự tư vấn, giám sát của nhân viên y tế.

    Điều cần tuyệt đối tránh nếu không muốn bị sỏi túi mật- Ảnh 1.

    Việc nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật.

    Ngoài ra còn một số đối tượng có nguy cơ cao bị sỏi túi mật là:

    • Phụ nữ trên 40 tuổi hoặc đã sinh con nhiều lần
    • Phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai
    • Người thừa cân, béo phì hoặc ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ làm lắng đọng cholesterol
    • Có người thân trong gia đình mắc sỏi túi mật
    • Người mắc tan máu bẩm sinh khiến lượng bilirubin trong máu tăng hoặc bị bệnh lý Crohn.

    Sỏi túi mật có tự hết không?

    Sỏi túi mật được hình thành và phát triển trong ống mật hoặc túi mật. Việc viên sỏi túi mật biến mất là không thể. Nếu sỏi túi mật đã hình thành thì theo thời gian kích thước sẽ tăng lên và không thể dùng các loại thuốc đông y, tây y để làm tan sỏi. 

    Trên thực tế cũng chưa có nghiên cứu, bằng chứng nào khẳng định các bài thuốc có thể làm tan sỏi túi mật thậm chí một số loại thuốc còn khiến tăng lưu lượng ở dịch mật và khiến viên sỏi rơi xuống. Người dân không nên tin các quảng cáo về thuốc làm tan sỏi túi mật.

    Điều cần tuyệt đối tránh nếu không muốn bị sỏi túi mật- Ảnh 2.

    Một bệnh nhân mắc sỏi túi mật biến chứng gây vàng da.

    Trong một số trường hợp, viên sỏi túi mật biến mất là do viên sỏi đã di chuyển tới vị trí khác như ống mật chủ, ống mật…. Trường hợp này thường xảy ra với các viên sỏi nhỏ và có thể gây ra các biến chứng như viêm tụy cấp, tắc mật…

    Để điều trị sỏi túi mật, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Trong trường hợp người bệnh không có triệu chứng sẽ không phải cắt túi mật. Tuy nhiên nếu trường hợp sỏi bé (dưới 3mm), sỏi to (trên 2m), bệnh nhân là người sắp ghép tạng hoặc mắc đái tháo đường… thì cần cắt sỏi túi mật dự phòng.

    Một số trường hợp bệnh nhân mắc sỏi túi mật nhưng chủ quan không điều trị đã dẫn tới mất khả năng lao động hoặc gây ra những biến chứng nặng nề. 

    Biểu hiện mắc sỏi túi mật

    Sỏi túi mật thường khiến người bệnh đau đớn. Tuy nhiên, các cơn đau này có thể gây nhầm lẫn với bệnh lý khác. Sỏi túi mật thường gây ra cơn đau ở hạ sườn phải sau đó đau ra sau lưng và lan lên vai. Nếu trường hợp sỏi túi mật biến chứng có thể khiến người bệnh sốt, vàng da.

    Khi người bệnh có các cơn đau không rõ nguyên nhân, cần tới cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!