spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Biện pháp điều trị chín mé có mủ ở tay, chân

    spot_img

    1. Chín mé là gì?

    Chín mé là bệnh ngoài da rất thường gặp, xuất hiện ở đầu ngón tay, ngón chân. Bệnh thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây viêm, mưng mủ, sưng, áp xe ở đầu ngón tay hoặc ngón chân.

    Bệnh thường tiến triển theo các bước:

    – Trong 1 – 3 ngày mới xuất hiện, đầu ngón tay hoặc ngón chân sẽ bị tấy đỏ, sưng phồng, gây ngứa và nhức. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau, thậm chí là khó cử động ngón tay, ngón chân do bị cứng.

    – Từ 4 -7 ngày tiếp theo, tổn thương nhiễm trùng lan rộng ra xung quanh gây đau nhức nhiều hơn kèm theo căng và giật theo từng nhịp mạch đập. Lúc này, người bệnh có thể bị sốt nhẹ.

    – Giai đoạn tiếp theo, vị trí tổn thương sẽ mưng mủ, xuất hiện mủ trắng.

    Chín mé nếu không được xử trí phù hợp có thể tiến triển nặng và gây các biến chứng nguy hiểm hiểm như viêm khớp, viêm xương dẫn đến mất đốt ngón tay/chân, viêm bao hoạt dịch, nhiễm khuẩn huyết

    Biện pháp điều trị chín mé có mủ ở tay, chân- Ảnh 1.

    Hình ảnh chín mé.

    Biện pháp điều trị chín mé có mủ ở tay, chân- Ảnh 2.

    Tổn thương do chín mé gây ra.

    2. Điều trị chín mé như thế nào?

    Có nhiều cách chữa chín mé, tùy vào loại chín mé và mức độ nặng nhẹ. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần sát khuẩn tại chỗ và giữ gìn vệ sinh tay, chân. Trường hợp nặng hơn cần phải dùng thuốc bôi tại chỗ, kháng sinh toàn thân, rạch dẫn lưu mủ, thậm chí là phẫu thuật.

    Điều trị chín mé mức độ nhẹ

    Khi bắt đầu xuất hiện chín mé đầu ngón tay, ngón chân, người bệnh cần:

    Cách 1: Vệ sinh tại chỗ bằng cách rửa sạch chân/tay rồi dùng thuốc tím pha loãng để rửa vùng da bị chín mé. Sau đó thấm khô chân/tay bằng khăn bông mềm sạch và bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ để hạn chế sự gia tăng tình trạng nhiễm trùng. Lưu ý cần bôi thuốc kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

    Cách 2: Ngâm chân với nước muối epsom (magie sulphat) giúp giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

    Các bước thực hiện:

    • Cho 2 muỗng muối magie sulphat vào 1 – 2 lít nước ấm.
    • Ngâm tay/ chân bị chín mé vào dung dịch khoảng 20 – 25 phút, mỗi ngày thực hiện từ 2 – 4 lần.
    • Dùng khăn sạch lau khô và bôi mỡ kháng sinh.

    Để loại bỏ phần móng chân/tay mọc dài và đâm vào trong do chín mé, nên sử dụng kìm cắt móng đã được sát khuẩn để cắt móng. Cắt móng nên thực hiện sau khi ngâm chân với nước ấm để móng mềm ra, dễ thực hiện. Sau khi cắt móng, vệ sinh vùng tổn thương xong cần bôi thuốc. Dùng miếng gạc y tế băng lại và giữ cho vết thương không nhiễm trùng.

    Các kháng sinh dạng mỡ bôi chín mé thường là fucidin hoặc foban. Các thuốc này có thành phần chính là acid fusidic. Đây là một hoạt chất có tính kháng khuẩn, được sử dụng phổ biến để tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhạy cảm như tụ cầu. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, được bác sĩ sử dụng để kê đơn trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da. Fucidin là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh chín mé, đem lại hiệu quả khá cao.

    Biện pháp điều trị chín mé có mủ ở tay, chân- Ảnh 4.

    Ngâm chân với nước muối ấm để vệ sinh chân sạch, phòng ngừa chín mé.

    Điều trị chín mé mức độ nặng

    Khi chín mé mức độ nặng, mưng mủ nhiều cần đến cơ sở y tế để được xử trí đúng cách. Lúc này bác sĩ có thể cần phải rạch để dẫn lưu mủ thoát ra và hướng dẫn dùng kháng sinh bôi tại chỗ kết hợp kháng sinh toàn thân.

    Nếu sau bước điều trị này mà tổn thương vẫn không đỡ, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang và một số xét nghiệm khác để xem xét tình trạng hoặc nguy cơ biến chứng vào gân, xương, khớp gây viêm. Lúc này, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để loại bỏ xương, thậm chí có thể phải phẫu thuật nhiều lần.

    3. Biện pháp phòng ngừa chín mé

    Để phòng ngừa bị chín mé, cần lưu ý:

    • Thường xuyên vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng.
    • Tránh đi chân trần, đặc biệt là ở vùng đất cát bẩn, ô nhiễm…
    • Không cắt móng tay, móng chân, lấy khóe móng sâu hai bên cạnh móng của ngón tay, ngón chân. Luôn để móng dài hơn da đầu ngón tay/chân góc móng tay, chân đâm vào da gây chín mé.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).

    Biện pháp điều trị chín mé có mủ ở tay, chân

    1. Chín mé là gì?

    Chín mé là bệnh ngoài da rất thường gặp, xuất hiện ở đầu ngón tay, ngón chân. Bệnh thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây viêm, mưng mủ, sưng, áp xe ở đầu ngón tay hoặc ngón chân.

    Bệnh thường tiến triển theo các bước:

    – Trong 1 – 3 ngày mới xuất hiện, đầu ngón tay hoặc ngón chân sẽ bị tấy đỏ, sưng phồng, gây ngứa và nhức. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau, thậm chí là khó cử động ngón tay, ngón chân do bị cứng.

    – Từ 4 -7 ngày tiếp theo, tổn thương nhiễm trùng lan rộng ra xung quanh gây đau nhức nhiều hơn kèm theo căng và giật theo từng nhịp mạch đập. Lúc này, người bệnh có thể bị sốt nhẹ.

    – Giai đoạn tiếp theo, vị trí tổn thương sẽ mưng mủ, xuất hiện mủ trắng.

    Chín mé nếu không được xử trí phù hợp có thể tiến triển nặng và gây các biến chứng nguy hiểm hiểm như viêm khớp, viêm xương dẫn đến mất đốt ngón tay/chân, viêm bao hoạt dịch, nhiễm khuẩn huyết

    Biện pháp điều trị chín mé có mủ ở tay, chân- Ảnh 1.

    Hình ảnh chín mé.

    Biện pháp điều trị chín mé có mủ ở tay, chân- Ảnh 2.

    Tổn thương do chín mé gây ra.

    2. Điều trị chín mé như thế nào?

    Có nhiều cách chữa chín mé, tùy vào loại chín mé và mức độ nặng nhẹ. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần sát khuẩn tại chỗ và giữ gìn vệ sinh tay, chân. Trường hợp nặng hơn cần phải dùng thuốc bôi tại chỗ, kháng sinh toàn thân, rạch dẫn lưu mủ, thậm chí là phẫu thuật.

    Điều trị chín mé mức độ nhẹ

    Khi bắt đầu xuất hiện chín mé đầu ngón tay, ngón chân, người bệnh cần:

    Cách 1: Vệ sinh tại chỗ bằng cách rửa sạch chân/tay rồi dùng thuốc tím pha loãng để rửa vùng da bị chín mé. Sau đó thấm khô chân/tay bằng khăn bông mềm sạch và bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ để hạn chế sự gia tăng tình trạng nhiễm trùng. Lưu ý cần bôi thuốc kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

    Cách 2: Ngâm chân với nước muối epsom (magie sulphat) giúp giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

    Các bước thực hiện:

    • Cho 2 muỗng muối magie sulphat vào 1 – 2 lít nước ấm.
    • Ngâm tay/ chân bị chín mé vào dung dịch khoảng 20 – 25 phút, mỗi ngày thực hiện từ 2 – 4 lần.
    • Dùng khăn sạch lau khô và bôi mỡ kháng sinh.

    Để loại bỏ phần móng chân/tay mọc dài và đâm vào trong do chín mé, nên sử dụng kìm cắt móng đã được sát khuẩn để cắt móng. Cắt móng nên thực hiện sau khi ngâm chân với nước ấm để móng mềm ra, dễ thực hiện. Sau khi cắt móng, vệ sinh vùng tổn thương xong cần bôi thuốc. Dùng miếng gạc y tế băng lại và giữ cho vết thương không nhiễm trùng.

    Các kháng sinh dạng mỡ bôi chín mé thường là fucidin hoặc foban. Các thuốc này có thành phần chính là acid fusidic. Đây là một hoạt chất có tính kháng khuẩn, được sử dụng phổ biến để tiêu diệt một số loại vi khuẩn nhạy cảm như tụ cầu. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, được bác sĩ sử dụng để kê đơn trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da. Fucidin là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh chín mé, đem lại hiệu quả khá cao.

    Biện pháp điều trị chín mé có mủ ở tay, chân- Ảnh 4.

    Ngâm chân với nước muối ấm để vệ sinh chân sạch, phòng ngừa chín mé.

    Điều trị chín mé mức độ nặng

    Khi chín mé mức độ nặng, mưng mủ nhiều cần đến cơ sở y tế để được xử trí đúng cách. Lúc này bác sĩ có thể cần phải rạch để dẫn lưu mủ thoát ra và hướng dẫn dùng kháng sinh bôi tại chỗ kết hợp kháng sinh toàn thân.

    Nếu sau bước điều trị này mà tổn thương vẫn không đỡ, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang và một số xét nghiệm khác để xem xét tình trạng hoặc nguy cơ biến chứng vào gân, xương, khớp gây viêm. Lúc này, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để loại bỏ xương, thậm chí có thể phải phẫu thuật nhiều lần.

    3. Biện pháp phòng ngừa chín mé

    Để phòng ngừa bị chín mé, cần lưu ý:

    • Thường xuyên vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng.
    • Tránh đi chân trần, đặc biệt là ở vùng đất cát bẩn, ô nhiễm…
    • Không cắt móng tay, móng chân, lấy khóe móng sâu hai bên cạnh móng của ngón tay, ngón chân. Luôn để móng dài hơn da đầu ngón tay/chân góc móng tay, chân đâm vào da gây chín mé.
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).