spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Bé 5 tuổi bị chó cắn khâu gần 50 mũi

    spot_img

    Tối 14/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa tiếp nhận tiêm vaccine phòng bệnh dại cho cháu bé N.T.Q.N. (SN 2019, trú huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình) bị chó cắn với nhiều vết thương sâu phức tạp.

    Theo người nhà cháu bé, lúc 17h ngày 11/3, N. qua nhà hàng xóm chơi. Trong lúc chơi với chó con bị chó mẹ xông tới cắn vào vùng mặt.

    Bé 5 tuổi bị chó cắn khâu gần 50 mũi- Ảnh 1.

    Cháu bé hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

    Sau khi phát hiện, người nhà tiến hành rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, băng vết thương cầm máu và đưa cháu vào Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

    Tại bệnh viện cháu bé được xử lý khâu vết thương gần 50 mũi và tiêm phòng huyết thanh uốn ván. Sau đó cháu N. được gia đình đưa vào CDC tỉnh Thừa Thiên Huế khám, chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại, vaccine phòng bệnh dại.

    Hiện tại sức khỏe cháu bé ổn định, đang theo dõi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 và tiếp tục tiêm chủng các mũi vaccine dại theo phác đồ.

    Theo các bác sĩ, đây ca bệnh nặng do chó cắn với vết thương phức tạp ở vùng mặt, vùng nguy hiểm nhất vì khoảng cách gần thần kinh trung ương, virus dễ xâm nhập vào não gây viêm não tủy cấp tính.

    CDC tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến cáo, các gia đình nuôi chó mèo cần tiêm phòng bệnh dại thú cưng đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm, không thả rông vật nuôi ra đường, khi ra đường cần phải đeo rọ mõm cho chó.

    Người bị chó mèo cắn, liếm vào vết thương hở phải rửa ngay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy 15 phút, rửa càng sớm càng tốt hoặc rửa bằng các chất có tác dụng diệt khuẩn như cồn iod, cồn 70 độ.

    Tiếp đó, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để xử lý vết thương, đánh giá tình trạng vết thương, tư vấn tiêm chủng vaccine và huyết thanh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nam uống hoặc bôi, đắp bất cứ vật gì vào vết thương hoặc tự chữa bằng các mẹo dân gian.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Bé 5 tuổi bị chó cắn khâu gần 50 mũi

    Tối 14/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa tiếp nhận tiêm vaccine phòng bệnh dại cho cháu bé N.T.Q.N. (SN 2019, trú huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình) bị chó cắn với nhiều vết thương sâu phức tạp.

    Theo người nhà cháu bé, lúc 17h ngày 11/3, N. qua nhà hàng xóm chơi. Trong lúc chơi với chó con bị chó mẹ xông tới cắn vào vùng mặt.

    Bé 5 tuổi bị chó cắn khâu gần 50 mũi- Ảnh 1.

    Cháu bé hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

    Sau khi phát hiện, người nhà tiến hành rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, băng vết thương cầm máu và đưa cháu vào Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

    Tại bệnh viện cháu bé được xử lý khâu vết thương gần 50 mũi và tiêm phòng huyết thanh uốn ván. Sau đó cháu N. được gia đình đưa vào CDC tỉnh Thừa Thiên Huế khám, chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại, vaccine phòng bệnh dại.

    Hiện tại sức khỏe cháu bé ổn định, đang theo dõi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 và tiếp tục tiêm chủng các mũi vaccine dại theo phác đồ.

    Theo các bác sĩ, đây ca bệnh nặng do chó cắn với vết thương phức tạp ở vùng mặt, vùng nguy hiểm nhất vì khoảng cách gần thần kinh trung ương, virus dễ xâm nhập vào não gây viêm não tủy cấp tính.

    CDC tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến cáo, các gia đình nuôi chó mèo cần tiêm phòng bệnh dại thú cưng đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm, không thả rông vật nuôi ra đường, khi ra đường cần phải đeo rọ mõm cho chó.

    Người bị chó mèo cắn, liếm vào vết thương hở phải rửa ngay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy 15 phút, rửa càng sớm càng tốt hoặc rửa bằng các chất có tác dụng diệt khuẩn như cồn iod, cồn 70 độ.

    Tiếp đó, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để xử lý vết thương, đánh giá tình trạng vết thương, tư vấn tiêm chủng vaccine và huyết thanh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nam uống hoặc bôi, đắp bất cứ vật gì vào vết thương hoặc tự chữa bằng các mẹo dân gian.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!