spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024
More

    4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

    spot_img

      1. Các yếu tố nguy cơ khi bệnh nhân lao không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng

    Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ dinh dưỡng nghèo nàn ở bệnh nhân mắc lao có liên quan đến tăng tần suất, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ tử vong tăng gấp 2 đến 4 lần. Ngoài ra, còn có nguy cơ cao gấp 5 lần tổn thương gan do thuốc.

    Không tăng cân hoặc tăng cân chậm trong điều trị lao cũng làm tăng nguy cơ tái phát bệnh lao ngay cả sau khi điều trị khỏi hoàn toàn lao.

    Dinh dưỡng có liên quan đến bệnh lao, bao gồm:

    Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Tăng mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn ở người mắc lao suy dinh dưỡng.

    Điều trị: Tăng tác dụng phụ (nhiễm độc gan), kém hấp thu các thuốc như rifampicin, tăng tái phát sau khi khỏi bệnh, chậm chuyển đổi đờm ở bệnh nhân lao bị thiếu dinh dưỡng.

    Lây truyền bệnh lao trong gia đình: Tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở những người tiếp xúc thiếu dinh dưỡng.

    4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi- Ảnh 1.

    Phục linh nấu cháo tốt cho người bệnh lao phổi.

    2. Một số món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

    Thành phần: Phục linh 50g, gạo di (gạo tẻ xát dối) 60g, gạo nếp 100g.

    Cách làm: Phục linh trắng nghiền nát cho vào nồi, thêm 300ml nước, đun đến khi chỉ còn 100 đến 150ml nước, lọc lấy nước cốt.

    Gạo nếp, gạo di vo sạch đổ vào nồi, cho thêm 800ml nước, dùng ngọn lửa to đun cho đến khi nước sôi, lửa nhỏ ninh cho đến khi nhừ thành cháo, đổ thêm nước cốt phục linh trắng vào, đun sôi thêm 2 đến 3 lần.

    Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, sáng và tối, dùng khi cháo còn nóng.

    Công dụng: Khỏe tỳ bổ phổi, tiêu đờm chống ho.

    Chủ trị: Tỳ phổi hư lao, viêm phế quản, sưng túi khí phổi, đờm nhiều, ho lâu, đoản khí, tim đập loạn nhịp.

    4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi- Ảnh 2.

    Củ mài nấu cháo cũng rất phù hợp cho người bệnh lao phổi.

    Thành phần: Củ mài 60g, gạo di 30g.

    Cách nấu: Củ mài, gạo di cho vào nồi, thêm 500ml nước, dùng ngọn lửa to đun cho đến khi nước sôi, vặn cho lửa vừa tầm ninh cho đến khi nhừ thành cháo.

    Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, dùng khi cháo còn nóng.

    Công năng: Khỏe tì chắc thận, dưỡng phế, ích khí, dưỡng âm.

    Tác dụng: Bệnh đái tháo đường ăn ít, phổi hư, ho lâu, thận hư, di tinh, đái són, phụ nữ kinh nguyệt nhiều.

    Thành phần: Cá chép 1 con (nặng khoảng 500g), gạo nếp 100g, gừng thái sợi, muối ăn, bột ngọt, dầu vừng mỗi thứ một lượng thích hợp.

    Cách nấu: Cá chép làm sạch vẩy, mổ bụng lấy hết nội tạng, rửa sạch, dùng giấy thấm nước bọc kín bỏ vào trong đống rạ củi hun khói.

    Lấy ra gỡ lấy thịt cá và cho vào nồi cùng với gạo nếp đã vo sạch, cho thêm 800ml nước, lửa nhỏ ninh cho đến khi nhừ thành cháo, cho thêm gừng thái sợi, muối ăn, bột ngọt, dầu vừng vào quấy đều.

    Cách dùng: Mỗi ngày từ 1 đến 2 lần, dùng khi còn nóng. Dùng liên tục trong vòng 6 đến 7 ngày.

    Công dụng: Ích khí bổ hư, dưỡng phế, khỏe tì lợi thủy, an thai, thông sữa.

    Thích ứng: Phổi hư ho lao lâu, hen suyễn, sắc mặt kém, sưng phù.

    Những điều cần chú ý: Những người bệnh nhiệt, ung nhọt cấm dùng. Cá chép mật có độc, tuyệt đối không được dùng.

    4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi- Ảnh 4.

    Hạnh nhân kết hợp với gạo di nấu cháo dùng cho người bị phổi ho lao lâu ngày.

    Phối liệu: Gạo di 100g, hạnh nhân 20g, đường trắng một lượng thích hợp.

    Cách nấu: Gạo di sau khi ngâm vo sạch, cho thêm 1000ml nước sôi, đun trong vòng 20 phút, sau đó cho thêm hạnh nhân. Khi gạo đã chín nhừ thành cháo cho thêm đường trắng và quấy đều.

    Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, sáng và tối. Dùng khi cháo còn nóng. Dùng liên tục trong vòng 6 đến 7 ngày.

    Công dụng: Trừ thấp khỏe tì, nhuận phổi.

    Chủ trị: Bệnh tì hư, phổi ho lao lâu ngày.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...
    Chế độ ăn cho người bệnh viêm cầu thận- Ảnh 1.

    Chế độ ăn cho người bệnh viêm cầu thận

    (Thông tin sức khỏe) - Một chế độ ăn khoa học và phù hợp tác động tích cực đến quá trình thải độc của...

    bạn Nên đọc!

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt mỏi hơn. Sau đây là cách để có một giấc ngủ ngắn hiệu quả.

    4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

      1. Các yếu tố nguy cơ khi bệnh nhân lao không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng

    Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ dinh dưỡng nghèo nàn ở bệnh nhân mắc lao có liên quan đến tăng tần suất, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ tử vong tăng gấp 2 đến 4 lần. Ngoài ra, còn có nguy cơ cao gấp 5 lần tổn thương gan do thuốc.

    Không tăng cân hoặc tăng cân chậm trong điều trị lao cũng làm tăng nguy cơ tái phát bệnh lao ngay cả sau khi điều trị khỏi hoàn toàn lao.

    Dinh dưỡng có liên quan đến bệnh lao, bao gồm:

    Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Tăng mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn ở người mắc lao suy dinh dưỡng.

    Điều trị: Tăng tác dụng phụ (nhiễm độc gan), kém hấp thu các thuốc như rifampicin, tăng tái phát sau khi khỏi bệnh, chậm chuyển đổi đờm ở bệnh nhân lao bị thiếu dinh dưỡng.

    Lây truyền bệnh lao trong gia đình: Tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở những người tiếp xúc thiếu dinh dưỡng.

    4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi- Ảnh 1.

    Phục linh nấu cháo tốt cho người bệnh lao phổi.

    2. Một số món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

    Thành phần: Phục linh 50g, gạo di (gạo tẻ xát dối) 60g, gạo nếp 100g.

    Cách làm: Phục linh trắng nghiền nát cho vào nồi, thêm 300ml nước, đun đến khi chỉ còn 100 đến 150ml nước, lọc lấy nước cốt.

    Gạo nếp, gạo di vo sạch đổ vào nồi, cho thêm 800ml nước, dùng ngọn lửa to đun cho đến khi nước sôi, lửa nhỏ ninh cho đến khi nhừ thành cháo, đổ thêm nước cốt phục linh trắng vào, đun sôi thêm 2 đến 3 lần.

    Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, sáng và tối, dùng khi cháo còn nóng.

    Công dụng: Khỏe tỳ bổ phổi, tiêu đờm chống ho.

    Chủ trị: Tỳ phổi hư lao, viêm phế quản, sưng túi khí phổi, đờm nhiều, ho lâu, đoản khí, tim đập loạn nhịp.

    4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi- Ảnh 2.

    Củ mài nấu cháo cũng rất phù hợp cho người bệnh lao phổi.

    Thành phần: Củ mài 60g, gạo di 30g.

    Cách nấu: Củ mài, gạo di cho vào nồi, thêm 500ml nước, dùng ngọn lửa to đun cho đến khi nước sôi, vặn cho lửa vừa tầm ninh cho đến khi nhừ thành cháo.

    Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, dùng khi cháo còn nóng.

    Công năng: Khỏe tì chắc thận, dưỡng phế, ích khí, dưỡng âm.

    Tác dụng: Bệnh đái tháo đường ăn ít, phổi hư, ho lâu, thận hư, di tinh, đái són, phụ nữ kinh nguyệt nhiều.

    Thành phần: Cá chép 1 con (nặng khoảng 500g), gạo nếp 100g, gừng thái sợi, muối ăn, bột ngọt, dầu vừng mỗi thứ một lượng thích hợp.

    Cách nấu: Cá chép làm sạch vẩy, mổ bụng lấy hết nội tạng, rửa sạch, dùng giấy thấm nước bọc kín bỏ vào trong đống rạ củi hun khói.

    Lấy ra gỡ lấy thịt cá và cho vào nồi cùng với gạo nếp đã vo sạch, cho thêm 800ml nước, lửa nhỏ ninh cho đến khi nhừ thành cháo, cho thêm gừng thái sợi, muối ăn, bột ngọt, dầu vừng vào quấy đều.

    Cách dùng: Mỗi ngày từ 1 đến 2 lần, dùng khi còn nóng. Dùng liên tục trong vòng 6 đến 7 ngày.

    Công dụng: Ích khí bổ hư, dưỡng phế, khỏe tì lợi thủy, an thai, thông sữa.

    Thích ứng: Phổi hư ho lao lâu, hen suyễn, sắc mặt kém, sưng phù.

    Những điều cần chú ý: Những người bệnh nhiệt, ung nhọt cấm dùng. Cá chép mật có độc, tuyệt đối không được dùng.

    4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi- Ảnh 4.

    Hạnh nhân kết hợp với gạo di nấu cháo dùng cho người bị phổi ho lao lâu ngày.

    Phối liệu: Gạo di 100g, hạnh nhân 20g, đường trắng một lượng thích hợp.

    Cách nấu: Gạo di sau khi ngâm vo sạch, cho thêm 1000ml nước sôi, đun trong vòng 20 phút, sau đó cho thêm hạnh nhân. Khi gạo đã chín nhừ thành cháo cho thêm đường trắng và quấy đều.

    Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, sáng và tối. Dùng khi cháo còn nóng. Dùng liên tục trong vòng 6 đến 7 ngày.

    Công dụng: Trừ thấp khỏe tì, nhuận phổi.

    Chủ trị: Bệnh tì hư, phổi ho lao lâu ngày.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...
    Chế độ ăn cho người bệnh viêm cầu thận- Ảnh 1.

    Chế độ ăn cho người bệnh viêm cầu thận

    (Thông tin sức khỏe) - Một chế độ ăn khoa học và phù hợp tác động tích cực đến quá trình thải độc của...

    bạn Nên đọc!

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt mỏi hơn. Sau đây là cách để có một giấc ngủ ngắn hiệu quả.