spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch

    spot_img

    Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chi dưới. Triệu chứng là các mạch máu nông giãn ra, nhô ra dưới dạng khối hoặc nốt sần. Người bị suy giãn tĩnh mạch thường cảm thấy nặng nề, mệt mỏi ở chi bị ảnh hưởng, có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi; thường đau nhức và sưng tấy ở chân, nhẹ vào buổi sáng và nặng hơn vào buổi tối. Vùng da tại chỗ có sắc tố và sẫm màu, kèm theo ngứa, phù mắt cá chân.

    Nguyên nhân chính hình thành chứng suy giãn tĩnh mạch là do thành mạch máu tương đối yếu hoặc không thay đổi tư thế trong thời gian dài. Máu tích tụ ở phần dưới chân, theo thời gian sẽ phá hủy các van tĩnh mạch, dẫn đến áp lực tĩnh mạch, nếu quá cao sẽ khiến mạch máu chi dưới nhô ra khỏi bề mặt da.

    Người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường dễ dẫn đến máu lưu thông kém, máu chảy về chậm và tăng áp lực tĩnh mạch ở chi dưới, dẫn đến tỷ lệ mắc chứng giãn tĩnh mạch cao hơn.

    1. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

    Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới chủ yếu bao gồm điều trị nội khoa, liệu pháp tiêm xơ cứng và phẫu thuật. Đối với những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nhẹ và không có triệu chứng rõ ràng, có thể mang vớ co giãn trong thời gian dài để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

    Liệu pháp tiêm xơ cứng là tiêm dung dịch hoặc chất gây xơ cứng vào tĩnh mạch bị giãn để phá hủy lớp nội mạc của mạch máu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ điều trị chứng giãn mạch máu nhỏ và có thể gây ra các tác dụng phụ.

    Phẫu thuật thích hợp cho những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nặng nhưng có nhược điểm là vết thương đau và để lại sẹo sau phẫu thuật.

    Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch- Ảnh 1.

    Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới chủ yếu bao gồm điều trị nội khoa, liệu pháp tiêm xơ cứng và phẫu thuật.

    2. Khi nào cần dùng thuốc?

    Ở giai đoạn đầu, chứng suy giãn tĩnh mạch không có triệu chứng khó chịu, chú ý tránh đứng và ngồi lâu, nâng cao chân bị ảnh hưởng và mang tất co giãn để kiểm soát chứng giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả.

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở mức độ trung bình trở lên sẽ dần dần phát triển gây đau nhức, nặng nề, chuột rút, ngứa ngáy… có thể dùng thuốc để cải thiện triệu chứng. Nhiều bệnh nhân cũng sẽ có trải nghiệm cá nhân rằng sau khi uống thuốc, chân họ cảm thấy thư giãn và không nặng nề sau khi đi bộ lâu.

    Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn và xảy ra các biến chứng như cục máu đông, loét, chảy máu, thì có thể dùng thuốc như một loại thuốc phụ trợ trước và sau phẫu thuật.

    3. Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch

    Một số thuốc thường dùng như:

    Tác dụng của thuốc: Diosmin làm tăng sức căng tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch, tăng lưu lượng bạch huyết trở lại, có tác dụng chống viêm tĩnh mạch, ức chế sự tương tác giữa bạch cầu và tế bào nội mô mạch máu. Sử dụng lâu dài có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh. Thời gian sử dụng khuyến nghị là từ 3 đến 6 tháng.

    Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy…), rối loạn nhịp tim (tim đạp nhanh, chóng mặt…), viêm da, ngứa ngáy…

    Chống chỉ định: Các trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức.

    Tác dụng: Thúc đẩy lưu thông máu và loại bỏ ứ máu, làm mềm và phân tán ứ đọng có tác dụng điều trị tốt trên tổn thương da.

    Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị: Bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, phân có màu nâu đen, rong kinh, rong huyết, đau bụng kèm nôn…

    Chống chỉ định: suy thận nặng, suy gan nặng, tình trạng xuất huyết đang tiến triển (xuất huyết do loét dạ dày tá tràng), dị ứng với các thành phần của thuốc…

    Tác dụng: Đau và khó chịu do giãn tĩnh mạch có thể được kiểm soát bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, meloxicam, naproxen… hoặc thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin. Thuốc aspirin có thể giúp giảm đau và sưng do sưng chân và giảm hình thành cục máu đông do máu tích tụ trong tĩnh mạch.

    Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (như loét hoặc thủng dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa), hại gan (đối với paracetamol).

    Chống chỉ định: Người bệnh có tiền sử dị ứng nặng hoặc phản ứng quá mẫn với thành phần của thuốc, người suy gan, suy thận…

    4. Lưu ý khi sử dụng thuốc

    Trong điều trị nội khoa, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể dùng một số thuốc hỗ trợ quá trình điều trị như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống huyết khối…

    Việc kết hợp giữa thuốc chống huyết khối và thuốc chống viêm được sử dụng khi xảy ra các biến chứng như viêm tĩnh mạch huyết khối và loét ở chứng giãn tĩnh mạch.

    Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ chỉ dẫn và liều lượng thuốc được bác sĩ đề xuất. Không tự ý sử dụng, ngừng sử dụng hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế.

    Hiểu rõ về thuốc: Đảm bảo bạn hiểu rõ về thuốc mình đang sử dụng, bao gồm cách sử dụng, tác dụng phụ có thể xảy ra.

    Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc khác đang sử dụng: Nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược đang sử dụng, để tránh xung đột hoặc tương tác không mong muốn.

    Theo dõi triệu chứng và phản ứng phụ: Nếu gặp bất kỳ triệu chứng hoặc phản ứng phụ nào khi sử dụng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

    Bảo quản thuốc đúng cách: Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, và tránh ánh nắng trực tiếp. Đảm bảo rằng thuốc được lưu trữ ở ngoài tầm với của trẻ em.

    Thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn: Tái khám để đánh giá an toàn và hiệu quả điều trị.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).

    Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch

    Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chi dưới. Triệu chứng là các mạch máu nông giãn ra, nhô ra dưới dạng khối hoặc nốt sần. Người bị suy giãn tĩnh mạch thường cảm thấy nặng nề, mệt mỏi ở chi bị ảnh hưởng, có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi; thường đau nhức và sưng tấy ở chân, nhẹ vào buổi sáng và nặng hơn vào buổi tối. Vùng da tại chỗ có sắc tố và sẫm màu, kèm theo ngứa, phù mắt cá chân.

    Nguyên nhân chính hình thành chứng suy giãn tĩnh mạch là do thành mạch máu tương đối yếu hoặc không thay đổi tư thế trong thời gian dài. Máu tích tụ ở phần dưới chân, theo thời gian sẽ phá hủy các van tĩnh mạch, dẫn đến áp lực tĩnh mạch, nếu quá cao sẽ khiến mạch máu chi dưới nhô ra khỏi bề mặt da.

    Người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường dễ dẫn đến máu lưu thông kém, máu chảy về chậm và tăng áp lực tĩnh mạch ở chi dưới, dẫn đến tỷ lệ mắc chứng giãn tĩnh mạch cao hơn.

    1. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

    Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới chủ yếu bao gồm điều trị nội khoa, liệu pháp tiêm xơ cứng và phẫu thuật. Đối với những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nhẹ và không có triệu chứng rõ ràng, có thể mang vớ co giãn trong thời gian dài để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

    Liệu pháp tiêm xơ cứng là tiêm dung dịch hoặc chất gây xơ cứng vào tĩnh mạch bị giãn để phá hủy lớp nội mạc của mạch máu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ điều trị chứng giãn mạch máu nhỏ và có thể gây ra các tác dụng phụ.

    Phẫu thuật thích hợp cho những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nặng nhưng có nhược điểm là vết thương đau và để lại sẹo sau phẫu thuật.

    Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch- Ảnh 1.

    Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới chủ yếu bao gồm điều trị nội khoa, liệu pháp tiêm xơ cứng và phẫu thuật.

    2. Khi nào cần dùng thuốc?

    Ở giai đoạn đầu, chứng suy giãn tĩnh mạch không có triệu chứng khó chịu, chú ý tránh đứng và ngồi lâu, nâng cao chân bị ảnh hưởng và mang tất co giãn để kiểm soát chứng giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả.

    Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở mức độ trung bình trở lên sẽ dần dần phát triển gây đau nhức, nặng nề, chuột rút, ngứa ngáy… có thể dùng thuốc để cải thiện triệu chứng. Nhiều bệnh nhân cũng sẽ có trải nghiệm cá nhân rằng sau khi uống thuốc, chân họ cảm thấy thư giãn và không nặng nề sau khi đi bộ lâu.

    Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn và xảy ra các biến chứng như cục máu đông, loét, chảy máu, thì có thể dùng thuốc như một loại thuốc phụ trợ trước và sau phẫu thuật.

    3. Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch

    Một số thuốc thường dùng như:

    Tác dụng của thuốc: Diosmin làm tăng sức căng tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch, tăng lưu lượng bạch huyết trở lại, có tác dụng chống viêm tĩnh mạch, ức chế sự tương tác giữa bạch cầu và tế bào nội mô mạch máu. Sử dụng lâu dài có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh. Thời gian sử dụng khuyến nghị là từ 3 đến 6 tháng.

    Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy…), rối loạn nhịp tim (tim đạp nhanh, chóng mặt…), viêm da, ngứa ngáy…

    Chống chỉ định: Các trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức.

    Tác dụng: Thúc đẩy lưu thông máu và loại bỏ ứ máu, làm mềm và phân tán ứ đọng có tác dụng điều trị tốt trên tổn thương da.

    Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị: Bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, phân có màu nâu đen, rong kinh, rong huyết, đau bụng kèm nôn…

    Chống chỉ định: suy thận nặng, suy gan nặng, tình trạng xuất huyết đang tiến triển (xuất huyết do loét dạ dày tá tràng), dị ứng với các thành phần của thuốc…

    Tác dụng: Đau và khó chịu do giãn tĩnh mạch có thể được kiểm soát bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, meloxicam, naproxen… hoặc thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin. Thuốc aspirin có thể giúp giảm đau và sưng do sưng chân và giảm hình thành cục máu đông do máu tích tụ trong tĩnh mạch.

    Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (như loét hoặc thủng dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa), hại gan (đối với paracetamol).

    Chống chỉ định: Người bệnh có tiền sử dị ứng nặng hoặc phản ứng quá mẫn với thành phần của thuốc, người suy gan, suy thận…

    4. Lưu ý khi sử dụng thuốc

    Trong điều trị nội khoa, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể dùng một số thuốc hỗ trợ quá trình điều trị như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống huyết khối…

    Việc kết hợp giữa thuốc chống huyết khối và thuốc chống viêm được sử dụng khi xảy ra các biến chứng như viêm tĩnh mạch huyết khối và loét ở chứng giãn tĩnh mạch.

    Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ chỉ dẫn và liều lượng thuốc được bác sĩ đề xuất. Không tự ý sử dụng, ngừng sử dụng hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế.

    Hiểu rõ về thuốc: Đảm bảo bạn hiểu rõ về thuốc mình đang sử dụng, bao gồm cách sử dụng, tác dụng phụ có thể xảy ra.

    Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc khác đang sử dụng: Nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược đang sử dụng, để tránh xung đột hoặc tương tác không mong muốn.

    Theo dõi triệu chứng và phản ứng phụ: Nếu gặp bất kỳ triệu chứng hoặc phản ứng phụ nào khi sử dụng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

    Bảo quản thuốc đúng cách: Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, và tránh ánh nắng trực tiếp. Đảm bảo rằng thuốc được lưu trữ ở ngoài tầm với của trẻ em.

    Thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn: Tái khám để đánh giá an toàn và hiệu quả điều trị.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).