spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể

    spot_img

    1. Thế nào là đục thủy tinh thể?

    Đục thủy tinh thể là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi. Thủy tinh thể là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc.

    Công suất hội tụ của thể thủy tinh có vai trò quan trọng đối với hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày của thể thuỷ tinh gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần.

    Khi tình trạng trong suốt này mất đi, thể thuỷ tinh sẽ chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù loà.

    2. Đông y có chữa được đục thủy tinh thể không?

    Đông y không chữa được đục thủy tinh thể, tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng các phương pháp đông y nhằm hỗ trợ giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe cũng như thị lực tốt hơn.

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể- Ảnh 2.

    Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên.

    3. Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

    Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới. Có khoảng 25 đến 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực <1/20 là do đục thể thuỷ tinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ mù do đục thể thuỷ tinh tăng dần mỗi năm bất chấp những tiến bộ trong điều trị. Năm 2002, WHO ước tính mù do đục thể thuỷ tinh là hơn 17 triệu (47,8%) trong tổng số 37 triệu người mù trên toàn tế giới.

    Ở Đông Nam Á mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 50% các loại mù. 50% người trên 60 tuổi bị đục thể thuỷ tinh và đạt đến 100% ở người trên 80 tuổi.

    Theo Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2000, mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 60% các loại mù, trong đó nữ đục thể thuỷ tinh 2 mắt chiếm 68,5%, nam chiếm 59,3%.

    4. Cách xử trí khi có dấu hiệu đục thủy tinh thể

    Khi phát hiện có các dấu hiệu đục thủy tinh thể, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để được khám, chẩn đoán và điều trị. Việc phát hiện chậm trễ, chủ quan các dấu hiệu ban đầu của bệnh là nguyên nhân chính khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hoặc không thể cứu vãn. Mù lòa là biến chứng do thủy tinh thể gây ra tạo thành gánh nặng cho bản thân người bệnh, cho gia đình và xã hội.

    Với những trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho bổ sung một số vitamin như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể. Tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi.

    Nếu bắt buộc thường xuyên ra ngoài nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. Bên cạnh đó cần có một lối sống hợp lý, không hút thuốc lá. Bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, ngũ cốc, trái cây, cá… Hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt.

    Hiện nay phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật Phaco là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tốt nhất.

    Ưu điểm của nó là vết mổ nhỏ, thị lực nhanh chóng được hồi phục, ít xảy ra biến chứng, bệnh nhân có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường. Mặc dù các ca mổ phaco hiện nay chỉ kéo dài khoảng 5 đến 10 phút, nhưng trên thực tế phẫu thuật đục thể thuỷ tinh được xếp vào nhóm đại phẫu, do nó là một phẫu thuật nội nhãn và tác động trực tiếp đến thị lực.

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể- Ảnh 3.

    Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới.

    5. Cách chăm sóc bệnh nhân đục thủy tinh thể tại nhà

    Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau khi mổ đục thủy tinh thể. Giữ thuốc nhỏ mắt đúng theo quy định (Phần bảo quản ở tờ hướng dẫn trong lọ thuốc); Trước khi sử dụng, rửa tay thật sạch bằng xà phòng.

    Người bệnh nên tăng cường những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như vitamin A, B, C… có nhiều trong rau củ quả (như cà chua, cà rốt, bơ, các loại hạt, cải xoăn, súp lơ, rau bina…).

    Cần mang thiết bị bảo hộ chuyên dụng theo đặc thù công việc, đeo kính mát khi đi ra ngoài để tránh tác hại của ánh mặt trời và khói bụi.

    Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thức ăn cay nóng…

    6. Đục thủy tinh thể có chữa khỏi không?

    Bệnh đục thủy tinh thể được điều trị bằng phẫu thuật cho kết quả tốt, nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả và đủ điều kiện để mổ.

    Khi bị mắc chứng đục thủy tinh thể và thị lực kém hơn 4/10 bệnh nhân sẽ được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật.

    Ngoài ra, tuổi của bệnh nhân, điều kiện sống, tính chất công việc cũng ảnh hưởng tới quyết định phẫu thuật thủy tinh thể. Như vậy, cùng một mức thị lực nhưng có bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, có bệnh nhân lại chưa chỉ định.

    Bệnh đục thể thuỷ tinh ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt (gây tăng nhãn áp, sa lệch, chấn thương) thì không có yêu cầu phẫu thuật khẩn cấp, người bệnh hoàn toàn chủ động sắp xếp thời gian.

    Bệnh nhân trước khi phẫu thuật thủy tinh thể cần khám sức khỏe tổng quát. Điều này cần thiết cho quyết định mổ, tiên lượng thị lực sau mổ, giảm thiểu hình thành biến chứng.

    Tại mắt chúng ta sẽ tìm những bệnh có liên quan như thoái hoá hoàng điểm người già, bệnh võng mạc tiểu đường, cận thị và glaucoma (cườm nước). Toàn thân chúng ta cần phát hiện các bệnh nội khoa như: Cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng…

    Riêng thể thuỷ tinh đã phẫu thuật rồi thì không thể phát triển lại. Thuật ngữ “đục thể thuỷ tinh tái phát” đã từng tồn tại là để chỉ tình trạng đục bao thể thuỷ tinh.

    Bao này được dùng để cố định thể thuỷ tinh nhân tạo và sau một thời gian bị mất tính trong suốt gây giảm thị lực.

    7. Chi phí khám và điều trị đục thuỷ tinh thể như thế nào?

    Chi phí phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể dao động trong khoảng từ 4 triệu – 63 triệu đồng/một mắt. Bảng giá cũng như chi phí thay thủy tinh thể nhân tạo còn phụ thuộc vào bệnh viện phẫu thuật, phương pháp cũng như loại thủy tinh thể người bệnh chọn lựa.

    Ngoài ra, các chi phí phẫu thuật, loại thủy tinh thể nhân tạo được thay thế, đơn thuốc, trong đó chưa bao gồm các xét nghiệm có liên quan, các đợt tái khám sau phẫu thuật và chi phí điều trị các bệnh lý mắc kèm nếu có.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể

    1. Thế nào là đục thủy tinh thể?

    Đục thủy tinh thể là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi. Thủy tinh thể là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc.

    Công suất hội tụ của thể thủy tinh có vai trò quan trọng đối với hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày của thể thuỷ tinh gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần.

    Khi tình trạng trong suốt này mất đi, thể thuỷ tinh sẽ chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù loà.

    2. Đông y có chữa được đục thủy tinh thể không?

    Đông y không chữa được đục thủy tinh thể, tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng các phương pháp đông y nhằm hỗ trợ giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe cũng như thị lực tốt hơn.

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể- Ảnh 2.

    Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên.

    3. Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

    Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới. Có khoảng 25 đến 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực <1/20 là do đục thể thuỷ tinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ mù do đục thể thuỷ tinh tăng dần mỗi năm bất chấp những tiến bộ trong điều trị. Năm 2002, WHO ước tính mù do đục thể thuỷ tinh là hơn 17 triệu (47,8%) trong tổng số 37 triệu người mù trên toàn tế giới.

    Ở Đông Nam Á mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 50% các loại mù. 50% người trên 60 tuổi bị đục thể thuỷ tinh và đạt đến 100% ở người trên 80 tuổi.

    Theo Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2000, mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 60% các loại mù, trong đó nữ đục thể thuỷ tinh 2 mắt chiếm 68,5%, nam chiếm 59,3%.

    4. Cách xử trí khi có dấu hiệu đục thủy tinh thể

    Khi phát hiện có các dấu hiệu đục thủy tinh thể, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để được khám, chẩn đoán và điều trị. Việc phát hiện chậm trễ, chủ quan các dấu hiệu ban đầu của bệnh là nguyên nhân chính khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hoặc không thể cứu vãn. Mù lòa là biến chứng do thủy tinh thể gây ra tạo thành gánh nặng cho bản thân người bệnh, cho gia đình và xã hội.

    Với những trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho bổ sung một số vitamin như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể. Tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi.

    Nếu bắt buộc thường xuyên ra ngoài nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. Bên cạnh đó cần có một lối sống hợp lý, không hút thuốc lá. Bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, ngũ cốc, trái cây, cá… Hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt.

    Hiện nay phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật Phaco là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tốt nhất.

    Ưu điểm của nó là vết mổ nhỏ, thị lực nhanh chóng được hồi phục, ít xảy ra biến chứng, bệnh nhân có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường. Mặc dù các ca mổ phaco hiện nay chỉ kéo dài khoảng 5 đến 10 phút, nhưng trên thực tế phẫu thuật đục thể thuỷ tinh được xếp vào nhóm đại phẫu, do nó là một phẫu thuật nội nhãn và tác động trực tiếp đến thị lực.

    Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể- Ảnh 3.

    Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới.

    5. Cách chăm sóc bệnh nhân đục thủy tinh thể tại nhà

    Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau khi mổ đục thủy tinh thể. Giữ thuốc nhỏ mắt đúng theo quy định (Phần bảo quản ở tờ hướng dẫn trong lọ thuốc); Trước khi sử dụng, rửa tay thật sạch bằng xà phòng.

    Người bệnh nên tăng cường những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như vitamin A, B, C… có nhiều trong rau củ quả (như cà chua, cà rốt, bơ, các loại hạt, cải xoăn, súp lơ, rau bina…).

    Cần mang thiết bị bảo hộ chuyên dụng theo đặc thù công việc, đeo kính mát khi đi ra ngoài để tránh tác hại của ánh mặt trời và khói bụi.

    Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thức ăn cay nóng…

    6. Đục thủy tinh thể có chữa khỏi không?

    Bệnh đục thủy tinh thể được điều trị bằng phẫu thuật cho kết quả tốt, nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả và đủ điều kiện để mổ.

    Khi bị mắc chứng đục thủy tinh thể và thị lực kém hơn 4/10 bệnh nhân sẽ được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật.

    Ngoài ra, tuổi của bệnh nhân, điều kiện sống, tính chất công việc cũng ảnh hưởng tới quyết định phẫu thuật thủy tinh thể. Như vậy, cùng một mức thị lực nhưng có bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, có bệnh nhân lại chưa chỉ định.

    Bệnh đục thể thuỷ tinh ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt (gây tăng nhãn áp, sa lệch, chấn thương) thì không có yêu cầu phẫu thuật khẩn cấp, người bệnh hoàn toàn chủ động sắp xếp thời gian.

    Bệnh nhân trước khi phẫu thuật thủy tinh thể cần khám sức khỏe tổng quát. Điều này cần thiết cho quyết định mổ, tiên lượng thị lực sau mổ, giảm thiểu hình thành biến chứng.

    Tại mắt chúng ta sẽ tìm những bệnh có liên quan như thoái hoá hoàng điểm người già, bệnh võng mạc tiểu đường, cận thị và glaucoma (cườm nước). Toàn thân chúng ta cần phát hiện các bệnh nội khoa như: Cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng…

    Riêng thể thuỷ tinh đã phẫu thuật rồi thì không thể phát triển lại. Thuật ngữ “đục thể thuỷ tinh tái phát” đã từng tồn tại là để chỉ tình trạng đục bao thể thuỷ tinh.

    Bao này được dùng để cố định thể thuỷ tinh nhân tạo và sau một thời gian bị mất tính trong suốt gây giảm thị lực.

    7. Chi phí khám và điều trị đục thuỷ tinh thể như thế nào?

    Chi phí phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể dao động trong khoảng từ 4 triệu – 63 triệu đồng/một mắt. Bảng giá cũng như chi phí thay thủy tinh thể nhân tạo còn phụ thuộc vào bệnh viện phẫu thuật, phương pháp cũng như loại thủy tinh thể người bệnh chọn lựa.

    Ngoài ra, các chi phí phẫu thuật, loại thủy tinh thể nhân tạo được thay thế, đơn thuốc, trong đó chưa bao gồm các xét nghiệm có liên quan, các đợt tái khám sau phẫu thuật và chi phí điều trị các bệnh lý mắc kèm nếu có.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!