spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    TPHCM: Bé gái 6 tuổi nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu

    spot_img

    Ngày 9/4, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp trẻ nhiễm khuẩn huyết do tác nhân vi khuẩn não mô cầu nhóm B.

    Theo BSCK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, nữ bệnh nhi H.N.K. (6 tuổi, ngụ ở Hòa Thành, Tây Ninh), nhập viện trong ngày bệnh thứ 2.

    Qua khai thác bệnh sử được biết, trẻ bắt đầu có triệu chứng sốt cao, đau nhức khắp người, đau bụng, nổi tử ban từ vùng mặt lan thân mình. Tới ngày thứ 2, bệnh nhi nhập bệnh viện địa phương và được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhi đã được điều trị kháng sinh và chuyển tới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

    Trẻ nhập Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng lừ đừ, môi tái, chi mát, mạch quay bắt nhẹ, huyết áp tụt, bụng mềm, cổ mềm, họng đỏ, xuất huyết dạng chấm, tử ban mặt, ngực, lưng, bụng, tứ chi, rải rác toàn thân.

    Bệnh nhi được chẩn đoán bị sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết tối cấp do não mô cầu. Xét nghiệm bạch cầu tăng cao 30.600/microL, CRP (xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng) là 151 mg/L, Lactat máu (xét nghiệm đo hàm lượng lactate tồn tại trong máu hoặc trong dịch não tủy) là 4.59 mmol/L.

    Trẻ đã được nằm phòng cách ly, điều trị tích cực đặt nội khí quản, thở máy, dịch truyền chống sốc, vận mạch dưới hướng dẫn đo huyết áp xâm lấn và đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, kháng sinh phổ rộng, an thần, điều chỉnh rối loạn điện giải, toan kiềm.

    TPHCM: Bé gái 6 tuổi nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu- Ảnh 1.

    Nữ bệnh nhi được điều trị tích cực thở máy, chống sốc, kháng sinh. Ảnh: BVCC

    Kết quả xét nghiệm cho ra tác nhân là vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis (còn gọi là Meningococcus). Các mẫu thử đã được chuyển đến Viện Pasteur để thực hiện PCR phân tích. Kết quả phân tích xác định được tác nhân gây bệnh là não mô cầu serogroup B. Đây là tuýp huyết thanh ít gặp hơn so với type huyết thanh A, C, Y, W135.

    Sau gần 2 tuần điều trị, trẻ cải thiện dần, tỉnh táo, cai được máy thở, hết sốt.

    Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã thông báo đến Sở Y tế TPHCM, Viện Pasteur TPHCM, cơ quan y tế tỉnh, địa phương nơi trẻ sinh sống để phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra.

    Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyến cáo, phụ huynh nên thường xuyên rửa tay cho mình và trẻ bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Đồng thời, nơi ở cần thông thoáng, đảm bảo vệ sinh. Phụ huynh nên chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tùy theo loại vaccine.

    Đến thời điểm hiện tại, vi khuẩn não mô cầu được phát hiện có 13 chủng nhưng ở Việt Nam nguy hiểm và phổ biến nhất là 5 chủng A, B, C, Y, W135. Do đó, nên tiêm vaccine phòng não mô cầu nhóm A, C, Y, W kết hợp não mô cầu nhóm BC hoặc tiêm vaccine phòng não mô cầu nhóm A, C, Y, W kết hợp não mô cầu nhóm B để bảo vệ trẻ khỏi 5 nhóm huyết thanh nguy hiểm A, B, C, Y, W135 gây bệnh nhiễm khuẩn huyết hay viêm màng não mô cầu.

    Cũng theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, khi phát hiện trẻ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, đồng thời thông báo theo đường dây nóng của y tế địa phương để được điều tra giám sát xử lý kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    TPHCM: Bé gái 6 tuổi nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu

    Ngày 9/4, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và cứu sống thành công một trường hợp trẻ nhiễm khuẩn huyết do tác nhân vi khuẩn não mô cầu nhóm B.

    Theo BSCK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, nữ bệnh nhi H.N.K. (6 tuổi, ngụ ở Hòa Thành, Tây Ninh), nhập viện trong ngày bệnh thứ 2.

    Qua khai thác bệnh sử được biết, trẻ bắt đầu có triệu chứng sốt cao, đau nhức khắp người, đau bụng, nổi tử ban từ vùng mặt lan thân mình. Tới ngày thứ 2, bệnh nhi nhập bệnh viện địa phương và được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhi đã được điều trị kháng sinh và chuyển tới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

    Trẻ nhập Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng lừ đừ, môi tái, chi mát, mạch quay bắt nhẹ, huyết áp tụt, bụng mềm, cổ mềm, họng đỏ, xuất huyết dạng chấm, tử ban mặt, ngực, lưng, bụng, tứ chi, rải rác toàn thân.

    Bệnh nhi được chẩn đoán bị sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết tối cấp do não mô cầu. Xét nghiệm bạch cầu tăng cao 30.600/microL, CRP (xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng) là 151 mg/L, Lactat máu (xét nghiệm đo hàm lượng lactate tồn tại trong máu hoặc trong dịch não tủy) là 4.59 mmol/L.

    Trẻ đã được nằm phòng cách ly, điều trị tích cực đặt nội khí quản, thở máy, dịch truyền chống sốc, vận mạch dưới hướng dẫn đo huyết áp xâm lấn và đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, kháng sinh phổ rộng, an thần, điều chỉnh rối loạn điện giải, toan kiềm.

    TPHCM: Bé gái 6 tuổi nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu- Ảnh 1.

    Nữ bệnh nhi được điều trị tích cực thở máy, chống sốc, kháng sinh. Ảnh: BVCC

    Kết quả xét nghiệm cho ra tác nhân là vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis (còn gọi là Meningococcus). Các mẫu thử đã được chuyển đến Viện Pasteur để thực hiện PCR phân tích. Kết quả phân tích xác định được tác nhân gây bệnh là não mô cầu serogroup B. Đây là tuýp huyết thanh ít gặp hơn so với type huyết thanh A, C, Y, W135.

    Sau gần 2 tuần điều trị, trẻ cải thiện dần, tỉnh táo, cai được máy thở, hết sốt.

    Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã thông báo đến Sở Y tế TPHCM, Viện Pasteur TPHCM, cơ quan y tế tỉnh, địa phương nơi trẻ sinh sống để phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra.

    Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyến cáo, phụ huynh nên thường xuyên rửa tay cho mình và trẻ bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Đồng thời, nơi ở cần thông thoáng, đảm bảo vệ sinh. Phụ huynh nên chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tùy theo loại vaccine.

    Đến thời điểm hiện tại, vi khuẩn não mô cầu được phát hiện có 13 chủng nhưng ở Việt Nam nguy hiểm và phổ biến nhất là 5 chủng A, B, C, Y, W135. Do đó, nên tiêm vaccine phòng não mô cầu nhóm A, C, Y, W kết hợp não mô cầu nhóm BC hoặc tiêm vaccine phòng não mô cầu nhóm A, C, Y, W kết hợp não mô cầu nhóm B để bảo vệ trẻ khỏi 5 nhóm huyết thanh nguy hiểm A, B, C, Y, W135 gây bệnh nhiễm khuẩn huyết hay viêm màng não mô cầu.

    Cũng theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, khi phát hiện trẻ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, đồng thời thông báo theo đường dây nóng của y tế địa phương để được điều tra giám sát xử lý kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!